intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Vi sinh vật học: Chương 1 - Đại cương về vi sinh vật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:16

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Vi sinh vật học: Chương 1 - Đại cương về vi sinh vật" trình bày các nội dung chính sau đây: Lịch sử ra đời và phát triển của vi sinh vật học; Đại cương về vi sinh vật; Điểm một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Vi sinh vật học: Chương 1 - Đại cương về vi sinh vật

  1. VI SINH VẬT HỌC Bộ môn Vi sinh – Hóa sinh – Sinh học phân tử Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm Trường Đại học Bách Khoa Hà nội
  2. Tóm tắt nội dung môn học: + Đặc điểm hình thái, sinh lý và phân loại vi khuẩn + Đặc điểm hình thái, sinh lý và phân loại nấm + Đặc điểm hình thái, sinh lý và phân loại vi sinh vật khác (virut, tảo, nguyên sinh động vật…) + Trao đổi chất ở vi sinh vật + Sinh trưởng và phát triển + Đại cương về di truyền và biến dị vi sinh vật + Đại cương về truyền nhiễm và miễn dịch + Sinh thái vi sinh vật
  3. Tài liệu tham khảo: Tham khảo mở theo nội dung liên quan… 1. Tiếng Việt + Đại cương vi sinh vật thực phẩm (Trần Liên Hà, 2007) + Vi sinh vật học (Nguyễn Lân Dũng., 2010) + Cơ sở vi sinh vật học công nghiệp (Ng. Đức Lượng, 2002) + Giáo trình vi sinh vật học công nghiệp (Kiều Hữu Ảnh,1999) 2. Tiếng Anh, Tất cả các tài liệu liên quan đến: + Microbiologies + Biology of Microorganisms + Biotechnologies + Internet resources (www.ncbi.nlm.nih.gov, www.ebi.ac.uk) + etc.
  4. Chương 1: Đại cương về vi sinh vật 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của vi sinh vật học 1.2. Đại cương về vi sinh vật 1.3. Điểm một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn
  5. 1.1. Lịch sử phát triển của vi sinh vật học * Giai đọan 1: Ứng dụng theo kinh nghiệm + Từ rất xa xưa trong lịch sử phát triển nhân loại, ngay khi con người chưa biết về vi sinh vật, song bằng kinh nghiệm con người đã ứng dụng hiệu quả vi sinh vật để sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ đời sống, thí dụ: - Nấu rượu, làm bia và nước giải khát lên men - Làm sữa chua, sản xuất phomat, muối chua rau quả - Làm tương, làm nước chấm, làm bún... - Làm bánh mỳ ... + Con người đấu tranh chiến thắng nhiều dịch bệnh có nguyên nhân vi sinh vật… Robert Hooke Sáng chế ra kính hiển vi Sử dụng kính hiển vi (đơn giản) đã quan sát thấy nấm mốc trên áo da (1664)
  6. 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của vi sinh vật học ** Giai đọan II: Nghiên cứu hình thái học + Antony Van Leeuwenhoeck (1632-1723) - người đầu tiên quan sát và mô tả đặc điểm hình thái vi sinh vật (1684) + Antony
  7. 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của vi sinh vật học *** GĐ 3: Kỷ nguyên nghiên cứu sinh lý – sinh hóa VSV + Louis Pasteur (1822-1895) - Người khai sinh ra ngành vi sinh vật học. - Chứng minh bản chất chuyển hóa do VSV – (phủ nhận thuyết tự sinh)             Công trình mở ra kỷ nguyên mới cho ngành vi sinh vật học - Ông đã có đóng góp to lớn trong nghiên cứu bản chất quá trình lên men rượu vang, phát minh ra kỹ thuật thanh trùng Pasteur, phát minh và ứng dụng vaxin phòng dại, phòng tả..., khám phá ra nguyên nhân vi sinh của nhiều loại bệnh khác...
  8. 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của vi sinh vật học + Robert Koch (1843-1910 - giải thưởng Nobel về y học 1905) - Phát minh ra kỹ thuật phân lập vi sinh vật bằng nuôi trên môi trường đặc, - Người đặt nền móng cho vi sinh vật y học hiện đại - Khám phá ra bản chất vi sinh của nhiều loại bệnh (bệnh than, bệnh lao...)
  9. 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của vi sinh vật học + Nguyên lý Koch * Tách được mầm bệnh từ con bệnh (mầm bệnh này chỉ có trong con bệnh, song không tìm thấy ở động vật lành) ** Nuôi được mầm bệnh ở dạng canh trường thuần khiết *** Lây nhiễm trên động vật thí nghiệm đang khoẻ mạnh (bằng canh trường thuần trên) sẽ làm cho động vật thí nghiệm nhiễm bệnh *** Tách lại được mầm bệnh từ động vật bị lây nhiễm **** Động vật lành: không phát hiện được mầm bệnh
  10. 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của vi sinh vật học **** GĐ 4: Kỷ nguyên vi sinh vật học hiện ®¹i + Alexander Flemings (1881- 1955 - đồng giải thưởng Nobel y học 1945) Phát minh ra penicillin (đã được sản xuất trên quy mô công nghiệp từ 1940 và khởi đầu cho “kỷ nguyên vàng” của ngành công nghệ kháng sinh); * công trình đã đặt nền móng cho vi sinh vật học hiện đại và bước khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của công nghệ lên men hiện đại ngày nay
  11. 1.2. Khái niệm chung về vi sinh vật + Dạng sống hết sức nhỏ bé, đến mức muốn quan sát được thông thường phải sử dụng kính hiển vi + Có cấu tạo rất giản đơn, dạng tế bào hoàn thiện (Eucariot), tế bào chưa hoàn thiện (Procariot) hay thậm chí có dạng cấu trúc dưới tế bào (Virus, Phage, Prion) + Mang đặc tính điển hình của sự sống (trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, di truyền và biến dị) + Tồn tại phổ biến trong thiên nhiên và tham gia tích cực vào trong quá trình tuần hoàn vật chất trong thiên nhiên + Có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người, trong đó nhiều chủng vi sinh vật đã được ứng dụng để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ con người...
  12. 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của vi sinh vật học • VSV bao gồm:  • Vi khuẩn (vi khuẩn, cổ vi khuẩn, xạ khuẩn, ), • Siêu vi khuẩn (virus, phage), • Nấm (nấm men, nấm sợi/mốc), • Tảo và  • Nguyên sinh động vật (trùng roi, trùng cỏ, amip)
  13. 1.3. Điểm một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn a/ Trong công nghiệp thực phẩm: - Sinh tổng hợp protein đơn bào (SCP), sinh tổng hợp axít amin nhờ vi sinh vật là hướng có triển vọng to lớn và khả thi nhất để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhân loại trong tương lai - Các loại đồ uống có cồn (rượu cồn, rượu mùi, rượu vang, bia và nước giải khát lên men...) là nhóm sản phẩm lên men nhờ vi sinh vật (nấm men, vi khuẩn lactic...) chiếm tỉ trọng rất lớn trong công nghiệp thực phẩm - Vi sinh vật là tác nhân quan trọng trong công nghệ sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm bổ dưỡng và có giá trị cao như: sữa chua, pho-mat, rau quả muối chua, xì dầu, tương, nước mắm... - Con người sẽ khoẻ mạnh khi hệ vi sinh vật lành tính có lợi trong cơ thể cũng phát triển ở trạng thái cân bằng là cơ sở khoa học của nhóm sản phẩm thực phẩm chức năng chứa vi sinh vật sống đang được khẳng định vị trí vững chắc trong dinh dưỡng hiện đại.... - …Vi sinh vật trong an toàn thực phẩm
  14. 1.3. Điểm một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn b/ Trong công nghiệp: - Sản xuất enzym (cho công nghiệp thực phẩm và các CN khác…) - Sản xuất nhiên liệu sinh học (cồn nhiên liệu, diesel sinh học…) - Sản xuất các axít hữu cơ (a. axetic, a. lactic, a. xitric, a. butyric...), hay các dung môi (axeton, butanol, propanol...) - Sản xuất các polymer sinh học (dextran, xanthan, pullulan...) c/ Trong y học: - Sản xuất chất kháng sinh - Sản xuất vacxin phòng dịch - Sản xuất vitamin - Sản xuất các chế phẩm điều trị khác (ephedrin, prednisolon, insulin, stomatostin, interferon...)
  15. 1.3. Điểm một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn d/ Trong nông nghiệp: - Sản xuất phân bón sinh học (phân bón vi sinh, đạm sinh học, lân sinh học, Chế phẩm vi sinh hỗn hợp (Effectivenic Microorganisms) - Sản xuất chế phẩm điều hgòa sinh trưởng thực vật (Gilberellin, Auxin, Cytokinin...) - Sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật (chế phẩm sinh học diệt cỏ dại, thuốc trừ sâu vi sinh...) - Xử lý phế thải hữu cơ nông nghiệp làm phân bón e/ Trong bảo vệ môi trường: - Xử lý nước thải sinh hoạt - Xử lý chất thải rắn hữu cơ sinh hoạt - Xử lý sinh học khí thải - Xử lý bảo vệ môi trường khác (thu hồi/loại bỏ chất tồn dư lắng đọng; xử lý phục hồi môi trường…)
  16. 1.3. Điểm một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn f/ Trong các lĩnh vực công nghiệp khác - Thu hồi và khai thác kim loại từ quằng nghèo - Khử lưu huỳnh trong than - Thăm dò khoáng sản g/ Trong nghiên cứu khoa học - Làm đối tượng để triển khai các nghiên cứu cơ bản trong công nghệ sinh học (đặc bịêt trong sinh học phân tử, di truyền và kỹ thuật gen) - Làm chỉ thị trong nhiều phân tích, chuẩn đoán bằng phương pháp sinh học - ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2