Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 6 - Mai Hoàng Phước
lượt xem 2
download
Bài giảng Luật tố tụng dân sự - Chương 6: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, cung cấp cho người học những kiến thức như Khái niệm và thuộc tính của chứng cứ; Phân loại chứng cứ; Bảo quản chứng cứ; Khái niệm và ý nghĩa của chứng minh trong tố tụng dân sự; Chủ thể chứng minh và nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 6 - Mai Hoàng Phước
- CHƯ Ơ NG 6. CHỨ NG CỨ VÀ CHỨ NG MINH TRONG TỐ TỤ NG DÂN SỰ
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 1.1. Khái niệm và thuộc tính của chứng cứ 1.1.1 Khái niệm: Điều 93 Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 1.1. Khái niệm và thuộc tính của chứng cứ 1.1.2 Các thuộc tính Tính khách quan: Chứng cứ phải là cái có thật, tồn tại ngoài ý muốn của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. → Tòa án có thể loại bỏ được những cái không có thật, không sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự, bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh hcosng, đúng đắn
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 1.1. Khái niệm và thuộc tính của chứng cứ 1.1.2 Các thuộc tính Tính liên quan: Giữa chứng cứ và vụ việc dân sự có mối quan hệ nhất định. → Tòa án có thể loại bỏ được những cái không có liên quan đến vụ việc dân sự. Từ đó, không phải xác minh làm rõ chúng, đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng và đúng đắn.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 1.1. Khái niệm và thuộc tính của chứng cứ 1.1.2 Các thuộc tính Tính hợp pháp: Chứng cứ phải được rút ra từ những nguồn nhất định do pháp luật quy định; quá trình thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. → Những gì không được thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì không được coi là chứng cứ, không được sử dụng giải quyết vụ việc dân sự.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 1.2. Phân loại chứng cứ Chứng cứ gốc Chứng cứ thuật lại Chứng cứ miệng Chứng cứ viết Chứng cứ khẳng định Chứng cứ phủ định
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 1.3. Nguồn chứng cứ Nguồn chứng cứ: Điều 94 Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây: 1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử. 2. Vật chứng. 3. Lời khai của đương sự. 4. Lời khai của người làm chứng. 5. Kết luận giám định. 6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ. 7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. 8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập. 9. Văn bản công chứng, chứng thực. 10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 1.3. Nguồn chứng cứ Nguyên tắc xác định chứng cứ: ❖ Xác định chứng cứ (Điều 95) ❖ Xác minh, thu thập chứng cứ (Điều 97) ❖ Giao nộp tài liệu chứng cứ (Điều 96)
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 1.4. Bảo quản chứng cứ Bảo quản chứng cứ là giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Chứng cứ có thể do đương sự, Tòa án hoặc người nào đó lưu giữ. Về nguyên tắc, người nào lưu giữ chứng cứ phải có trách nhiệm bảo quản chứng cứ
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1. Chứng cứ trong tốtụng dân sự 1.5. Bảo vệ chứng cứ Bảo vệ chứng cứ là chống lại các hành vi xâm phạm chứng cứ để giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Việc bảo vệ chứng cứ được thực hiện trong trường hợp có hành vi tiêu hủy, xâm phạm đến chứng cứ hoặc có nguy cơ chứng cứ bị tiêu hủy. Khi có yêu cầu của đương sự: ▪ Tòa án ra Quyết định bảo vệ chứng cứ ▪ Tòa án ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự 2.1. Khái niệm và ý nghĩ của chứng minh trong tố tụng dân sự a 2.1.1 Khái niệm: Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động của các chủ thể tố tụng dân sự nhằm làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự. Chứng minh bao gồm: Hoạt động cung cấp, thu thập, đánh giá chứng cứ và hoạt động chỉ ra các căn cứ pháp lý để chứng minh cho yêu cầu của mình là đúng. Chủ thể chứng minh: đương sự và các chủ thể khác.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự 2.1. Khái niệm và ý nghĩ của chứng minh trong tố tụng dân sự a 2.1.2 Ý nghĩa: Giúp Tòa án giải quyết vụ việc một cách công bằng và đúng đắn. Phương tiện để các đương sự làm rõ được yêu cầu của mình, bác bỏ yêu cầu của đương sự khác nhằm thuyết phục Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự 2.2. Chủ thể chứng minh và nghĩ vụ chứng minh trong tố tụng a dân sự Chủ thể chứng minh (Điều 6, Điều 91) ❖ Quyền và nghĩa vụ: Đương sự; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác ❖ Trách nhiệm hỗ trợ: Tòa án ❖ Chủ thể không có nghĩavụ chứng minh.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự 2.3. Đối tượng chứng minh trong vụ việc dân sự Những vấn đề chứng minh: ❖ Nằm trong phạm vi yêu cầu khởi kiện ❖ Tình tiết cần được làm sáng tỏ ❖ Căn cứ pháp lý
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự 2.4. Những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh (Điều 92) a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận; b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật; c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự 2.4. Những tình tiết, sự kiện không cần chứng minh Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh (Điều 92) 2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh. 3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự 2.5. Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự 2.5.1 Cung cấp chứng cứ Hoạt động tố tụng của các chủ thể tố tụng trong việc đưa lại cho Tòa án, Viện kiểm sát các chứng cứ của vụ việc dân sự.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự 2.5. Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự 2.5.2 Thu thập chứng cứ Thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ, tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự.
- CHƯƠNG 6. CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 2. Chứng minh trong tốtụng dân sự 2.5. Các hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự 2.5.2 Thu thập chứng cứ Các biện pháp Tòa án được áp dụng để thu thập chứng cứ: ▪ Lấy lời khai của đương sự ▪ Lấy lời khai của người làm chứng ▪ Đối chất ▪ Xem xét, thẩm định tại chỗ ▪ Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định ▪ Định giá, thẩm định giá tài sản ▪ Ủy thác thu thập chứng cứ ▪ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 1 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
22 p | 180 | 23
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 3 - TS. Trần Phương Thảo
25 p | 89 | 21
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 4 - TS. Trần Phương Thảo
20 p | 76 | 19
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 1 - TS. Trần Phương Thảo
23 p | 137 | 19
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 4 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
20 p | 84 | 17
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 6 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
28 p | 83 | 17
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự - Chương 2: Những quy định chung về giải quyết vụ, việc dân sự
86 p | 61 | 15
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
18 p | 67 | 13
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 2 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
26 p | 90 | 13
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự - Chương 1: Khái quát về luật tố tụng dân sự Việt Nam
11 p | 55 | 10
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 3 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
32 p | 60 | 10
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 8 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
27 p | 55 | 10
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 7 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
27 p | 71 | 8
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 1 - Mai Hoàng Phước
17 p | 7 | 5
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 2 - Mai Hoàng Phước
8 p | 7 | 3
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
22 p | 8 | 2
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
43 p | 11 | 2
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 4 - PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn