intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổ chức sản xuất cơ khí: Chương 18 - TS. Nguyễn Văn Tình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổ chức sản xuất cơ khí: Chương 18 Tổ chức sản xuất trong các phân xưởng rèn dập, cung cấp cho người học những kiến thức như khái niệm về các phân xưởng rèn dập; phương hướng phát triển của công nghệ rèn dập; thiết kế phân xưởng rèn dập; đặc điểm tổ chức sản xuất dây chuyền trong các phân xưởng rèn dập;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổ chức sản xuất cơ khí: Chương 18 - TS. Nguyễn Văn Tình

  1. CHƯƠNG 18 TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG CÁC PHÂN XƯỞNG RÈN DẬP
  2. 18.1 Khái niệm về các phân xưởng rèn dập Các phân xưởng rèn dập thuộc các phân xưởng chế tạo phôi. Sản phẩm của các phân xưởng này là phôi rèn và phôi dập. Phôi rèn, phôi dập là các loại phôi được sử dụng rộng rãi trong cơ khí. Tỷ lệ của các phôi chiếm khoảng 20% trong tổng số các loại phôi được dùng trong sản xuất.
  3. 18.2. phương hướng phát triển của công nghệ rèn dập Hiện nay, công nghệ rèn dập mức độ chuyên môn hóa và tập trung chưa cao. Các phân xưởng rèn dập chưa được trang bị nhiều các thiết bị có năng suất cao và số lượng phôi rèn, phôi dập được chế tạo trong các phân xưởng chuyên môn hóa chưa lớn.
  4. 18.3. thiết kế phân xưởng rèn dập. Các phân xưởng rèn dập thông thường được thiết kế cho 2÷3 ca làm việc. Thành phần của phân xưởng rèn dập bao gồm: bộ phận chuẩn bị phôi, bộ phận rèn hoặc dập, bộ phận nhiệt luyện và bộ phận làm sạch phôi.
  5. Số lượng thiết bị chính C0 được xác định theo công thức: N: sản lượng hàng năm của phôi rèn, dập (kg hoặc chiếc). q: năng suất của thiết bị tính theo giờ (kg/giờ hoặc chiếc/giờ) Ф: quỹ làm việc hàng năm của thiết bị (giờ). s: số ca làm việc.
  6. Hệ số chất tải của thiết bị Kct được xác định theo công thức: C1: số thiết bị làm tròn (làm tròn theo hướng tăng của C0) Khi tính thiết bị nung nóng cần chú ý đến các điều kiện sau: Mỗi một thiết bị rèn hoặc dập phải có ít nhất một thiết bị nung nóng. Các thông số của thiết bị nung nóng phải đảm bảo đạt được năng suất tối đa của thiết bị rèn hoặc dập. Khi xác định kích thước đáy lò nung cần tính đến khả năng một số phôi phải được nung nóng lại vì chưa đủ nhiệt độ cần thiết.
  7. Kích thước của đáy lò nung An được xác định theo công thức. Qn: trọng lượng của kim loại nung (kg/giờ) Yn: trọng lượng của kim loại nung (kg) trong 1 giờ trên 1m2 đáy lò. Sau khi xác định được thiết bị chính cần tiến hành xác định các thiết bị của bộ phận nhiệt luyện và bộ phận chuẩn bị phôi. Số lượng công nhân rèn dập (công nhân sản xuất) được tính theo định mức khối lượng lao động để chế tạo 1 tấn phôi. Số lượng công nhân phụ được tính theo % của công nhân sản xuất hoặc theo định mức phụ thuộc, sau đó cần xác định diện tích của phân xưởng và bố trí mặt bằng thiết bị. Bước cuối cùng của thiết kế phân xưởng rèn dập là tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
  8. 18.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất dây chuyền trong các phân xưởng rèn dập. Các dây chuyền rèn dập được phân biệt theo mức độ cơ khí hóa và tự động hóa, theo mức độ chuyên môn và theo mức độ khép kín quy trình chế tạo phôi hoặc chi tiết. Ở các phân xưởng rèn dập có mức độ cơ khí hóa cao thường chế tạo một số loại phôi cùng dạng, ví dụ như một số loại bánh răng có kích thước khác nhau. Tính toán sản xuất dây chuyền gồm: Tính số lượng dây chuyền. Tính số diện tích cần thiết. Tính số thiết bị và mức độ chất tải của chúng. Xác định số lượng phôi dự trữ của dây chuyền. Tính số lượng công nhân. Tính các chỉ tiêu kinh kế - kỹ thuật.
  9. 18.5. Đặc điểm của tổ chức lao động trong các phân xưởng rèn dập Bố trí mặt bằng thiết bị hợp lý, mức độ cơ khí hóa và tự động hóa cao, tổ chức và phục vụ chỗ làm việc hợp lý cho phép nâng cao năng suất lao động của từng nhóm công nhân nói riêng và của phân xưởng nói chung. Để giảm nhẹ điều kiện lao động của từng công nhân và nâng cao năng suất của họ, chỗ làm việc phải được trang bị các cơ cấu vận chuyển, các đồ gá và các thiết bị cơ khí hóa khác.
  10. 18.6. Đặc điểm tổ chức kiểm tra kỹ thuật trong các phân xưởng rèn dập. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng phôi. Trong các phân xưởng rèn dập những nguyên nhân chủ yếu gây ra phế phẩm bao gồm: Vật liệu không tốt. Sai số khi cắt phôi. Nhiệt độ nung không đạt yêu cầu. Quá trình rèn dập không chính xác. Quá trình làm sạch phôi không đúng quy cách. Nguyên nhân phế phẩm cũng có thể do mác thép không đúng hoặc kích thước và hình dáng của vật liệu không theo quy cách. Kiểm tra chất lượng phôi trong các phân xưởng rèn dập được thực hiện thường xuyên và do thợ kiểm tra, thợ điều chỉnh hoặc công nhân đảm nhận
  11. 18.8. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của phân xưởng rèn dập. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của phân xưởng rèn dập bao gồm: sử dụng vật liệu, khối lượng gia công (khối lượng lao động), năng suất lao động, hệ số sử dụng thiết bị, hệ số sử dụng diện tích phân xưởng, định mức tiêu thụ nhiên liệu, năng lượng và chỉ tiêu giá thành. Định mức tiêu hao kim loại (vật liệu) trong phân xưởng rèn dập là tổng lượng phôi và kim loại bỏ đi. Vì vậy, để giảm tiêu hao kim loại cần nâng cao độ chính xác của phôi và giảm lượng kim loại bỏ đi.
  12. 18.8. Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của phân xưởng rèn dập. Sử dụng vật liệu trong các phân xưởng rèn dập là tiêu hao kim loại để tạo một tấn phôi. Chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích và xây dựng phương pháp nâng cao hiệu quả sản xuất. Định mức tiêu thụ nhiên liệu hoặc năng lượng có nghĩa là, định mức nhiên liệu hoặc năng lượng cần thiết để chế tạo 1 tấn phôi. Trong sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ giá thành được tính cho 1 tấn phôi còn trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối giá thành được tính cho loạt phôi hoặc cho từng phôi riêng biệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2