
THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
ThS. Đinh Thị Hương1
Tóm tắt: Trách nhiệm xã hội đối với người lao động của doanh nghiệp là vấn đề được quan tâm nghiên cứu ở
nước ta trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, thực hiện vấn đề này của các doanh nghiệp vẫn còn khá hạn chế.
Đánh giá thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại các doanh nghiệp may Việt Nam
để đáp ứng yêu cầu khách hàng đặt ra trong thương mại quốc tế. Kết quả này cũng gợi ý một số giải pháp cho
các nhà quản lý doanh nghiệp may nâng cao hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động.
Từ khóa: thực hiện trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp may, hội nhập quốc tế
Abstract: Corporate social responsibility of business towards employees is a topic that has been much
discussed recently in Vietnam. However, there have been many shortages and disadangtages in implement of
this issue from both enterprises and employees. Through evaluating the current picture of impletment CSR at
of Vietnam garment enterprises to satisfy customers’ requirements in international trade. The result raise some
managerial implications for garment managers to enhance their activities of implementation CSR for workers.
Keywords: Implement corporate social responsibility; Vietnam garment enterprises; International trade.
I. LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã, đang trên đà hội nhập ngày càng sâu rộng trong thương mại quốc tế (TMQT).
Nếu muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp (DN) Việt Nam buộc phải tuân theo xu hướng
toàn cầu đó là thực hiện trách nhiệm xã hội (TNXH) của DN. Thúc đẩy các DN thực hiện tốt
TNXH là một hướng đi quan trọng, phù hợp với mục tiêu chiến lược phát triển bền vững trong
quá trình hội nhập (Thắng, 2013). Khi nói đến may mặc - ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam,
cụ thể sau hơn 20 năm phát triển kim ngạch xuất khẩu của ngành đã đóng góp 10% - 15% GDP/
năm. Đây là ngành có mức độ hội nhập lớn nhất vào kinh tế thế giới. Xét trên phương diện xuất
nhập khẩu. Bản chất của các DN may là thâm dụng lao động nên người lao động (NLĐ) luôn
được đặt ở vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, theo MOLISA (2015), NLĐ tại các DN may
đang phải làm việc trong điều kiện không được đảm bảo và môi trường làm việc độc hại như bụi,
tiếng ồn, thiếu ánh sáng, thường xuyên phải làm thêm giờ, mức lương thấp, đời sống tinh thần
thiếu phong phú… Chính vì vậy việc thực hiện THXNH đối với NLĐ là chính một công cụ quan
trọng để tăng năng suất, chất lượng công việc, tạo điều kiện làm việc tốt cho NLĐ, góp phần
1 Email: dinhhuongtm@gmail.com, Khoa Quản trị nhân lực, Đại học Thương mại.