Bài giảng Nền móng công trình xây dựng - Chương 6: Xây dựng công trình trên nền đất yếu
lượt xem 7
download
Bài giảng Nền móng công trình xây dựng - Chương 6: Xây dựng công trình trên nền đất yếu. Chương này cung cấp cho học viên những nội dung về: khái niệm; các biện pháp về kết cấu công trình; các biện pháp về móng; các biện pháp xử lý, gia cố nền; các biện pháp thi công để xử lý nền;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nền móng công trình xây dựng - Chương 6: Xây dựng công trình trên nền đất yếu
- CONSTRUCTION ON SOFTSOILS XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN NỀN ĐẤT YẾU VIỆN KỸ THUẬT Instructor: Nguyễn Tương Lai CÔNG TRÌNH ĐẶC BIỆT Course: Nền móng CTXD
- 4.1. Concept/Khái niệm Nền đất yếu: là nền đất không đủ sức chịu tải hoặc bị biến dạng quá lớn. Đặc điểm của nền đất yếu: Sức chịu tải bé ( 0,5÷1kG/cm2); Khả năng chống cắt nhỏ ( , c bé); Độ sệt lớn ( B > 1); đất bão hòa nước (G > 0,8); Mô đun biến dạng bé (E< 50kG/cm2); Hệ số rỗng lớn (e > 1,0); Đất có tính nén lún lớn (a> 0,1 cm2/kG); Khả năng thấm cao; Đất có chứa nhiều tạp chất hữu cơ. Một số loại đất yếu thường gặp: Đất dính no nước: sét, á sét bão hòa nước, trạng thái dẻo mềm đến nhão; Bùn, than bùn. Cát mịn xốp rời; Nếu no nước dễ bị hóa lỏng khi chịu tải động. Đất bazan: xốp rỗng, dễ bị lún sập.
- 4.1. Concept/Khái niệm Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng công trình trên nền đất yếu: Đặc điểm công trình: liên quan đến tải trọng tác dụng lên nền, ảnh hưởng của biến dạng của nền đến công trình,… Đặc điểm của nền đất: cấu trúc địa chất, lịch sử chất tải Các biện pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu: Các biện pháp về kết cấu công trình: làm cho công trình thích nghi với điều kiện làm việc của nền (giảm tải trọng, tăng độ bền của kết cấu); Các biện pháp về kết cấu móng: lựa chọn giải pháp móng phù hợp để phân bố hợp lý tải trọng xuống nền và chống được ảnh hưởng do biến dạng không đều của nền; Các biện pháp xử lý, gia cố nền: tăng khả năng chịu lực, giảm mức độ biến dạng khi xây dựng công trình; Các biện pháp thi công để xử lý nền: điều chỉnh tốc độ thi công để cải thiện tính chất của nền;
- 4.2. Các biện pháp về kết cấu công trình Áp dụng các biện pháp về kết cấu công trình nhằm mục đích giảm tải trọng xuống móng và tăng khả năng chịu lực của kết cấu công trình. Các biện pháp thường dùng: Sử dụng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ giảm tải trọng xuống móng Làm tăng độ mềm của công trình để giảm nội lực phụ thêm do lún không đều của nền (sử dụng kết cấu tĩnh định, phân tách các bộ phận có độ cứng khác biệt bằng khe lún); Tăng cường độ cho kết cấu công trình: gia cường cục bộ, sử dụng vật liệu cường độ cao. Chú ý về cấu tạo khe lún: Phân chia công trình thành các khối độc lập từ móng đến mái; Chiều rộng khe lún tối thiểu 5cm và theo tính toán về độ nghiêng; Khi tính biến dạng của các khối phải xét ảnh hưởng của móng lân cận
- 4.2. Các biện pháp về kết cấu công trình Sử dụng vật liệu nhẹ và kết cấu nhẹ: xây tường gạch ống, sử dụng kết cấu sàn bóng, sử dụng kết cấu liên hợp thép-bê tông, kết cấu dàn thép, kết cấu mái treo,… Làm tăng độ mềm của công trình: bố trí khe lún phù hợp để giảm ảnh hưởng lún lệch, sử dụng kết cấu tĩnh định ngoài,… Tăng cường độ cho kết cấu công trình: sử dụng vật liệu cường độ cao, gia cường cục bộ (vật liệu FRP).
- 4.3. Các biện pháp về móng Các biện pháp về móng: nhằm điều chỉnh áp lực đáy móng xuống nền, sức chịu tải của nền, độ lún của nền và độ cứng của móng cho phù hợp. Thay đổi độ sâu đặt móng; Thay đổi kích thước đáy móng; Thay đổi giải pháp móng phù hợp;
- 4.3. Các biện pháp về móng Các biện pháp về móng: nhằm điều chỉnh áp lực đáy móng xuống nền, sức chịu tải của nền, độ lún của nền và độ cứng của móng cho phù hợp.
- LỰA CHỌN GIẢI PHÁP MÓNG Tải trọng lớn Tải trọng trung bình hoặc lệch tâm lớn phân bố trên diện rộng Tải trọng nhỏ Tầng hầm Nền Nền đất tốt đất yếu hoặc trung bình Nền đá
- LỰA CHỌN GIẢI PHÁP MÓNG Tải trọng rất lớn Tải trọng trung bình phân bố trên diện hẹp phân bố trên diện rộng Tải trọng nhỏ Sét dẻo đến mềm Cát chặt Đá cứng
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số mô đun biến dạng, tăng cường độ chống cắt của đất,… Các biện pháp gia cố nền thường dùng cho công trình dân dụng và công nghiệp: Thay đất dưới đáy móng bằng lớp đệm cát. Làm chặt đất bằng đầm nén trước: đầm rung, đầm sâu Gia cố nền bằng trụ vật liệu rời: cọc cát, cọc đất xi măng, cọc đất vôi Gia tải nén trước bằng khối đắp, khối đắp kết hợp hút chân không, bấc thấm Gia cố bằng cọc cứng Lựa chọn giải pháp phù hợp: tùy thuộc vào quy mô gia cố, khả năng TTB công nghệ, giá thành,… để đảm bảo hiệu quả
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền 4.4.1. Thay thế nền đất yếu dưới móng (phương pháp đệm cát): Nguyên lý: Thay thế 1 phần hoặc toàn bộ lớp dất yếu bên trên bằng các lớp đất có tính chất phù hợp và đầm lu chặt (cát trung, thô, cuội sỏi hay dất cấp phối được đầm lu từng lớp → đệm là lớp đất tốt Công dụng: Giảm lún Tăng khả năng chịu tải Tăng khả năng cố kết của nền Phạm vi áp dụng: Công trình có tải trọng nhỏ Công trình xây dựng đường Chiều sâu gia cố nhỏ (
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền 4.4.1. Thay thế nền đất yếu dưới móng (phương pháp đệm cát): Trình tự tính toán: Chọn vật liệu đất thay thế: cát hạt trung chặt vừa, đắp từng lớp 30cm; đặc trưng vật liệu qc=80001200 kPa, e=0,60,7, =30-45o. Chọn hm và kích thước đáy móng axb Chọn hđ, tính kích thước ađxbđ Tính phân bố ứng suất dưới móng Tính sức chịu tải của nền tại bề mặt lớp đệm Rđ và mặt lớp đất yếu Rđy Kiểm tra sức chịu tải của nền ,đ đ ,đ đ ,đ đ ,đ đ Tiếp tục tính toán như móng nông trên nền thiên nhiên
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền 4.4.1. Thay thế nền đất yếu dưới móng (phương pháp đệm cát): Trình tự tính toán: Chọn chiều dày đệm cát theo kinh nghiệm: đ tra toán đồ. Với đ đ Tính kích thước đáy đệm cát: đ đ đ đ Thi công đệm cát: Đắp từng lớp 20-30cm và đầm bằng máy đầm rung hoặc đầm lăn tùy theo kích thước hố móng; Nếu có nước trong hố móng phải bơm nước Độ ẩm đầm lèn tốt nhất Với cát hạt trung, 15-17%
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền 4.4.2. Gia cố nền bằng trụ vật liệu rời (cọc cát): Nguyên lý: Lèn chặt lớp đất xốp bên trên bằng ống kín (đường kính d) với lực rung lắc, tạo thành những hố rỗng trong đất yếu rồi nhồi cát, sỏi, đá dăm vào hố, đồng thời đầm hay rung. Công dụng: Giảm lún (tăng e, E) Tăng khả năng chịu tải Tăng khả năng cố kết của nền Phạm vi áp dụng: Công trình có tải trọng không lớn Công trình xây dựng đường Mực nước ngầm cao, đất yếu không nhạy cảm với tải trọng động (sét bão hòa, bùn, á sét,…)
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền 4.4.2. Gia cố nền bằng trụ vật liệu rời (cọc cát): Trình tự tính toán: Chọn vật liệu cọc: cát hạt trung chặt vừa; đặc trưng vật liệu, 0,650,75 hay tính theo nền . Chọn chiều dài cọc hc 2b với móng đơn và hc 4b với móng bè Chọn diện tích gia cố rộng hơn 0,2b về các phía của móng Tính số lượng cọc cát: Tính khoảng cách các cọc Đặc trưng của nền cọc xác định bằng TN hoặc theo kinh nghiệm của Thái Lan: sức chịu tải ; biến dạng
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền 4.4.2. Gia cố nền bằng trụ vật liệu rời (cọc cát): Thi công: 1. Định vị ống vách vào vị trí thi công cọc cát; 2. Hạ ống vách vào nền bằng búa rung; 3. Đổ cát vào trong lòng ống vách khi đã hạ đến độ sâu thiết kế; 4. Khi rút ống vách lên từng đoạn, tiến hành bơm khí nén để đẩy cát ra khỏi ống vách; 5. Đầm cọc cát bằng cách rung hạ ống vách xuống phần cát đã đổ ra dưới mũi ống vách 6. Lặp lại các bước 4 và 5 liên tiếp để đổ và đầm cọc cát vào nền
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền 4.4.3. Gia cố nền bằng phương pháp trộn sâu (cọc đất xi măng): Nguyên lý: Sử dụng dung dịch chất kết dính (xi măng, vôi) bơm vào nền và trộn với đất tự nhiên, sau khi thủy hóa sẽ liên kết các hạt đất thành các trụ hoặc khối, cải tạo nền đất yếu. Công dụng: Giảm lún (tăng e, E), ngăn thấm Tăng khả năng chịu tải Tăng khả năng cố kết của nền Phạm vi áp dụng: Công trình dân dụng, công nghiệp Công trình xây dựng đường Hố đào, nền các công trình thủy,…
- 4.4. Các biện pháp xử lý, gia cố nền 4.4.3. Gia cố nền bằng phương pháp trộn sâu (cọc đất xi măng):
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng nền và móng (Chương 4)
17 p | 930 | 582
-
Bài giảng nền và móng (Chương 1)
12 p | 960 | 574
-
Bài giảng Cơ học đất: Chương 5 - ThS. Phạm Sơn Tùng
19 p | 581 | 111
-
Bài giảng Cơ học đất: Chương 4 - ThS. Phạm Sơn Tùng
19 p | 423 | 94
-
Bài giảng Nền móng: Chương 3 - PGS.TS Nguyễn Hồng Nam
13 p | 267 | 67
-
Bài giảng Nền móng: Chương 1 - PGS.TS Nguyễn Hồng Nam
13 p | 418 | 57
-
Bài giảng Nền móng: Chương 4 - Nguyễn Thanh Sơn (tt)
14 p | 202 | 33
-
Bài giảng Nền móng công trình xây dựng - Chương 4: Móng sâu
87 p | 28 | 10
-
Bài giảng Nền móng công trình xây dựng - Chương 2: Móng nông
42 p | 24 | 10
-
Bài giảng Nền móng công trình xây dựng - Chương 5: Thi công cọc và công tác hố móng
44 p | 19 | 7
-
Bài giảng Nền móng công trình xây dựng - Chương 7: Móng máy chịu tải trọng động
26 p | 24 | 6
-
Bài giảng Nền móng công trình xây dựng - Chương 1: Kỹ thuật nền tảng
24 p | 29 | 6
-
Bài giảng Nền móng công trình xây dựng - Chương 3: Mô hình hóa môi trường đất
40 p | 22 | 6
-
Bài giảng Nền móng: Chương 3 - Nguyễn Hữu Thái
17 p | 78 | 5
-
Bài giảng Nền móng: Chương 1 - Nguyễn Hữu Thái
14 p | 85 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý thiết kế cấu tạo kiến trúc: Chương 1 - ThS.KTS. Dương Trọng Bình
60 p | 9 | 3
-
Bài giảng Địa kỹ thuật: Chương 8 - TS. Phạm Quang Tú
9 p | 33 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn