Bài tập tự luyện: Dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng
lượt xem 10
download
Xin giới thiệu tới các bạn học sinh lớp 12 chuẩn bị thi Đại học, Cao đẳng tài liệu "Bài tập tự luyện: Dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng". Tài liệu gồm có 21 câu hỏi trắc nghiệm do thầy Đoàn Công Thạo biên soạn và giảng dạy. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập tự luyện: Dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đặng Việt Hùng) Dao động cưỡng bức, cộng hưởng. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC, HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: ĐOÀN CÔNG THẠO Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng“ thuộc khóa học LTĐH KIT-1 : Môn Vật lí (Thầy Đoàn Công Thạo) website Hocmai.vn. Để giúp các bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng “ sau’đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Câu 1: Thế nào là dao động tự do? A. Là dao động tuần hoàn B. Là dao động điều hoà C. Là dao động không chịu tác dụng của lực cản D. Là dao động phụ thuộc vào các đặc tính riêng của hệ, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Câu 2: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là: A. Tần số dao động C. Chu kì dao động B. Pha ban đầu D. Tần số góc Câu 3: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của sự cộng hưởng: A. Chu kì của lực cưỡng bức phải lớn hơn chu kì riêng của hệ B. Lực cưỡng bức phải lớn hơn hoặc bằng một giá trị F0 nào đó C. Tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ D. Tần số của lực cưỡng bức phải lớn hơn nhiều tần số riêng của hệ Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học? A. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ. B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường. C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy. D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy. Câu 5: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức. B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức. C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức. D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức. Câu 6:Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc. A. Pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. B. Biên độ của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. C. Tần số của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. D. Hệ số lực cản của ma sát nhớt. tác dụng lên vật Câu 7.Phát biểu nào sau đây là không đúng. A. Biên độ của dao động riêng chỉ phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu để tạo lên dao động. B. Biên độ của dao động tắt dần giảm dần theo thời gian. C. Biên độ của dao động duy trì phụ thuộc vào phần năng lượng cung cấp thêm cho dao động trong mỗi chu kỳ. D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức Câu 8.Phát biểu nào sau đây là không đúng. A. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng. B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức. C. Chu kỳ của dao động cưỡng bức không bằng chu kỳ của dao động riêng. D. Chu kỳ của dao động cưỡng bức bằng chu kỳ của lực cưỡng bức. Câu 9.Phát biểu nào sau đây là đúng. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào. A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đặng Việt Hùng) Dao động cưỡng bức, cộng hưởng. B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật. D. hệ số cản của ma sát nhớt. tác dụng lên vật. Câu 10.Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai. A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức. B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ. C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần sốcủa ngoại lực cưỡng bức. D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độcủa ngoại lực cưỡng bức. Câu 11: Chọn câu trả lời đúng khi nói về dao động cưỡng bức: A. là dao động chịu tác động của lực không đổi B. là dao động điều hòa có dạng hình sin C. tần số của dao động là tần số riêng của hệ D. có biên độ thay đổi theo thời gian Câu 12: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức: A.Là dao động dưới tác dụng của ngoai lực biến thiên tuần hoàn B.Là dao động điều hoà C.Có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức D.Biên độ dao động thay đổi theo thời gian Câu 13: Biên độ của dao động cưỡng bức A. giảm dần theo thời gian B. bằng biên độ của ngoại lực C. tỉ lệ thuận với biên độ của ngoại lực D. không thay đổi khi tấn số ngoại lực tăng Đáp án:C Câu 14: Khi tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ thì xảy ra hiện tượng: A. Biên độ dao động đạt giá trị cực đại B. Bằng giá trị biên độ ngoại lực C. Biên độ dao động đang tăng nhanh D. Biên độ dao động bằng 0 Câu 15: Chọn phát biểu sai: A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn B. Dao động duy trì dưới tác dụng của ngoại lực có tần số riêng bằng tần số riêng của hệ C. Trong quá trình chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn hệ luôn dao động với tần số của ngoại lực. D. Dao đông duy trì và dao động cưỡng bức khi có cộng hưởng đều có tần số góc bằng tần số riêng của hệ Câu 16: Giảm xóc của ôtô là áp dụng của A. dao động tắt dần B. dao động tự do C. dao động duy trì D. dao động cưỡng bức Câu 17: Coi môi trường tạo nên lực cản cũng thuộc về hệ dao động thì dao động của vật có thể coi là A. dao động tự do B. dao động điều hòa C. dao động duy trì D. dao động cưỡng bức Câu 18: Đối với một hệ dao động thì ngoại lực trong dao động duy trì và dao động cưỡng bức cộng hưởng khác nhau vì: A. tần số khác nhau B. Biên độ khác nhau C. Pha ban đầu khác nhau D. Ngoại lực dao động cưỡng bức độc lập với hệ còn dđ duy trì ngoại lực được điều khiển bởi một cơ cấu liên kết với hệ. Câu 19: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước dài 45cm. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3s. Để nước trong xô bị dao động mạnh nhất người đó phải đi với tốc độ A.3,6m/s. B.4,2km/s. C.4,8km/h. D.5,4km/h. Câu 20. Một tấm ván bắc qua một con mương có tần số dao động riêng là 0,5Hz. Một người đi qua tấm ván với bao nhiêu bước trong 12 giây thì tấm ván bị rung lên mạnh nhất? Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 -
- Luyện thi đại học KIT-1: Môn Vật Lí ( Thầy Đặng Việt Hùng) Dao động cưỡng bức, cộng hưởng. A. 8 bước. B. 6 bước. C. 4 bước. D. 2 bước. Câu 21.Một con lắc lò xo gồm vật m=1kg, k=40N/m, được treo trên trần một toa tàu, chiều dài thanh ray dài 12,5m, ở chổ nối hai thanh ray có một khe nhỏ. Tàu chạy với vận tốc bao nhiêu thì con lắc dao động mạnh nhất? Lấy 2 = 10. A. 12,56m/s B. 500m/s C. 40m/s D. 12,5m/s Giáo viên : Đoàn Công Thạo Nguồn : Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Bài tập tự luyện Vật lý: Tổng hợp dao động điều hòa (P1)
5 p | 1015 | 356
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Bài tập tự luyện Vật lý: Tổng hợp dao động điều hòa (P2)
5 p | 479 | 131
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Bài tập tự luyện Vật lý: Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức
3 p | 592 | 116
-
Các dạng bài tập về mạch dao động điện từ
7 p | 455 | 78
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Nạp năng lượng của mạch dao động điện từ (Bài tập tự luyện)
3 p | 249 | 64
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Bài tập tự luyện Vật lý: Dao động tắt dần, duy trì con lắc đơn
2 p | 250 | 50
-
Bài tập tự luyện: Ôn tập Dao động điều hòa - Phần 1
0 p | 307 | 47
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Lý thuyết về mạch dao động điện từ (đáp án bài tập tự luyện)
6 p | 243 | 43
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Bài tập tự luyện Vật lý: Một số bài toán về dao động tắt dần (P3)
2 p | 158 | 31
-
Luyện thi ĐH KIT 1 (Đặng Việt Hùng) - Bài toán tìm vị trí dao động cực đại, cực tiểu P2 (Bài tập tự luyện)
3 p | 235 | 24
-
Đáp án bài tập tự luyện: Ôn tập Dao động điều hòa - Phần 2
0 p | 137 | 15
-
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ
2 p | 102 | 8
-
Bài tập tự luyện: Ôn tập Dao động điều hòa - Phần 2
0 p | 112 | 8
-
Đáp án bài tập tự luyện: Mạch dao động LC, thu phát sóng vô tuyến
0 p | 157 | 7
-
Bài tập rèn luyện Các loại dao động
6 p | 89 | 5
-
Đáp án bài tập tự luyện: Dao động cưỡng bức, hiện tượng cộng hưởng
0 p | 190 | 3
-
Bài tập tự luyện: Mạch dao động LC, thu phát sóng vô tuyến
0 p | 96 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn