TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br />
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ<br />
-----***-----<br />
<br />
BÀI TẬP LỚN<br />
MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN<br />
VIỆT NAM<br />
<br />
ĐỀ BÀI<br />
<br />
: Phân tích quan điểm của Đảng về giải quyết các vấn đề xã<br />
<br />
hội trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế từ nắm 1986 đến nay.Trình<br />
bày suy nghĩ của nhóm về một số vấn đề xã hội hiện nay<br />
Lớp : Đường lối cách mạng của ĐCSVN_21<br />
Nhóm 5<br />
<br />
Hà Nội, tháng 2 năm 2017<br />
<br />
BÀI LÀM<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Trong quá trình hoạt động của mình,vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI<br />
(tháng 12-1986), lần đầu tiên Đảng ta nâng các vấn đế xã hội lên tầm chính sách xã<br />
hội. Đây là sự đổi mới tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được đặt trong tổng<br />
thể đường lối phát triển của đất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa chính<br />
sách kinh tế với chính sách xã hội. Vậy quan điểm của Đảng về giải quyết các vấn<br />
đề xã hội trong thời kì đổi mới hội nhập quốc tế từ nắm 1986 đến nay được đặt ra<br />
như thế nào ? Chúng ta hãy cùng nhau phân tích để hiểu thêm<br />
Trước tiên,để hiểu về các chính sách,quan điểm của Đảng ta cần phải hiểu được<br />
thế nào là vấn đề xã hội. Vấn đề xã hội là tất cả những gì liên quan đến con người,<br />
các nhóm người, các cộng đồng người đến sự tồn tại, phát triển của con người<br />
trong một hoàn cảnh xã hội nhất định được nhận thức như một vấn nạn của xã hội,<br />
đụng chạm đến lợi ích của một cộng đồng. Đó là sản phẩm của con người có ảnh<br />
hưởng đến một nhóm người nhất định và chỉ có thể được khắc phục thông qua<br />
hành động xã hội.<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
* Vấn đề xã hội là tất cả những gì liên quan đến con người, các nhóm người,<br />
các cộng đồng người đến sự tồn tại, phát triển của con người trong một hoàn cảnh<br />
xã hội nhất định được nhận thức như một vấn nạn của xã hội, đụng chạm đến lợi<br />
ích của một cộng đồng.<br />
1 - Quan điểm của đảng về các vấn đề xã hội trong các kì đại hội :<br />
1.1, Đại hội VI<br />
Đại hội VI của Đảng (12/1986) lần đầu tiên nêu lên khái niệm “ Chính sách<br />
xã hội”. Đây là sự đổi mới về tư duy về giải quyết các vấn đề xã hội được đặt trong<br />
tổng thể đường lối phát triển của Đất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa<br />
chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Đại hội cho rằng trình độ phát triển kinh tế<br />
là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội<br />
lại là mục đích của các hoạt động kinh tế. Mục tiêu của chính sách xã hội thống<br />
nhất với mục tiêu phát triển kinh tế ở chỗ đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố<br />
con người. Phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội,<br />
đồng thời thực hiện tốt các chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh<br />
tế. Từ những quan điểm nêu trên, Đại hội VI đã đề ra chủ trương về giải quyết các<br />
vấn đề xã hội như: Phấn đấu hạ tỷ lệ phát triển dân số, coi đây là một điều kiện<br />
quan trọng để tăng thu nhập quốc dân bình quân đầu người, để thực hiện các mục<br />
tiêu kinh tế - xã hội; Đảm bảo việc làm cho người lao động là nhiệm vụ kinh tế - xã<br />
<br />
hội hàng đầu... theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Như vậy, chủ<br />
trương của Đại hội VI về lĩnh vực xã hội, tập trung vào các vấn đề: lao động và<br />
việc làm; ổn định và nâng cao đời sống nhân dân; thực hiện kế hoạch hoá gia đình,<br />
chăm lo người có công với cách mạng, phòng chống các tệ nạn xã hội... Trong đó,<br />
tư duy mới của Đảng thể hiện thông qua các chủ trương: giải quyết chính sách xã<br />
hội là nhiệm vụ gắn bó hữu cơ với đổi mới kinh tế; vấn đề lao động, việc làm được<br />
giải quyết gắn với phát triển nhiều thành phần kinh tế; nâng cao đời sống của nhân<br />
dân gắn với thực hiện ba chương trình kinh tế lớn.<br />
- Nội dung chủ trương : Đại hội lần thứ VII của Đảng: Đổi mới toàn diện,<br />
đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa<br />
+ Có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm CNH hiện đại hóa<br />
+ Rút ra năm kinh nghiệm trong tiến hành công cuộc đổi mới:<br />
(1) Phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình đổi mới.<br />
(2) Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để, nhưng phải có bước đi, hình thức và<br />
cách làm phù hợp.<br />
(3) Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đi đôi với tăng cường vai trò quản<br />
lý của Nhà nưóc về kinh tế - xã hội.<br />
(4) Phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.<br />
(5) Quan tâm dự báo tình hình, kết hợp phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn<br />
đề mới nảy sinh, tăng cường tổng kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận<br />
về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.<br />
- Phương hướng mục tiêu nhiệm vụ : Đại hội VII đề ra Kế hoạch 5 năm<br />
1991-1995 và quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của Kế<br />
hoạch là:<br />
+Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát<br />
+ổn định phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xúât xã hội<br />
+Bước đầu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của<br />
nhân dân lao động.<br />
+Bắt đầu có tích lũy từ nội<br />
1.2, Đại hội VIII :<br />
- Khuyết điểm và yếu kém<br />
Tình hình xã hội còn nhiều vấn đề tiêu cực và nhiều vấn đề phải giải quyết. Nạn<br />
tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công chưa ngăn chặn được. Tiêu cực trong bộ<br />
máy nhà nước, Đảng và đoàn thể, trong các doanh nghiệp nhà nước, nhất là trên<br />
các lĩnh vực nhà đất, xây dựng cơ bản, hợp tác đầu tư, thuế, xuất nhập khẩu…<br />
nghiêm trọng kéo dài. Việc làm đang là vấn đề gây gắt. Sự phân hóa giàu nghèo<br />
giữa các vùng thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tang nhanh.<br />
- Nhiệm vụ và mục tiêu<br />
<br />
Chính sách giải quyết một số vấn đề xã hội theo quan điểm: tăng trưởng kinh tế<br />
gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá<br />
trình phát triển: khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo.<br />
Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các<br />
dân tộc, các tầng lớp dân cư, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước<br />
nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, “nhân hậu thủy chung”.<br />
1.3, Đại hội IX :<br />
Đại hội IX đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của 5 năm (1996-2000) : văn<br />
hóa, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; chủ trương<br />
các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hoá xã hội, thực<br />
hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng<br />
năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến<br />
khích nhân dân làm giàu hợp pháp.<br />
Yếu kém, khuyết điểm: Một số vấn đề văn hóa – xã hội bức xúc chậm được giải<br />
quyết.<br />
1.4, Đại hội X,XI:<br />
-Quá trình đổi mới nhận thức về giải quyết các vấn đề xã hội:<br />
+ Đại hội X: chủ trương kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội<br />
trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương<br />
+ Đại hội XI: chủ trương phát triển toàn diện, mạnh mẽ các lĩnh vực văn<br />
hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế.<br />
-Quan điểm về giải quyết các vấn đề xã hội ở đại hội X và XI:<br />
+ Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội: mục tiêu phát<br />
triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có liên quan trực<br />
tiếp. Phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã<br />
hội.<br />
+ Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế tiến bộ<br />
, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển: cần đặt rõ và xử<br />
lý việc gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội. Phát triển "<br />
sạch ", phát triển hài hoà, không chạy theo số lượng, tăng trưởng bằng mọi giá.<br />
+ Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn<br />
bó hữu cơ giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ: trong chính xã<br />
hội, phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ. Đó là 1<br />
yêu cầu của công bằng xã hội và tiến bộ xã hội.<br />
+ Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát<br />
triển con người ( HDI ) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh<br />
1.5, Đại hội XII :<br />
<br />
Trên cơ sở quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện việc thực hiện các quan<br />
điểm. Đồng bộ công cuộc đổi mới, phát huy mọi nguồn lực và động lực để phát<br />
triển đất nước nhanh, bền vững.<br />
- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư<br />
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong<br />
nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược,<br />
đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.<br />
- Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu<br />
lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.<br />
- Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất<br />
lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế.<br />
2 - Tích cực và hạn chế của các quan điểm<br />
2.1, Tích cực:<br />
Sau gần 30 năm đổi mới chính sách xã hội , nhận thức về vấn đề phát triển<br />
xã hội của Đảng và nhân dân ta đã có những thay đổi ý nghĩa sau đây :<br />
Từ tâm lý thụ động , ỷ lại vào nhà nước và tập thể , trông chờ viện trợ đã<br />
chuyển sang tính năng động , chủ động và tính tích cực xã hội của các tầng lớp dân<br />
cư .<br />
Từ chỗ đề cao quá mức lợi ích của tập thể một cách chung chung ,trừu<br />
tượng ,thi hành chế độ phân phối theo lao động trên danh nghĩa đã chuyển sang<br />
thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế , đồng thời<br />
phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất , kinh doanh và<br />
phúc lợi xã hội , Nhờ vậy công bằng xã hội được thể hiện ngày một rõ hơn .Chính<br />
sách kinh tế đã đi đến thống nhất với chính sách xã hội .<br />
Từ chỗ không chấp nhận có sự phân hóa giàu nghèo , đã đi đến khuyến<br />
khích mọi người làm giàu hợp pháp đi đôi với với tích cưc xóa đói , giảm nghèo .<br />
Từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần<br />
chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế , chính sách để các thành phần kinh tế và<br />
người lao động đều tham gia tạo việc làm<br />
Cơ cấu xã hội đa dạng hơn không còn thuần nhất là công nông trí, mà các<br />
giai cấp, tầng lớp dân cư đều có nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng , đoàn kết chặt chẽ.<br />
Tĩnh năng động khác hẳn thời bao cấp. Một xã hội mở đang dần dần hình thành<br />
với những con người không chờ bao cấp, dám nghĩ , dám chịu trách nhiệm, vì Tổ<br />
quốc . Cách thức quản lý xã hội dân chủ, cởi mở hơn, đề cao pháp luật hơn.<br />
Đã xuất hiện ngày càng đông đảo các doanh nhân , tiểu chủ , chủ trang trại<br />
và các nhóm xã hội phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh . Thành tựu xóa đói<br />
giảm nghèo được nhân dân đồng tình và quốc tế công nhận. Phát triển giáo dục và<br />
đào tạo cùng với khoa học và công nghệ , cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong<br />
giáo dục , chăm soc sức khỏe nhân dân , tạo điều kiện cho ai cũng được học hành ,<br />
có chính sách trợ cấp , bảo hiểm y tế cho người nghèo .<br />
<br />