intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 3 - ThS. Hoàng Thùy Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Nguyên lý kế toán: Chương 3 - Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Một số đối tượng chủ yếu cần tính giá; Các nguyên tắc kế toán có liên quan; Yêu cầu và nguyên tắc tính giá; Phương pháp tính giá hàng tồn kho; Tính giá Tài sản cố định. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 3 - ThS. Hoàng Thùy Dương

  1. CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN Một số đối tượng chủ yếu cần tính giá: • Tính giá hàng tồn kho • Tính giá tài sản cố định • Tính giá thành phẩm, dịch vụ • Lập dự phòng giảm giá cho các đối tượng kế toán: Hàng tồn kho, chứng khoán, nợ phải thu khó đòi. Các nguyên tắc kế toán có liên quan: Nguyên tắc giá gốc, hoạt động liên tục, thận trọng và nhất quán. 35
  2. Yêu cầu và nguyên tắc tính giá  Yêu cầu: • Tính giá phải đảm bảo tính chính xác • Tính giá phải đảm bảo tính thống nhất Nguyên tắc: • Phải xác định đối tượng tính giá phù hợp • Phải phân loại chi phí hợp lý • Phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp 36
  3. + Phải phân loại chi phí hợp lý Theo lĩnh vực, chi phí có thể chia làm 4 loại bao gồm : chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. • Chi phí thu mua • Chi phí sản xuất • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp • Chi phí nhân công trực tiếp • Chi phí sản xuất chung • Chi phí bán hàng • Chi phí quản lý doanh nghiệp 37
  4. + Phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp: Công thức phân bổ chi phí như sau : Tổng chi phí cần Mức chi phí phân bổ phân bổ cho Tiêu thức của từng đối = x từng đối tượng Tổng tiêu thức tượng phân bổ 38
  5. 3.2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho Hàng tồn kho bao gồm: • Hàng mua đang đi đường • Nguyên liệu, vật liệu • Công cụ, dụng cụ • Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang • Thành phẩm • Hàng hoá • Hàng gửi đi bán • Hàng hoá kho bảo thuế • Hàng hoá bất động sản 39
  6. 3.2.1. Tính giá nhập hàng tồn kho (Giá nhập kho) a, Đối với hàng tồn kho mua vào Tính giá nhập kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá mua về nhập kho B1: Xác định giá trị mua vào bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn, trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua, cộng (+) các khoản thuế không được khấu trừ như: thuế nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt. B2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua, như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi, hao hụt trong định mức cho phép. B3: Tổng hợp giá nhập kho bao gồm giá mua và chi phí thu mua. 40
  7. Giá Giá mua Chi Giảm nhập (bao phí giá, kho gồm các thu chiết thực khoản mua khấu tế thuế thươn hàng không g mại tồn được kho khấu trừ) 41
  8. Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp mua hàng về nhập kho phải trả thuế GTGT (VAT) thì hạch toán theo 1 trong 2 trường hợp sau: • Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT được tính vào giá nhập kho của hàng mua về • Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT không được tính vào giá nhập kho của hàng hoá mua về Nếu giá mua đã bao gồm cả thuế GTGT thì tách thuế ra như sau: Ví dụ: Giá có thuế GTGT 10%: 110.000đ Giá chưa thuế = 110.000/1,1 = 100.000đ 42
  9. b, Đối với hàng tồn kho tự sản xuất ra Hàng tồn kho tự sản xuất, chế biến được gọi là sản phẩm hay thành phẩm Giá nhập kho của sản phẩm, dịch vụ/thành phẩm (giá thành) là tổng chi phí sản xuất sản phẩm, bao gồm: • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp • Chi phí nhân công trực tiếp • Chi phí sản xuất chung 43
  10. CÁC BƯỚC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM B1: Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. B2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung B3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ B4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSXDD ĐK + CPSX PS TK – CPSXDD CK Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành / Số lượng SP hoàn thành 44
  11. Để quản lý hàng tồn kho, đơn vị sử dụng một trong hai phương pháp sau: • Phương pháp kê khai thường xuyên: theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của hàng tồn kho trên sổ kế toán sau mỗi nghiệp vụ nhập hoặc xuất hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ - Giá trị hàng xuất kho trong kỳ • Phương pháp kiểm kê định kỳ: chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhập kho, không theo dõi các nghiệp vụ xuất kho trong kỳ. Cuối kỳ, tiến hành kiểm kê hàng tồn kho rồi từ đó xác định giá trị hàng xuất kho trong kỳ theo công thức dưới đây. Giá trị hàng xuất kho trong kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ 45
  12. 3.2.2. Tính giá xuất hàng tồn kho (Giá xuất kho) a, Phương pháp giá đích danh (phương pháp trực tiếp) Nguyên tắc: Giá trị hàng xuất kho lần nào thì lấy đích danh giá nhập kho của lần nhập đó làm giá xuất kho b, Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền Nguyên tắc: Đơn giá xuất kho chính là đơn giá bình quân của hàng tồn kho hiện có để có thể xuất kho Công thức xác định đơn giá bình quân Trị giá hàng + Trị giá hàng tồn đầu kỳ nhập kho Đơn giá bình quân = Số lượng hàng + Số lượng hàng tồn đầu kỳ nhập kho 46
  13. c, Phương pháp nhập trước xuất trước FIFO) Nguyên tắc: Khi áp dụng phương pháp này, cần tuân thủ nguyên tắc hàng tồn kho nào được nhập kho trước thì sẽ được ưu tiên xuất kho trước, đơn giá xuất kho chính là giá nhập kho của hàng nhập lần đó. d, Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO) Nguyên tắc: Hàng tồn kho được nhập sau cùng (hàng mới nhất) sẽ được ưu tiên xuất kho trước, và đơn giá xuất kho chính là đơn giá nhập kho của lần nhập hàng đó. 47
  14. 3.3. Tính giá Tài sản cố định 3.3.1. Khái niệm và phân loại Tính giá TSCĐ là việc xác định nguyên giá TSCĐ để ghi sổ kế toán và xác định giá trị khấu hao TSCĐ  Tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ (1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (2) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (3) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; (4) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành (từ 10 triệu đồng trở lên) 48
  15. Phân loại TSCĐ  Theo hình thái của TSCĐ •Tài sản cố định hữu hình •Tài sản cố định vô hình  Theo nguồn hình thành • Mua sắm, mua ngoài • Tự xây dựng, chế tạo • Nhận góp vốn liên doanh • Được cấp trên, dự án cấp • Thuê tài chính 49
  16. 3.3.2. Xác định nguyên giá TSCĐ a, Trường hợp thuê ngoài: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí trước thực tế khi sử dụng Chi phí trước khi sử dụng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, chi phí sửa chữa tân trang trước khi sử dụng. b, Trường hợp tự xây dựng, chế tạo: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để xây dựng, chế tạo TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá TSCĐ = Giá thành thực tế (hoặc giá trị quyết toán công trình) + Chi phí trước khi sử dụng 50
  17. 3.3.2. Trích khấu hao TSCĐ Theo Chuẩn mực kế toán số 03(VAS03): Khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. • Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá của TSCĐ ghi trên các báo cáo tài chính - Giá trị thanh lý ước tính của tài sản. • Thời gian hữu ích của TSCĐ là thời gian mà TSCĐ phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh và được tính bằng: (1) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ. (2) Số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự 51 mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
  18. Theo Chuẩn mực kế toán 03 và 04, có 3 phương pháp tính khấu hao sau đây: - Phương pháp khấu hao đều hay còn gọi là khấu hao theo đường thẳng - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản lượng • Mối quan hệ giữa nguyên giá TSCĐ, khấu hao TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ được thể hiện qua công thức sau đây: Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao luỹ kế 52
  19. a, Phương pháp khấu hao đường thẳng: Nguyên giá – Giá trị thu hồi TSCĐ ước tính Chi phí khấu = Khấu hao hàng năm Số năm sử dụng TSCĐ Chi phí khấu hao hàng năm Chi phí khấu hao 1 tháng = 12 Ví dụ 5: Một TSCĐ có nguyên giá là 335.000.000đ, giá trị thu hồi ước tính là 11.000.000đ. Thời gian sử dụng hữu ích là 12 năm. Hãy xác định giá trị khấu hao năm và khấu hao tháng của TSCĐ này theo phương pháp đường thẳng. Xác định giá trị còn lại của TSCđ nói trên vào cuối năm sử dụng thứ 8 53
  20. b, Phương pháp theo sản lượng TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: • Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm • Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ • Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế 54
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2