D. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của văn hóa tiêu dùng?
A. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
B. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
C. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
D. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
PHẦN II. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn
đúng hoặc sai (3,0 điểm)
Câu 1. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề ra định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn 2021-
2030: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh
mẽ những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, chú trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng
trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến công và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới”.
Thực hiện phương châm: “Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỉ luật, kỉ cương, ý thức trách
nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công
nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế”.
a) Xu hướng tuyển dụng gắn liền với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng ta.
b) Đổi mới giáo dục và đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
c) Theo định hướng trên, các nhà tuyển dụng sẽ gia tăng tuyển dụng lao động giản đơn.
d) Lao động hài hòa cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ sẽ được các nhà tuyển dụng săn đón.
Câu 2. Khởi nghiệp từ một sinh viên tốt nghiệp ngành đại học chế tạo ô tô, ban đầu ông Đ làm việc
cho một nhà máy sửa chữa ô tô. Sau 5 năm làm quen với công việc, chịu khó học hỏi, ông quyết
định thành lập cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy, sau này phát triển thành công ty chuyên lắp ráp và kinh
doanh ô tô. Để công ty hoạt động có hiệu quả, ông luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra
chiến lược kinh doanh; tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, xây
dựng hệ thống quản lý nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các
đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hóa công ty.
a) Sinh viên ngành chế tạo ô tô là lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh của ông Đ.
b) Nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh thể hiện năng lực chuyên môn của ông Đ.
c) Năng lực quản lí được thể hiện khi ông Đ tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các đối
tác.
d) Tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng quản trị doanh nghiệp thể hiện năng lực học
hỏi, tích lũy kiến thức của ông Đ.
Câu 3. Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực đến
sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy công ty sản xuất xi măng X luôn xác định phát
triển kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao
động và dân địa phương. Công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỷ đồng để lắp đặt
hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Những hành động thiết
thực đó giúp công ty không những thành công trong sản xuất kinh doanh, mà còn được chính quyền
và nhân dân địa phương đánh giá là đơn vị đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường, góp phần giúp
công ty phát triển bền vững, an toàn và ổn định.
a) Việc làm của công ty X thực hiện tốt đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động giúp nhân viên gắn bó với công ty X.
c) Công ty phát triển bền vững và ổn định là kết quả quả việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
d) Các nhân viên trong công ty X không cần phải thực hiện đạo đức kinh doanh.
PHẦN TỰ LUẬN: