intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tâm lý học: Bài 2 - ThS. Hoàng Minh Phú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tâm lý học: Bài 2 Tâm lý, ý thức, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Bản chất, chức năng của tâm lý; Ý thức của con người; Tâm lý người mang tính chủ thể; Các thuộc tính cơ bản của ý thức; Các cấp độ của ý thức. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tâm lý học: Bài 2 - ThS. Hoàng Minh Phú

  1. BÀI 2: TÂM LÝ, Ý THỨC
  2. 2.1. Bản chất, chức năng của tâm lý 2.1.1. Bản chất của tâm lý
  3. 2.1.1.1. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người • Phản ánh là thuộc tính của vật chất. • Có nhiều dạng phản ánh, như là: – Phản ánh vật lí, – Phản ánh hóa học, – Phản ánh sinh học, – Phản ánh tâm lý
  4. Loại phản ánh gì đây? • Mặt nước phản chiếu lại ánh đèn pin. • Khí ô-xi kết hợp với hidrô tạo ra nước. • Ban Hoa thấy đóa hoa hồng tươi xinh bỗng nhớ người yêu da diết. • Nước bị đóng băng ở nhiệt độ âm • Cây xanh hấp thụ khí CO2 và thải ra ôxi. • Anh Nam ngửi khí độc nên bị ngất xỉu. • Rễ cây mọc dài về nơi có nước. • Bạn Minh bị run khi lần đầu tiên đứng nói trước đám đông.
  5. 2.1.1.1. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người (tt) Phản ánh tâm lý là loại phản ánh đặc biệt: - Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” - Hình ảnh tâm lý mang tính sinh động, sáng tạo. - Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể - Hình ảnh tâm lý mang tính xã hội - lịch sử - Hình ảnh tâm lý giúp con người định hướng, điều khiến và điều chỉnh hành vi của mình. - Hình ảnh tâm lý là hình ảnh tinh thần
  6. 2.1.1.1. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não con người (tt) • Tâm lý là chức năng của não – Tâm lý người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải do não tiết ra như gan tiết mật. – Tâm lý là sự tác động của hiện thức khách quan vào hệ thần kinh, bộ não người. – Não sản sinh ra hình ảnh tâm lý theo cơ chế phản xạ.
  7. Thùy trán Chức năng của não Thùy đỉnh Thùy chẩm Thùy thái dương Tiểu não Cuống não
  8. 2.1.1.2. Bản chất xã hội của tâm lý người • Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan (tự nhiên & xã hội), trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. • Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. • Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành tâm lý người. • Tâm lý người chịu ảnh hưởng bởi lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng.
  9. Phương Đông ≠ Phương Tây
  10. 2.1.1.2. Bản chất xã hội của tâm lý người (tt) • Con người không thể tồn tại bên ngoài xã hội. Thiếu xã hội, con người không thể phát triển bình thường được.
  11. 2.1.1.3. Tâm lý người mang tính chủ thể
  12. 2.1.1.3. Tâm lý người mang tính chủ thể (tt)
  13. 2.1.1.3. Tâm lý người mang tính chủ thể (tt) • Hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. • Sự biểu hiện của tính chủ thể: – Cùng nhận một sự tác động nhưng mỗi người có những cảm nhận khác nhau. – Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể duy nhất, nhưng vào những thời điểm, hoàn cảnh, tâm trạng... khác nhau thì sự cảm nhận khác nhau.
  14. 2.1.1.3. Tâm lý người mang tính chủ thể (tt) Tâm lý người mang tính chủ thể, vì: Tính chủ thể Khác nhau Khác nhau Khác nhau về hoàn về tính tích về sinh lý cảnh xã hội cực
  15. 2.1.2 Chức năng của tâm lý • Tâm lý người tác động vào hiện thực bằng tính năng động, sáng tạo của nó. • Tâm lý người điều hành các hành động, hoạt động của con người. Định Thôi Điều Điều hướng thúc khiển chỉnh Kế hoạch, Mục tiêu, Động cơ, Cố gắng, phương định mục đích phấn đấu pháp... hướng
  16. 2.2. Ý thức của con người 2.2.1 Khái niệm về ý thức • Theo C.Mác: Ý thức chẳng qua là vật chất được chuyển vào não và cải tạo lại trong não. • Ý thức có liên quan mật thiết với hoạt động nhận thức. • Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng hiểu được các tri thức mà con người đã tiếp thu.
  17. 2.2.2 Các thuộc tính cơ bản của ý thức a. Tính nhận thức - Tính nhận thức là đặc điểm quan trọng và là dấu hiệu đầu tiên của ý thức. - Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người. - Khi có ý thức về vấn đề nào đó thì con người có những hiểu biết nhất định về nó. - Khi có ý thức thì con người nhận biết được những hiện tượng tâm lý đang xảy ra trong chính bản thân mình.
  18. 2.2.2 Các thuộc tính cơ bản của ý thức (tt) b. Biểu thị thái độ - Khi có ý thức, con người thể hiện thái độ của mình với thế giới xung quanh. - Thái độ được thể hiện qua những rung cảm với những vấn đề mà con người nhận thức về chúng. - Sự biểu thị thái độ cũng là dấu hiệu để đánh giá một con người có hay không có ý thức trong cuộc sống.
  19. 2.2.2 Các thuộc tính cơ bản của ý thức (tt) c. Thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người - Trên cơ sở nhận thức và biểu thị thái độ đối với hiện thực khách quan, ý thức còn điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người để đạt đến mục đích nhất định. - Nhờ ý thức, con người biết xác định mục đích, lập kế hoạch cho cộng việc, tổ chức hành động ở trong đầu trước khi tiến hành trong thực tế.
  20. 2.2.2 Các thuộc tính cơ bản của ý thức (tt) d. Khả năng tự ý thức - Con người không chỉ ý thức về thế giới mà còn có khả năng tự ý thức. - Tự ý thức có nghĩa là tự nhận thức về chính mình, tự bày tỏ thái độ đối với chính mình, tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2