YOMEDIA
ADSENSE
Bài tập nhóm môn Luật ngân hàng - Chương 1
13
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài tập nhóm môn "Luật ngân hàng" Chương 1 giúp các bạn nêu được lý do vì sao ngân hàng có thể tồn tại hàng thế kỷ và ngày càng phát triển, gắn chặt với nền kinh tế các quốc gia? Dựa vào quy định về hoạt động ngân hàng, hãy cho biết những hoạt động sau có là hoạt động ngân hàng không?...Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập nhóm môn Luật ngân hàng - Chương 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA LUẬT ---------- BÀI TẬP CHƯƠNG I Môn: Luật ngân hàng Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm GVHD : ThS. Lưu Minh Sang Lớp học phần : 232LN0205 TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024 Câu 1: Theo các anh (chị), lý do vì sao ngân hàng có thể tồn tại hàng thế kỷ và ngày càng phát triển, gắn chặt với nền kinh tế các quốc gia?
- Lý do ngân hàng có thể tồn tại hàng thế kỷ và ngày càng phát triển, gắn chặt với nền kinh tế các quốc gia là bởi vì bản chất kinh doanh cốt lõi của ngân hàng là chuyển đổi kỳ hạn. Điều này tạo nên giá trị giúp ngân hàng tồn tại hàng thế kỷ vì bản chất của hoạt động ngân hàng là nhận tiền của người gửi với kỳ hạn ngắn hạn và cho những người khác vay với kỳ hạn dài hơn. Giải thích một cách cụ thể hơn, thông thường hoạt động cho vay luôn tồn tại những rủi ro, những rủi ro này đến từ sự bất cân xứng thông tin giữa bên vay và bên cho vay. Trong mối quan hệ tín dụng/cho vay, bên cho vay luôn là bên yếu thế hơn. Bởi lẽ, bên vay trong trường hợp này nắm được nhiều thông tin hơn về khả năng thanh toán, tuổi tác và sức khỏe của bản thân... trong khi bên cho vay chỉ nắm được thông tin của bên vay thông qua việc điều tra hoặc tiếp nhận những thông tin mà bên vay cung cấp khi cân nhắc cho vay. Việc này khiến bên cho vay rơi vào tình trạng bất cân xứng thông tin khi cân nhắc cho vay. Tình trạng bất cân xứng thông tin giữa bên vay và bên cho vay sẽ dẫn đến hai hệ quả, bao gồm: Hệ quả thứ nhất, lựa chọn bất lợi. Lựa chọn bất lợi là tình trạng xảy ra trước khi khoản vay được hình thành. Những người không có khả năng thanh toán khoản vay thường có mong muốn được vay nhất. Thế nên để được vay, những người này đưa ra nhiều điều kiện tốt để bên cho vay có thể cân nhắc (1). Vì tình trạng bất cân xứng thông tin, bên cho vay rơi vào trạng thái cực kỳ lưỡng lự giữa lựa chọn không cho vay hay cho vay để hướng đến lợi nhuận (2). Từ hai yếu tố trên, nếu bên cho vay quyết định cho vay tiền của mình, có nhiều khả năng họ sẽ lựa chọn những người không có khả năng thanh toán hoặc có khả năng thanh toán thấp và dẫn đến hệ quả lựa chọn bất lợi. Hệ quả thứ hai, rủi ro đạo đức. Việc xuất hiện lựa chọn bất lợi dẫn đến hệ quả thứ hai chính là rủi ro đạo đức. Rủi ro đạo đức xảy ra sau khi tiền đã được giải ngân và chuyển cho bên vay. Những người có khả năng thanh toán khoản vay thấp sẽ sử dụng khoản vay vào những mục tiêu có rủi ro cao thay vì các mục tiêu có rủi ro thấp như đã đưa ra với bên cho vay và dẫn đến nguy cơ không có khả năng hoàn trả lại khoản tiền cho bên cho vay trước đó. Hoạt động cho vay sẽ luôn tiềm ẩn các nguy cơ về lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Để giảm thiểu các nguy cơ trên, ngân hàng xuất hiện như một bên trung gian tài
- chính. Họ là bên có đủ khả năng, đủ nguồn lực để điều tra và thẩm định thông tin về người đi vay để làm sao giảm thiểu lựa chọn bất lợi thông qua các yêu cầu cung cấp thông tin và thẩm định nhiều yếu tố để lựa chọn đúng người đi vay và giúp lựa chọn bất lợi giảm thấp nhất có thể. Khi lựa chọn đúng người đi vay thì rủi ro đạo đức cũng giảm do ngân hàng có đủ khả năng để giám sát quá trình sử dụng nguồn vay vào đúng mục đích đã đưa ra trước đó sau khi tiến hành giải ngân cho người đi vay. Thế nên, ngân hàng là một tổ chức chuyên nghiệp, là bên trung gian tài chính có đầy đủ nguồn lực, quy trình để có khả năng giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin, từ đó giảm thiểu lựa chọn bất lợi và giảm thiểu rủi ro đạo đức. Khả năng này của ngân hàng khiến nó trở thành một định chế tài chính trung gian quan trọng. Các định chế tài chính trung gian là kênh dẫn vốn từ những người tiết kiệm đến những người đầu tư: nhận tiền gửi từ khách hàng và sử dụng quỹ tiền gửi đó để tài trợ cho các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hoặc các nhu cầu khác trong nền kinh tế. Sự tham gia của các định chế tài chính trung gian cho phép các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh với thời hạn dài, trong khi cũng cho phép những người gửi tiền (người tiết kiệm) có thể rút tiền ngay lập tức khi có nhu cầu. Khi giữ vai trò trung gian giữa những người tiết kiệm và người đi vay cuối cùng trong nền kinh tế, các định chế tài chính trung gian đang thực hiện một chức năng kinh tế quan trọng: chức năng biến đổi kỳ hạn (maturity transformation), biến đổi các khoản tiết kiệm với kỳ hạn ngắn thành những khoản đầu tư với kỳ hạn dài1. Nếu không có ngân hàng, người ta sẽ không tìm thấy được bên nào đủ uy tín để giữ tiền nhàn rỗi của mình trong bối cảnh bản thân họ chưa có khả năng đầu tư hoặc chưa tìm thấy cơ hội đầu tư. Mặt khác, những người có nhu cầu đầu tư hoặc những người có nhu cầu tiêu dùng vượt khả năng hoặc số tiền mà họ đang có cũng không có nơi để tiếp cận nguồn vốn. Bên cạnh đó, khi thực hiện khả năng chuyển đổi kỳ hạn, ngân hàng phải hứng chịu các rủi ro bao gồm rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh toán là rủi ro đến từ người đi vay ngân hàng khi những người này chậm trả hoặc không trả khi đã đến kỳ hạn thanh toán khoản nợ. Những khoản chậm thanh toán này được gọi là nợ xấu. Khi tỷ lệ nợ xấu tăng cao, ngân hàng sẽ rơi vào tình 1 Nội dung từ báo cáo tóm tắt thông báo giải thưởng của Uỷ ban Giải thưởng Nobel. Chi tiết tại: https://www.nobelprize.org/uploads/2022/10/advanced-economicsciencesprize2022-2.pdf.
- trạng thiếu tiền để trả lại cho những người đã gửi tiền vào ngân hàng trước đó (vì ngân hàng buộc phải đáp ứng nhu cầu của những người gửi cho chúng một cách ngay lập tức để đảm bảo mức độ uy tín và giúp cho hoạt động ngân hàng vẫn tồn tại) Rủi ro thanh khoản sẽ xuất hiện trong 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là khi tình trạng nợ xấu tăng cao đến mức ngân hàng không thể tiến hành thanh khoản cho những người đã gửi tiền vào ngân hàng. Trường hợp thứ hai là khi kỳ hạn thanh khoản là ngắn hạn nhưng kỳ hạn thanh toán là dài hạn. Khi yêu cầu thanh khoản đồng loạt xuất hiện do sự có mặt của tình trạng bất lợi (ví dụ như tin đồn) sẽ khiến hiện tượng bank-run xuất hiện. Việc kỳ hạn của những khoản tiền cho vay chưa đến nhưng kỳ hạn của các khoản tiền gửi vào ngân hàng đồng loạt bị bẻ gãy khiến ngân hàng không đủ tiền để đáp ứng do các khoản vay chưa được thu hồi dẫn đến rủi ro thanh khoản. Vì là bên trung gian tài chính đứng ra để hứng chịu các rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản trên, ngân hàng thường đặt lãi suất tiền gửi thấp hơn lãi suất cho vay. Khoảng chênh lệch sẽ là phần thưởng cho ngân hàng (chủ thể trung gian hứng chịu rủi ro) và sử dụng số tiền này để tạo ra lợi nhuận và duy trì hoạt động. Những lý do trên đã giúp cho ngân hàng có thể tồn tại hàng thế kỷ và ngày càng phát triển, gắn chặt với nền kinh tế các quốc gia.
- Câu 2: Dựa vào quy định về hoạt động ngân hàng, hãy cho biết những hoạt động sau có là hoạt động ngân hàng không? Vì sao. (1) Hoạt động của tiệm cầm đồ; Hoạt động trên không phải là hoạt động ngân hàng. Hoạt động cầm đồ và hoạt động ngân hàng đều có nhiều điểm tương đồng với nhau như đều cung cấp dịch vụ cho vay tiền, yêu cầu tài sản đảm bảo cho khoản vay (cầm cố hoặc thế chấp) và đều thu lãi suất trên khoản vay. Tuy nhiên có nhiều sự khác biệt rõ nét được pháp luật quy định: Hoạt động của dịch vụ cầm đồ được coi là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Luật Đầu tư 2020 (phụ lục 4) thì sẽ được quản lý bởi cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, mức lãi suất được dựa trên luật dân sự (điểm 6 Điều 29 Nghị định 96/2016/NĐ-CP) không được vượt quá 20%/năm (Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015); Hoạt động ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước, lãi suất của hoạt động ngân hàng có thể theo thỏa thuận giữa các bên hoặc do Ngân hàng nhà nước ấn định khi có diễn biến bất thường (Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, Điều 12 Luật Ngân hàng nhà nước 2010). Và hầu như lãi suất của hoạt động tiệm cầm đồ sẽ có xu hướng cao hơn của hoạt động ngân hàng. Thêm vào đó, hoạt động cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ 2. Còn hoạt động ngân hàng là gồm những hoạt động như: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản 3 và các hoạt động khác thuộc Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010. Một bên là lấy lãi thông qua tài sản đảm bảo, còn một bên thì có nhiều hoạt động khác ngoài lấy lãi dựa trên khoản vay hay có các tài sản đảm bảo. (2) Hoạt động kinh doanh sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; Đây không phải là hoạt động ngân hàng. Theo khoản 13 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Và theo đó sẽ có các điều khoản khác nhau được quy định theo luật này. Cụ thể như theo khoản 16 2 Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015. 3 Khoản 12 Điều 14 Luật các tổ chức tín dụng 2010.
- Điều 4 có thể được hiểu chung quy là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt động chính là cung cấp các sản phẩm bảo vệ tài chính trước những rủi ro về sức khỏe, tính mạng, thương tật… của người mua bảo hiểm. Còn hoạt động của Ngân hàng thì gồm các hoạt động chính như huy động vốn và cho vay, cung cấp các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh… như quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các hoạt động khác thuộc Điều 98 Luật các tổ chức tín dụng 2010. Bên cạnh đó mức lãi suất của hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên hoặc được ấn định theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 12 Luật Ngân hàng nhà nước 2010), còn hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thì không giống nhau về mức phí phải thu vì Căn cứ tại Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giới tính, độ tuổi, sức khỏe, ngành nghề và những quyền lợi đi kèm mà người mua mong muốn. Quyền lợi càng nhiều thì mức phí sẽ càng cao. Tất nhiên, với các trường hợp rủi ro cao thì phí bảo hiểm cũng tính cao hơn bình thường4. (3) Hoạt động cho vay ký quỹ của công ty chứng khoán; Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ như Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Và theo khoản 2 Điều 8 Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định như sau: “Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán.” Như vậy giao dịch cho vay ký quỹ của công ty chứng khoán cũng có thể được xem là một hoạt động ngân hàng5. 4 Nguyễn Trần Cao Kỵ, Thư viện pháp luật, https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839CBD7- hd-hop-dong-bao-hiem-nhan-tho-phai-dam-bao-nhung-noi-dung-gi-mua-bao-hiem-nhan-tho-mot-lan-ton-bao- nhi.html, tham khảo ngày 03/3/2024. 5 Hồ Ngọc Tú, Hoạt động ngân hàng ngầm: Kinh nghiệm các nước và kiến nghị cho Việt Nam, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?dDocName=MOFUCM117186, tham khảo ngày 03/03/2024.
- (4) Hoạt động của công ty cho vay ngang hàng (P2P Lending) (ví dụ như hoạt động của công ty TIMA); Đây không phải là hoạt động ngân hàng. Căn cứ theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì không có quy định về vay ngang hàng. Hoạt động cho vay ngang hàng không được xếp vào một dạng hoạt động cấp tín dụng6. Theo quy định tại Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, “cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”7 và “cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” 8. “Cho vay” và “cấp tín dụng” theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng luôn đòi hỏi bên cho vay hoặc bên cấp tín dụng phải là một tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Trong khi đó, hoạt động của công ty cho vay ngang hàng (P2P Lending) (ví dụ như hoạt động của công ty TIMA) là cung cấp nền tảng kết nối người cho vay và người vay, không trực tiếp là bên cho vay hoặc bên vay thì rõ ràng, doanh nghiệp trung gian này không phải là tổ chức tín dụng theo nghĩa của Luật Các tổ chức tín dụng. (5) Hoạt động ngân hàng bán sản phẩm bảo hiểm (Bancassurance); Đây không phải là hoạt động ngân hàng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 và khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì hoạt động ngân hàng là việc thực hiện thường xuyên một trong ba nghiệp vụ: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Trong khi đó, Bancassurance chỉ là hoạt động mà ngân hàng cung cấp các sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng, không phải là một trong ba nghiệp vụ trên. (6) Dịch vụ ví điện tử. 6 Nguyễn Quốc Anh, Tạp chí Kinh tế và dự báo, https://kinhtevadubao.vn/luat-phap-hoa-hoat-dong- cho-vay-ngang-hang-tai-viet-nam-27130.html, tham khảo ngày 03/03/2024. 7 Khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010. 8 Khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
- Khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP quy định: “ Dịch vụ ví điện tử là dịch vụ cung cấp cho khách hàng một tài khoản điện tử định danh do các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán tạo lập trên vật mang tin (như chip điện tử, sim điện thoại di động, máy tính...), cho phép lưu giữ một giá trị tiền tệ được đảm bảo bằng giá trị tiền gửi tương đương với số tiền được chuyển từ tài khoản thanh toán của khách hàng tại ngân hàng vào tài khoản đảm bảo thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử theo tỷ lệ 1:1.” Bên cạnh đó, điểm c khoản 2 Thông tư 39/2014/TT-NHNN quy định về các loại dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có bao gồm dịch vụ ví điện tử. Dịch vụ trung gian thanh toán là hoạt động làm trung gian kết nối, truyền dẫn và xử lý dữ liệu điện tử các giao dịch thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ thanh toán9. Như vậy, có thể thấy, dịch vụ ví điện tử không phải là hoạt động ngân hàng. Bởi dịch vụ này không là một trong ba nghiệp vụ được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 và khoản 12 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tại khái niệm về dịch vụ ví điện tử đã xác định chức năng của loại hình này là lưu giữ một giá trị tiền tệ và dịch vụ này chỉ là trung gian giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và người sử dụng dịch vụ, bản thân nó không cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. (7) Dịch vụ Buy Now, Pay Later (Mua ngay, trả sau). Đây là hoạt động ngân hàng, cụ thể là hoạt động cấp tín dụng được quy định tại khoản 14 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Từ điều khoản trên, có thể thấy bản chất của hoạt động cấp tín dụng là cho phép các cá nhân, tổ chức sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả. Dịch vụ Buy Now, Pay Later (Mua ngay, trả sau) có thể hiểu là dịch vụ cho phép một tổ chức thứ ba đứng ra trả tiền cho người bán thay người mua và người mua sẽ trả sau cho tổ chức thứ ba đó trong một khoảng thời gian cho phép. Tổ chức thứ ba giống như một tổ chức cung cấp tiền cho khách hàng và nhận lại nó sau một khoảng thời gian nhất định, vậy bản chất của dịch vụ này giống với dịch vụ cấp tín dụng. 9 Khoản 10 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.
- Câu 3: Tại sao ngân hàng lại nhạy cảm với tin đồn? Tại sao khi tin đồn xảy ra rất dễ dẫn đến tình trạng “Bank-Run”? Lý giải. Thứ nhất, ngân hàng nhạy cảm với tin đồn vì: Ngân hàng được xem là bên trung gian giữa người gửi tiền và người đi vay. Vai trò của ngân hàng ở vị trí này chính là chuyển đổi kỳ hạn và là bên đứng ra chịu các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình chuyển đổi kỳ hạn, bao gồm rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản. Tiền gửi của bên gửi tiền là nợ ngắn hạn đối với ngân hàng. Và ngân hàng sẽ dùng số tiền này chuyển đổi thành các khoản vay dài hạn 10. Khi thực hiện vai trò chuyển đổi kỳ hạn của mình, ngân hàng sẽ sử dụng các khoản tiền gửi ngắn hạn từ những người tiết kiệm cho các nhà đầu tư hoặc những người có nhu cầu tiêu dùng vượt khả năng chi trả trong một khoản thời gian trung hạn và dài hạn. Vì đứng ở vị trí trung gian như thế này, khi yêu cầu thanh khoản đồng loạt xuất hiện do sự có mặt của tình trạng bất lợi (ví dụ như tin đồn) sẽ dẫn đến nguy cơ khiến hiện tượng Bank-run xuất hiện. Chính điều này khiến cho ngân hàng sẽ trở nên nhạy cảm với tin đồn. Bởi lẽ, khi người dân đến rút tiền hàng loạt cùng một lúc, vượt quá khoản dự trù mà ngân hàng có thể chi trả, ngân hàng lúc này không còn đủ nguồn lực nhưng lại không thể thu hồi các khoản vay và đầu tư trước thời hạn và bên vay tiền họ không bao giờ muốn bị đòi trước hạn. Việc kỳ hạn của những khoản tiền cho vay chưa đến nhưng kỳ hạn của các khoản tiền gửi vào ngân hàng đồng loạt bị bẻ gãy khiến ngân hàng không đủ tiền để đáp ứng do các khoản vay chưa được thu hồi, khiến cho ngân hàng có thể phải đứng trước bờ vực phá sản. Chính vì những lí do trên, ngân hàng rất nhạy cảm với tin đồn. Thứ hai, khi tin đồn xảy ra rất dễ dẫn đến tình trạng “Bank - Run” vì: Tâm lý của người dân khi ngân hàng xuất hiện tin đồn sẽ chuyển từ lạc quan sang hoảng loạn. Những “nhà đầu tư” này sợ hãi việc bản thân họ sẽ mất trắng một khoảng tiền lớn, không thể đòi lại được khi ngân hàng phá sản. Họ thường luôn có suy nghĩ rằng phải đảm bảo hệ số an toàn tài chính, vì thế đối với họ, việc tháo chạy hay rút tiền hàng loạt là thượng sách hàng đầu. Ví dụ, điển hình là sau khi thông tin liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát được công bố, một số kẻ gian đã lợi dụng, tung tin đồn tiêu cực như nhanh chóng đi rút tiền gửi, công an bảo kê cho ngân 10 Võ Đình Trí, Đầu tư tài chính, https://dttc.sggp.org.vn/khung-hoang-ngan-hang-dan-den-khung- hoang-kinh-te-post98713.html, tham khảo ngày 02/3/2024.
- hàng lừa đảo đã gây ảnh hưởng lớn đến ngân hàng SCB 11 khiến tâm lý người dân hoang mang, kích động và tình trạng “bank - run” cứ thế xảy ra. 11 Đỗ Như, Tạp chí Vneconomy, https://vneconomy.vn/bo-cong-an-yeu-cau-ngung-xuyen-tac-kich- dong-nguoi-dan-rut-tien-tai-ngan-hang-scb.htm, tham khảo ngày 03/3/2024.
- Câu 4: Luật ngân hàng sẽ điều chỉnh những mối quan hệ nào? Lấy ví dụ? Nguồn của Luật ngân hàng bao gồm những loại nào? Trình bày thứ tự áp dụng? Đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng là các quan hệ xã hội và gồm 03 nhóm chính như sau12: - Thứ nhất, các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Chủ thể của nhóm quan hệ bao gồm: Chủ thể quản lý (Chính phủ, các bộ và các cơ quan ngang bộ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng) và Chủ thể chịu sự quản lý (các cá nhân, các tổ chức kinh tế khác, đặc biệt là các tổ chức tín dụng). Ví dụ: Quan hệ quản lý giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với các chủ thể chịu quản lý trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia; Quan hệ cấp, thu hồi giấy phép hoạt động, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng, xử lý vi phạm hành chính… giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng. - Thứ hai, các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản trị, điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thủ tục, trình tự thành lập, hoạt động, giải thể, cơ cấu tổ chức, điều hành quản trị của các tổ chức tín dụng, các chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng. Ví dụ: Các thủ tục nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước như bổ nhiệm kế toán trưởng Ngân hàng chính sách xã hội được thực hiện bởi Ngân hàng nhà nước hay các thủ tục nội bộ trong Ngân hàng nhà nước như thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chức, viên chức và người lao động thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam được thực hiện bởi Vụ Tổ chức cán bộ. - Thứ ba, các quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động ngân hàng. Các chủ thể quan hệ trên tham gia bao gồm: Giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác không phải tổ chức tín dụng có thực hiện hoạt động ngân hàng mà được Nhà nước cấp phép và các cá nhân, tổ chức (tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước…, trong một số trường hợp có thể là kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng) 12 Nguyễn Văn Vân, Giáo trình luật ngân hàng (2015), tái bản lần thứ nhất, nxb Hồng Đức, TP.HCM, tr.63.
- Ví dụ: Quan hệ bảo lãnh cho các TCTD giữa NHNNVN và các TCTD; quan hệ phát sinh trong quá trình cung ứng các dịch vụ thanh toán, cấp tín dụng, nhận tiền gửi… giữa TCTD và khách hàng. Nguồn của luật ngân hàng và thứ tự áp dụng các nguồn của luật ngân hàng: Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản luật có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng, gồm có các văn bản luật và các văn bản dưới luật. Căn cứ Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, nguồn của luật ngân hàng gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật, có thể được trình bày theo thứ tự sau: (1) Hiến pháp 2013 quy định về chế độ kinh tế, định hướng phát triển cơ cấu nền kinh tế, thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế, chính sách tài chính và tiền tệ quốc gia 13 được ghi nhận tại các điều 50, 51, 52, 70, 88… Hiến pháp 2013. Hiến pháp là đạo luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. (2) Các đạo luật có các quy phạm pháp luật về ngân hàng như + Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 + Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 + Luật Các tổ chức tín dụng 2010 + Luật Doanh nghiệp 2020… Các văn bản dưới luật có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng như: (3) Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành (4) Nghị định do Chính phủ ban hành; (5) Quyết định của Thủ tướng chính phủ; (6) Các văn bản pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam, do các bộ ban hành (7) Các hiệp định, điều ước quốc tế và tập quán, thông lệ quốc tế mà Nhà nước Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn hoặc gia nhập (trong lĩnh vực thương mại, tài chính, ngân hàng) → Thi hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật trong nước. 13 Nguyễn Văn Vân, Giáo trình luật ngân hàng (2015), tái bản lần thứ nhất, nxb Hồng Đức, TP.HCM, tr.72.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn