1<br />
TRƢỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BỘ MÔN NÔNG LÂM NGƢ<br />
<br />
Bài giảng<br />
<br />
MÔI TRƢỜNG ĐẠI CƢƠNG<br />
(Dành cho các lớp Cao đẳng môi trường)<br />
<br />
GV: ThS Phan Ý Nhi<br />
<br />
Quảng Ngãi, 5/2015<br />
2<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 3<br />
3 ..CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG<br />
<br />
4<br />
<br />
1.1. Khái niệm môi trƣờng .............................................................................................. 4<br />
1.2. Các thành phần của môi trƣờng ................................................................................ 4<br />
1.3. Ô nhiễm môi trƣờng và bảo vệ môi trƣờng .............................................................. 12<br />
1.4. Tác động của con ngƣời đến môi trƣờng ................................................................... 15<br />
1.5. Phát triển và phát triển bền vững ............................................................................... 19<br />
CHƢƠNG 2. MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ................................................................... 26<br />
2.1. Các yếu tố chính trong môi trƣờng không khí........................................................... 26<br />
2.2. Ô nhiễm môi trƣờng không khí ................................................................................. 32<br />
2.3. Tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn ................................................................................... 49<br />
Chƣơng III. MÔI TRƢỜNG NƢỚC ............................................................................... 56<br />
3.1.Khát quát về môi trƣờng nƣớc ................................................................................... 56<br />
3.2. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ......................................................................................... 64<br />
3.3. Bảo vệ tài nguyên nước ........................................................................................... 86<br />
CHƯƠNG IV. MÔI TRƯỜNG ĐẤT ................................................................................... 94<br />
4.1. Khái quát về môi trƣờng đất ...................................................................................... 94<br />
4.2. Ô nhiễm và thoái hóa đất .......................................................................................... 98<br />
4.3. Bảo vệ môi trƣờng đất ............................................................................................. 102<br />
<br />
2<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
Chúng tôi biên soạn bài giảng với mong muốn trang bị cho sinh viên hệ cao đẳng<br />
những kiến thức cô dọng nhất về môi trường, các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong môi<br />
trường; các khái niệm, vai trò, thực trạng của môi trường nước, môi trường không khí,<br />
môi trường đất; kiến thức về ô nhiễm, nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm, biện pháp kiểm<br />
soát và xử lý ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất.<br />
Để từ đó, sinh viên có thể tự học, tự trang bị cho mình đủ kiến thức có thể tiến<br />
hành phân tích, đánh giá và nhận định các vấn đề về môi trường và xây dựng cho mình ý<br />
thức nghiêm túc trong thực hiện bảo vệ môi trường, có thái độ phê phán đối với các hành<br />
vi xâm phạm môi trường, tài nguyên trong xã hội, tôn trọng và sống có trách nhiệm cao<br />
đối với cộng đồng xung quanh.<br />
Tác giả<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG<br />
<br />
1.1. Khái niệm môi trƣờng<br />
Theo nghĩa rộng nhất thì môi trƣờng là tập hợp các điều kiện và hiện tƣợng bên ngoài có<br />
ảnh hƣởng tới mộy vật thể hoặc một sự kiện. Bất cứ vật thể, sự kiện nào cũng tồn tại và<br />
diễn biến rong môi trƣờng nhƣ môi trƣờng vật lí, môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh<br />
tế… Nhƣ vậy, môi trƣờng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh<br />
sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc, ánh sáng,<br />
cảnh quan, quan hệ xã hội...<br />
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam năm 2006: Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự<br />
nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự<br />
tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật.<br />
Môi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới một đối tượng nào đó.<br />
Đây có thể xem là khái niệm khái quát nhất về môi trƣờng.<br />
1.2. Các thành phần của môi trƣờng<br />
1.2.1. Thạch quyển<br />
1.2.1.1. Khái niệm<br />
Thạch quyển là lớp ngoài của cấu tạo trái đất. Lớp thạch quyển mỏng và cứng, có cấu tạo<br />
hình thái rất phức tạp, có thành phần không đồng nhất, có độ dày thay đổi theo vị trí địa<br />
lý. Vỏ Trái đất đƣợc chia làm 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dƣơng.<br />
+ Vỏ đại dƣơng có thành phần chủ yếu là các đá giàu CaO, FeO, MgO, SiO2 trải<br />
dài trên tất cả các đáy của các đại dƣơng với chiều dày trung bình 8 km.<br />
+ Vỏ lục địa gồm 2 lớp vật liệu chính là đá bazan dày 10-20km ở dƣới và các loại<br />
đá khác nhƣ granit, sienit giàu SiO2, Al2O3 và đá trầm tích ở bên trên. Vỏ lục địa thƣờng<br />
rất dày, trung bình 40km, có nơi 60-70km nhƣ dãy núi Hymalaya. Ở vùng thềm lục địa,<br />
nơi tiếp xúc giữa đại dƣơng và lục địa, lớp vỏ lục địa giảm còn 15-20km.<br />
Trong thạch quyển, các nguyên tố hóa học nhƣ O. Si, Al, Fe, Mg, Ca, Na, K chiếm đến<br />
99% trọng lƣợng thạch quyển.<br />
4<br />
<br />
Cấu trúc bên trong của trái đất đƣợc trình bày ở hình sau:<br />
Độ sâu (Km)<br />
<br />
3500<br />
<br />
Hình 1.1: Cấu tạo bên trong của trái đất<br />
<br />
1.2.1.2. Tai biến địa chất, xói mòn, trượt lở đất đá<br />
Tai biến địa chất, xói mòn, trƣợt lở đất đá là các hiện tƣợng tự nhiên tham gia vào quá<br />
trình biến đổi địa hình bề mặt thạch quyển.<br />
Tai biến địa chất là một dạng tai biến môi trƣờng phát sinh trong thạch quyển và thƣờng<br />
liên quan tới các quá trình địa chất xảy ra trong lòng trái đất. Các dạng chủ yếu gồm: núi<br />
lửa, động đất, nứt đất, lún đất.<br />
Tại các nơi vỏ địa chất có kết cấu yếu, dòng nhiệt xuất phát từ mantia dƣới dạng đất đá<br />
nóng chảy hoặc khói và hơi nƣớc phun trào tạo thành núi lửa. Trên trái đất có 2 đai núi<br />
lửa: đai núi lửa Địa Trung hải và đai núi lửa Thái Bình dƣơng. Khi sự phun trào dung<br />
nham hoặc sự dịch chuyển các khối đất đá trong vỏ trái đất diễn ra một cách đột ngột gây<br />
nên hiện tƣợng động đất làm phá hoại bề mặt và các công trình xây dựng trên bề mặt<br />
thạch quyển. Kèm theo các hiện tƣợng trên là sự xuất hiện các vết nứt, khe nứt trên bề<br />
mặt thạch quyển.<br />
Hoạt động của nƣớc và gió gây sự xói mòn. Xói mòn do mƣa là dạng xói mòn phổ biến<br />
nhất thƣờng xảy ra ở vùng núi và trung du. Xói mòn do gió thƣờng gặp ở những nơi<br />
thƣờng xuyên gió có tốc độ lớn, trong các vùng lớp phủ thực vật kém phát triển.<br />
5<br />
<br />