Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 6: Đạo đức trong quản trị và trách nhiệm xã hội
lượt xem 3
download
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 6: Đạo đức trong quản trị và trách nhiệm xã hội cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm đạo đức quản trị; Nan đề đạo đức; Các cách tiếp cận đạo đức (duy lợi, chủ nghĩa cá nhân, công lý, quyền đạo đức); Ba cấp độ phát triển đạo đức cá nhân; Vai trò của đạo đức kinh doanh;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 6: Đạo đức trong quản trị và trách nhiệm xã hội
- LÝ THUYẾT TỔ CHỨC VÀ QUẢN TRỊ BÀI 6: Đạo đức trong quản trị và trách nhiệm xã hội © 2007 Thomson South-Western
- NỘI DUNG BÀI GIẢNG ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN TRỊ • Khái niệm đạo đức quản trị • Nan đề đạo đức • Các cách tiếp cận đạo đức (duy lợi, chủ nghĩa cá nhân, công lý, quyền đạo đức) • Ba cấp độ phát triển đạo đức cá nhân • Vai trò của đạo đức kinh doanh TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP • Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp • Các nội dung và lợi ích từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội • Mô hình đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp • Đáy của Kim tự tháp • Bộ quy tắc ứng xử © 2007 Thomson South-Western
- ĐẠO ĐỨC TRONG QUẢN TRỊ © 2007 Thomson South-Western
- BA PHẠM VI HÀNH ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI © 2007 Thomson South-Western
- KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC QUẢN TRỊ • Nói đến Phải-Trái-Đúng-Sai của một cá nhân hoặc tổ chức là nói đến đạo đức. Đạo đức là một bộ môn của triết học. • Rất khó để định nghĩa đạo đức một cách chính xác. Theo nghĩa rộng, đạo đức là chuẩn các nguyên tắc luân lý và giá trị điều chỉnh các hành vi của cá nhân hoặc nhóm người để trả lời câu hỏi cái gì là đúng là sai. Vấn đề đạo đức xuất hiện khi mà cá nhân hay tổ chức gây hại hay làm lợi cho người khác, nhưng đôi khi cũng hết sức phức tạp. © 2007 Thomson South-Western
- KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC QUẢN TRỊ • Quan niệm của mỗi cá nhân trong xã hội lại hết sức khác nhau trước mỗi tình huống xảy ra. Các nhà quản trị thường xuyên phải đối mặt với sự khó khăn khi quyết định cái gì đúng, cái gì sai. Ngoài ra, họ bị giằng xé giữa lương tâm và nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của cấp trên. • Ví dụ 1: nhiều khi tuyển dụng nhân viên: nhà quản trị bị giằng xé bởi cấp trên muốn đưa con ông cháu cha yếu kém vào trong khi có nhiều ứng viên giỏi hơn rất nhiều. • Ví dụ 2: Vụ Cao Toàn Mỹ và Trương Hồ Phương Nga. © 2007 Thomson South-Western
- KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC QUẢN TRỊ • Các lãnh đạo Enron chẳng hạn, không vi phạm luật nào khi khuyến khích nhân viên mua nhiều cổ phiếu công ty ngay cả khi họ biết rằng Enron đang gặp khó khăn tài chính và giá cổ phiếu sẽ giảm. Tuy nhiên, điều đó vi phạm nghĩa vụ đạo đức của lãnh đạo đối với nhân viên. • Các lãnh đạo đó hành động dựa trên lợi ích của họ chứ không phải trên lợi ích của nhân viên và cổ đông. © 2007 Thomson South-Western
- NAN ĐỀ ĐẠO ĐỨC • Nan đề đạo đức xảy ra khi mọi sự lựa chọn đều bất lợi bởi hậu quả tiêu cực về đạo đức, khiến cho rất khó để phân biệt giữa đúng và sai. • Ví dụ điển hình: ba người trên chiếc thuyền đắm, một người đàn ông cùng với mẹ và vợ ông ta, nhưng chỉ có người đàn ông biết bơi. Ông này chỉ có thể cứu 1 người, mẹ hoặc vợ. Ông ta nên chọn ai. © 2007 Thomson South-Western
- NAN ĐỀ ĐẠO ĐỨC Một xe chở hàng mất phanh đang lao xuống dốc hướng về phía 5 người và có thể giết chết họ. Bạn là người lái xe và có thể bẻ lái để xe lao sang phải, nơi chỉ có 1 người. Bạn có bẻ lái hay không?? Bây giờ, cũng là 1 chiếc xe chở hàng mất lái đang lao xuống dốc hướng về phía 5 người và có thể giết chết họ. Bạn đang đứng ở trên cầu vượt với 1 người rất béo, béo đến mức nếu đẩy ông ta xuống thì có thể chặn được chiếc xe. Nhưng như vậy ông ta sẽ chết. Bạn có đẩy ông ta xuống không? © 2007 Thomson South-Western
- NAN ĐỀ ĐẠO ĐỨC Theo điều tra của tạp chí Time: 97% độc giả nói rằng họ sẽ bẻ lái sang phải để 1 người chết thay vì 5 người. Tuy nhiên chỉ có 42% nói rằng họ sẽ đẩy ông béo xuống để cứu 5 người kia. © 2007 Thomson South-Western
- NAN ĐỀ ĐẠO ĐỨC • Công ty của bạn cần sàng lọc danh sách khủng bố cho mọi khách hàng mới, thông thường mất 24h kể từ khi đặt hàng. Trong khi ấy, bạn cần hoàn thành thương vụ sinh lời với một khách hàng tiềm năng lâu dài nếu đồng ý gửi hàng qua đêm, có nghĩa là chưa kịp sàng lọc xong và cung cấp danh sách khủng bố cho khách hàng đó. Bạn nên quyết định thế nào? © 2007 Thomson South-Western
- NAN ĐỀ ĐẠO ĐỨC • Là giám đốc bán hàng cho một công ty dược phẩm lớn, bạn được yêu cầu quảng cáo cho một dược phẩm mới có giá trị 2500$/hộp. Bạn đọc báo cáo và biết rằng dược phẩm này chỉ hiệu quả hơn loại 625$/hộp khoảng 1%. Phó chủ tịch công ty thúc giục bạn quảng cáo loại thuốc giá cao này. Ông ta nhắc bạn nhiều cuộc đời có thể được cứu sống nhờ loại dược phẩm này. Bạn có tuân lời ông ta không? © 2007 Thomson South-Western
- CÁC CÁCH TIẾP CẬN ĐẠO ĐỨC © 2007 Thomson South-Western
- CÁC CÁCH TIẾP CẬN ĐẠO ĐỨC • Hầu hết các nan đề đạo đức đều liên quan đến sự xung đột giữa nhu cầu (một phần hoặc toàn phần) của một cá nhân đối với tổ chức hoặc của một tổ chức đối với xã hội. • Ví dụ, doanh nghiệp có nên theo dõi những hành vi ngoài giờ làm việc của các cấp lãnh đạo hay không, bởi điều này có lợi cho doanh nghiệp nhưng lại làm giảm tự do cá nhân của họ? Hoặc có nên xuất khẩu các sản phẩm không đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm của Hoa kỳ sang các nước có chuẩn thấp hơn? © 2007 Thomson South-Western
- BỐN CÁCH TIẾP CẬN ĐẠO ĐỨC LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ QUẢN TRỊ 1. Cách tiếp cận duy lợi. 2. Cách tiếp cận chủ nghĩa cá nhân. 3. Cách tiếp cận quyền đạo đức. 4. Cách tiếp cận công lý. © 2007 Thomson South-Western
- CÁCH TIẾP CẬN DUY LỢI • Cách tiếp cận duy lợi đề xuất bởi các triết gia Jeremy Bentham và John Stuart Mill, nói rằng một hành vi là đạo đức nếu sinh ra điều tốt lớn nhất cho nhiều người nhất. Như vậy, với nan đề xe chở hàng nói trên, cách tiếp cận duy lợi sẽ đẩy 1 người tới chỗ chết để cứu 5 người. Nghĩa là bạn có thể đẩy ông béo đứng cạnh mình trên cầu vượt xuống để cứu 5 người kia. © 2007 Thomson South-Western
- CÁCH TIẾP CẬN DUY LỢI • Cách tiếp cận duy lợi được coi là cơ sở cho xu hướng gần đây của các công ty trong việc giám sát việc sử dụng Internet của nhân viên và thói quen tiêu thụ rượu và thuốc lá của cảnh sát, bởi các hành vi đó ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức. © 2007 Thomson South-Western
- CÁCH TIẾP CẬN DUY LỢI Ví dụ 1 về cách tiếp cận duy lợi: • Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ đánh giá mạng sống của người già 70 tuổi trở lên chỉ có 2.3 triệu USD. Trong khi của người trẻ là 3.7 triệu USD. (Cứu mạng sống người già lãng phí hơn người trẻ do người trẻ sống dài hơn, hưởng nhiều hạnh phúc hơn). © 2007 Thomson South-Western
- CÁCH TIẾP CẬN DUY LỢI • Những người chỉ trích thuyết vị lợi cho rằng việc dùng tiền định giá mạng sống con người là sai trái về mặt đạo đức. • Những người ủng hộ thuyết duy lợi cho rằng mạng sống con người có giá, cho dù chúng ta có thừa nhận hay không. Ví dụ, việc sử dụng ô tô chắc chắn làm nhiều người chết - hơn bốn mươi ngàn người chết mỗi năm tại Hoa Kỳ. Nhưng điều đó không làm xã hội chúng ta từ bỏ ô tô. © 2007 Thomson South-Western
- CÁCH TIẾP CẬN DUY LỢI Ví dụ 2 về cách tiếp cận duy lợi: Trong những năm 1930, nhà tâm lý học xã hội Edward Thorndike cố gắng chứng minh giả định của thuyết vị lợi: có thể quy đổi tất cả những điều mình thích và không thích - có vô số điều như vậy - vào một thang giá trị chung. © 2007 Thomson South-Western
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lý thuyết quản trị hiện đại: Chương 7 (tt) - TS. Nguyễn Ngọc Thắng
20 p | 108 | 14
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Chương 5, 6 - ĐH Thương mại
10 p | 89 | 14
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Bài 4 - ThS. Nguyễn Thanh Hương
57 p | 18 | 9
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 1: Lý thuyết cổ điển và tân cổ về tổ chức
65 p | 56 | 6
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 3: Lý thuyết về văn hóa tổ chức và thay đổi
84 p | 40 | 6
-
Bài giảng Hành vi tổ chức: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thanh Hương
35 p | 21 | 6
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 11: Hành vi tổ chức và lãnh đạo
105 p | 44 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 7: Quản trị các doanh nghiệp mới khởi nghiệp
86 p | 25 | 4
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 9: Tổ chức
101 p | 37 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 10: Quản trị nguồn nhân lực và đa dạng khác biệt
132 p | 36 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 5: Môi trường quản trị
98 p | 25 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 12: Tạo động lực cho người lao động
98 p | 38 | 3
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 14: Kiểm soát
144 p | 24 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 13: Quản trị giao tiếp và dẫn dắt nhóm
117 p | 31 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 2: Lý thuyết về hành vi và kinh tế tổ chức
62 p | 38 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 8: Hoạch định
105 p | 28 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết tổ chức và quản trị - Bài 4: Bản chất của quản trị
72 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn