Bài giảng Sự kế thừa
lượt xem 3
download
Sự kế thừa là một đặc điểm của ngôn ngữ dùng để biểu diễn mối quan hệ đặc biệt giữa các lớp. Các lớp được trừu tượng hóa và tổ chức thành một sơ đồ phân cấp lớp. Và để hiểu rõ hơn về điều này mời các bạn tham khảo bài giảng Sự kế thừa sau đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Sự kế thừa
- Sự kế thừa
- 4.1 Mở đầu Sự kế thừa là một đặc điểm của ngôn ngữ dùng để biểu diễn mối quan hệ đặc biệt giữa các lớp. Các lớp được trừu tượng hóa và tổ chức thành một sơ đồ phân cấp lớp. Kế thừa là một cơ chế trừu tượng hóa. Thủ tục và hàm là cơ chế trừu tượng hóa cho giải thuật, record và struct là trừu tượng hóa cho dữ liệu. Khái niệm lớp trong C++, kết hợp dữ liệu và thủ tục để được kiểu dữ liệu trừu tượng với giao diện độc lập với cài đặt và cho người sử dụng cảm giác thoải mái như kiểu dữ liệu có sẵn Sự kế thừa là một mức cao hơn của trừu tượng hóa, cung cấp một cơ chế gom chung các lớp có liên quan với nhau thành một mức khái quát hóa đặc trưng cho toàn bộ các lớp nói trên. Các lớp với các đặc điểm tương tự nhau có thể được tổ chức thành một sơ đồ phân cấp kế thừa. Lớp ở trên cùng là trừu tượng hóa của toàn bộ các lớp ỏ bên dưới nó.
- Mở đầu • Quan hệ “là 1”: Kế thừa được sử dụng thông dụng nhất để biểu diễn quan hệ “là 1”. – Một sinh viên là một người – Một hình tròn là một hình ellipse – Một tam giác là một đa giác • Kế thừa tạo khả năng xây dựng lớp mới từ lớp đã có, trong đó hàm thành phần được thừa hưởng từ lớp cha. Trong C++, kế thừa còn định nghĩa sự tương thích, nhờ đó ta có cơ chế chuyển kiểu tự động. • Kế thừa vừa có khả năng tạo cơ chế khái quát hoá vừa có khả năng chuyên biệt hoá. • Kế thừa cho phép tổ chức các lớp chia sẻ mã chương trình chung nhờ vậy có thể dễ dàng sửa chữa, nâng cấp hệ thống.
- Mở đầu • Kế thừa thường được dùng theo hai cách: – Để phản ánh mối quan hệ giữa các lớp. Là công cụ để tổ chức và phân cấp lớp dựa vào sự chuyên biệt hóa, trong đó một vài hàm thành phần của lớp con là phiên bản hoàn thiện hoặc đặc biệt hoá của phiên bản ở lớp cha. Trong C++ mối quan hệ này thường được cài đặt sử dụng: Kế thừa public. Hàm thành phần là phương thức ảo – Để phản ánh sự chia sẻ mã chương trình giữa các lớp không có quan hệ về mặt ngữ nghĩa nhưng có thể có tổ chức dữ liệu và mã chương trình tương tự nhau. Trong C++, cơ chế chia sẻ mã này thường được cài đặt dùng: Kế thừa private. Hàm thành phần không là phương thức ảo.
- 4.2 Kế thừa đơn • Kế thừa có thể được thực hiện để thể hiện mối quan hệ 'là một'. • Xét hai khái niệm người và sinh viên với mối quan hệ tự nhiên: một 'sinh viên' là một 'người'. Trong C+ +, ta có thể biểu diễn khái niệm trên, một sinh viên là một người có thêm một số thông tin và một số thao tác (riêng biệt của sinh viên). • Ta tổ chức lớp sinh viên kế thừa từ lớp người. Lớp người được gọi là lớp cha (superclass) hay lớp cơ sở (base class). Lớp sinh viên được gọi là lớp con (subclass) hay lớp dẫn xuất (derived class).
- Kế thừa đơn class Nguoi { friend class SinhVien; char *HoTen; int NamSinh; public: Nguoi(char *ht, int ns):NamSinh(ns) {HoTen=strdup(ht);} ~Nguoi() {delete [] HoTen;} void An() const { cout
- Kế thừa đơn class SinhVien : public Nguoi { char *MaSo; public: SinhVien(char *ht, char *ms, int ns) : Nguoi(ht,ns) { MaSo = strdup(ms); } ~SinhVien() {delete [] MaSo;} void Xuat() const; }; ostream& operator
- Kế thừa đơn void Nguoi::Xuat() const { cout
- Kế thừa đơn void main() { Nguoi p1("Le Van Nhan",1980); SinhVien s1("Vo Vien Sinh", "200002541",1984); cout
- Tự động kế thừa các đặc tính của lớp cha • Khai báo class SinhVien : public Nguoi { //... }; Cho biết lớp sinh viên kế thừa từ lớp người. Khi đó sinh viên được thừa hưởng các đặc tính của lớp người. • Về mặt dữ liệu: Mỗi đối tượng sinh viên tự động có thành phần dữ liệu họ tên và năm sinh của người. • Về mặt thao tác: Lớp sinh viên được tự động kế thừa các thao tác của lớp cha. Đây chính là khả năng sử dụng lại mã chương trình.
- Tự động kế thừa các đặc tính của lớp cha Nguoi p1("Le Van Nhan",1980); SinhVien s1("Vo Vien Sinh", "200002541",1984); p1.An(); cout
- Định nghĩa lại thao tác ở lớp con • Ta có thể định nghĩa lại các đặc tính ở lớp con đã có ở lớp cha, việc định nghĩa chủ yếu là thao tác, bằng cách khai báo giống hệt như ở lớp cha. class SinhVien : public Nguoi { char *MaSo; public: //... void Xuat() const; }; void SinhVien::Xuat() const { cout
- Định nghĩa lại thao tác ở lớp con • Việc định nghĩa lại thao tác ở lớp con được thực hiện khi thao tác ở lớp con khác thao tác ở lớp cha. Thông thường là các thao tác xuất, nhập. • Ta cũng có thể định nghĩa lại thao tác ở lớp con trong trường hợp giải thuật ở lớp con đơn giản hơn (tô màu đa giác, tính modun của số ảo...). class DaGiac { // ... void Ve() const; void ToMau() const; }; class HCN { void ToMau() const; };
- Định nghĩa lại thao tác ở lớp con • Hoặc ở lớp con, thao tác không có tác dụng class Ellipse { //... public: //... void rotate(double rotangle){ //...} }; class Circle:public Ellipse { public: //... void rotate(double rotangle){/* do nothing */} };
- Ràng buộc ngữ nghĩa ở lớp con • Kế thừa có thể được áp dụng cho quan hệ kế thừa mang ý nghĩa ràng buộc, đối tượng ở lớp con là đối tượng ở lớp cha nhưng có dữ liệu bị ràng buộc. – Hình tròn là Ellipse ràng buộc bán kính ngang dọc bằng nhau. – Số ảo là số phức ràng buộc phần thực bằng 0. – Hình vuông là hình chữ nhật ràng buộc hai cạnh ngang và dọc bằng nhau… • Trong trường hợp này, các hàm thành phần phải bảo đảm sự ràng buộc dữ liệu được tôn trọng. Lớp số ảo sau đây là một ví dụ minh hoạ.
- Ràng buộc ngữ nghĩa ở lớp con class Complex { friend ostream& operator
- class Imag: public Complex { public: Imag(double i = 0):Complex(0, i){} Imag(const Complex &c) : Complex(0, c.im){} Imag& operator = (const Complex &c) {re = 0; im = c.im; return *this;} double Norm() const {return fabs(im);} }; void main() { Imag i = 1; Complex z1(1,1), z3 = z1 - i; // z3 = (1,0) i = Complex(5,2); // i la so ao (0,2) Imag j = z1; // j la so ao (0,1) cout
- Ràng buộc ngữ nghĩa ở lớp con • Trong ví dụ trên lớp số ảo (Imag) kế thừa hầu hết các thao tác của lớp số phức (Complex). Tuy nhiên ta muốn ràng buộc mọi đối tượng thuộc lớp số ảo đều phải có phần thực bằng 0. Vì vậy phải định nghĩa lại các hàm thành phần có thể vi phạm điều này. Ví dụ phép toán gán phải được định nghĩa lại để bảo đảm ràng buộc này. class Imag: public Complex { public: //... Imag(const Complex &c) : Complex(0, c.im){} Imag& operator = (const Complex &c) {re = 0; im = c.im; return *this;} };
- Phạm vi truy xuất • Khi thiết lập quan hệ kế thừa, ta vẫn phải quan tâm đến tính đóng gói và che dấu thông tin. Điều này dẫn đến vấn đề xác định ảnh hưởng của kế thừa đến phạm vi truy xuất các thành phần của lớp. Hai vấn đề được đặt ra là: • Truy xuất theo chiều dọc: Hàm thành phần của lớp con có quyền truy xuất các thành phần riêng tư của lớp cha hay không ? Vì chiều truy xuất là từ lớp con, cháu lên lớp cha nên ta gọi là truy xuất theo chiều dọc • Truy xuất theo chiều ngang: Các thành phần của lớp cha, sau khi kế thừa xuống lớp con, thì thế giới bên ngoài có quyền truy xuất thông qua đối tượng của lớp con hay không ? Trong trường hợp này, ta gọi là truy xuất theo chiều ngang.
- Truy xuất theo chiều dọc • Lớp con có quyền truy xuất các thành phần của lớp cha hay không, hay tổng quát hơn, nơi nào có quyền truy xuất các thành phần của lớp cha, hoàn toàn do lớp cha quyết định. Điều đó được xác định bằng thuộc tính kế thừa. • Trong trường hợp lớp sinh viên kế thừa từ lớp người, truy xuất theo chiều dọc có nghĩa liệu lớp sinh viên có quyền truy xuất các thành phần họ tên, năm sinh của lớp người hay không. Chính xác hơn một đối tượng sinh viên có quyền truy xuất họ tên của chính mình nhưng được khai báo ở lớp người hay không? • Thuộc tính kế thừa là đặc tính của một thành phần của lớp cho biết những nơi nào có quyền truy xuất thành phần đó. • Thuộc tính public: Thành phần nào có thuộc tính public thì có thể được truy xuất từ bất cứ nơi nào (từ sau khai báo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Chương 4 Kế thừa
30 p | 107 | 10
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Chương 3: Kế thừa
18 p | 135 | 10
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Chương 4: Sự kế thừa
74 p | 185 | 8
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng: Chương 3 - ThS. Bùi Trọng Hiếu
80 p | 84 | 6
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng: Chương 6 - Nguyễn Minh Thành
34 p | 54 | 6
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng: Chương 5 - GV. Dương Khai Phong
52 p | 80 | 6
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Bài 6: Một số kỹ thuật trong kế thừa
0 p | 109 | 5
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming): Phần 2 - GV. Ngô Công Thắng
54 p | 12 | 4
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng: Bài 6 - Kết tập và kế thừa
53 p | 18 | 4
-
Bài giảng Các mẫu thiết kế hướng đối tượng: Chương 2 - TS. Nguyễn Văn Hiệp
28 p | 59 | 4
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng: Chương 5 - ĐH Bách Khoa Hà Nội
14 p | 30 | 4
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng: Chương 6 - ĐH Bách Khoa Hà Nội
10 p | 30 | 3
-
Bài giảng ngôn ngữ C#: Bài 5 - Chử Đức Hoàng
34 p | 29 | 3
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng: Chương 4 - Trần Thị Huế
30 p | 36 | 3
-
Bài giảng môn học Lập trình hướng đối tượng - Chương 4: Sự kế thừa
74 p | 60 | 3
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming) - Chương 7: Sự kế thừa
45 p | 7 | 3
-
Bài giảng Lập trình hướng đối tượng: Chương 3 - Phạm Minh Hoàn
52 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn