Bài tiểu luận Lý luận dạy học bộ môn Khoa học tự nhiên: Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7 bằng kỹ thuật trạm
lượt xem 8
download
Bài tiểu luận Lý luận dạy học bộ môn Khoa học tự nhiên "Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7 bằng kỹ thuật trạm" được nghiên cứu với mục tiêu nhằm giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo các kỹ thuật dạy học tích cực vào trong các chủ đề của bộ môn Khoa học Tự nhiên ở trường phổ thông. Hiểu được các cơ sở lý luận trong việc thiết kế hoạt động dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên, chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận Lý luận dạy học bộ môn Khoa học tự nhiên: Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7 bằng kỹ thuật trạm
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ KHOA SINH HỌC ---------- BÀI TIỂU LUẬN LÝ LUẬN DẠY HỌC BỘ MÔN KHTN TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 BẰNG KỸ THUẬT TRẠM Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Diệu Phương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Lộc Khoa : Khoa Sinh học Lớp : KHTN 3 Mã số sinh viên : 21S1070001 Huế, 12/2023
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................... 2 1.1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................2 1.2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3 1.3. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3 1.5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3 1.6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................3 1.7. Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................3 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... ...4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... .. 4 1.1. Đặc điểm môn Khoa học Tự nhiên ....................................................................4 1.2. Đặc điểm môn học Khoa học Tự nhiên 7 chủ đề vật sống .................................5 1.2.1. Cấu trúc, nội dung chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7 ......................5 1.2.2. Yêu cầu cần đạt ...............................................................................................7 1.3. Tình hình thiết kế hoạt động dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên 7 .................12 1.3.1. Một số khái niệm liên quan đến kỹ thuật dạy học và các kỹ thuật dạy học tích cực14 1.3.2. Quy trình xây dựng hoạt động dạy học bằng kỹ thuật trạm ............................16 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ........................................................................20 2.1. Những thuận lợi trong dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm ..................20 2.2. Những khó khăn trong dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm .................20 2.3. Những điều cần lưu ý trong dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm .........20 CHƯƠNG 3. VẬN DỤNG KỸ THUẬT DẠY HỌC TRẠM VÀO CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG CHƯƠNG TRÌNH KHTN 7 ................................................................... ..22 3.1. Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật” KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm…………………………………………………..22 3.2. Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Cảm ứng ở sinh vật” KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm…………………………………………………………………………………26 3.3. Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật” KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm………………………………………………………………..32 3.4.Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Sinh sản ở sinh vật” KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm…………………………………………………………………………………36 KẾT LUẬN………………………………………………………………………..42 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………….43 1
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giáo dục được xem là nền tảng của sự phát triển bền vững của một đất nước. Theo dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Việt Nam, mục tiêu tổng quát đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc [5]. 10 giải pháp nhằm phát triển giáo dục Việt Nam được đề cập trong dự thảo chiến lược bao gồm: Hoàn thiện thể chế; đổi mới công tác quản lý giáo dục; thực hiện công bằng trong tiếp cận giáo dục; phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của người dân; đổi mới chương trình, nội dung phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; bảo đảm nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho phát triển giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục; thúc đấy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, ứng dụng chuyển giao gắn liền với đào tạo; tăng cường hội nhập quốc tế [5]. Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung và dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên nói riêng luôn được quan tâm và đầu tư đáng kể. Khoa học Tự nhiên là một môn học mới bắt đầu từ chương trình GDPT 2018, là môn học gắn liền lí thuyết với thực nghiệm nên việc đưa ra các phương pháp dạy học, thiết kế các hoạt động dạy học nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức từ những khái niệm trừu tượng, phức tạp trở nên đơn giản và dễ hiểu hơn là hết sức cần thiết. Chương trình môn Khoa học Tự nhiên có nhiều tiềm năng để xây dựng các hoạt động dạy học dựa trên các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm giúp học sinh có thể phát huy tính tích cực của mình chiếm lĩnh kiến thức, hình thành các kĩ năng, nhận ra giá trị và phẩm chất của bản thân. Trong đó kĩ thuật dạy học trạm là kĩ thuật thể hiện quan điểm, chiến lược dạy học hợp tác, có tác dụng kích thích tư duy sáng tạo và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kỹ năng trình bày. Trước thực trạng và những trăn trở đó, tôi quyết định chọn đề tài “Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7 bằng kỹ thuật trạm” làm đề tài tiểu luận môn Phương pháp dạy học môn Khoa học Tự nhiên. Nghiên cứu này nhằm công cấp một số thiết kế hoạt động dạy học bộ môn KHTN 7 trong chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm với mong muốn tạo ra các kế hoạch bài dạy có sử dụng kỹ thuật trạm vào chủ 2
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN đề vật sống, góp phần vào sự phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học hiện nay, với mục tiêu lấy người học làm trung tâm và đổi mới phương pháp dạy học ở bộ môn Khoa học Tự nhiên này. 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo các kỹ thuật dạy học tích cực vào trong các chủ đề của bộ môn Khoa học Tự nhiên ở trường phổ thông. - Hiểu được các cơ sở lý luận trong việc thiết kế hoạt động dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên, chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm. - Thiết kế được hoạt động dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên, chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Chủ đề vật sống chương trình môn Khoa học Tự nhiên 7 và phương pháp dạy học chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về thiết kế hoạt động dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên, chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm. - Thiết kế hoạt động dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên, chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm. 1.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng kế hoạt dạy học chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7 bằng kỹ thuật trạm. - Nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, đánh giá thực trạng về việc xây dựng kế hoạt dạy học chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7 bằng kỹ thuật trạm làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. - Thiết kế một số hoạt động dạy học chủ đề vật sống bộ môn KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm. 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra tình hình hoạt động dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên 7, chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm. - Phương pháp đánh giá hoạt hoạt động dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên 7, chủ đề vật sống bằng kỹ thuật trạm. - Phương pháp xử lý số liệu. 1.7. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đề xuất được quy trình xây dựng kế hoạch dạy học chủ đề vật sống môn KHTN 7 bằng kỹ thuật trạm. - Thiết kế được ví dụ minh hoạ kế hoạch dạy học chủ đề vật sống môn KHTN 7, bằng kỹ thuật trạm. 3
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. ĐẶC ĐIỂM MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp HS tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động [3]. Khoa học Tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học Tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Vì vậy, trong môn Khoa học Tự nhiên, những nguyên lý, khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung. Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lý của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung. Khoa học Tự nhiên là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Qua thực hành, thí nghiệm, năng lực tìm tòi, khám phá của học sinh được hình thành và phát triển. Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức, kiến thức khoa học, năng lực tìm tòi khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. Khoa học Tự nhiên luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Do vậy giáo dục phổ thông cần phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kỹ thuật. Đặc điểm này đòi hỏi chương trình môn Khoa học Tự nhiên phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm tòi, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lí, cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Khoa học Tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học Tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM-STEAM (Science, Technology, Engineering, Arts, Mathematics) – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học Tự nhiên là môn học bắt buộc, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở 4
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN cấp tiểu học; hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông, môn KHTN được tổ chức theo các chủ đề. Mỗi chủ đề bao gồm nhiều đơn vị kiến thức nhỏ hơn, bản tóm tắt nội dung các chủ đề khoa học, trong đó có chủ đề “Vật sống”, các nguyên lý, khái niệm chung của khoa học và năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh trong môn KHTN được thể hiện trong sơ đồ hình 1 dưới đây [6]. Hình 1. Sơ đồ minh hoạ sự liên kết của các trục: Chủ đề khoa học – Các nguyên lý, khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực. 1.2.1. Cấu trúc, nội dung chủ đề vật sống môn Khoa học Tự nhiên 7 Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục trong chủ đề vật sống ở cấp trung học cơ sở và môn Sinh học trong chương trình phổ thông được xây dựng theo hướng đồng tâm mở rộng. Theo đó, nội dung chủ đề vật sống ở cấp THCS tạo điều kiện cho học sinh mở rộng và học sâu hơn về nội dung, phương pháp nghiên cứu và ứng dụng nguyên lý công nghệ sinh học trong môn Sinh học của THPT. Do đó, nội dung chủ đề vật sống ở cấp trung học cơ sở bao gồm một hệ thống các chủ đề về thế giới được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, được phân bố lần lượt từ lớp 6 đến lớp 9 ở cấp THCS, làm nền tảng cho việc học tập môn Sinh học ở chương trình THPT, với các mục tiêu dạy học chuyên sâu hơn. Nội dung chủ đề vật sống vừa pahrn ánh các thuộc tính cơ bản của tổ chức sống, đi từ các cấp độ tổ chức nhỏ nhất đến lớn nhất, bao gồm các cấp độ phân tử, tế bào, cơ chế, quần thể, quần xã-hệ sinh thái, sinh quyển. Chương trình cũng giới thiệu các nguyên lý công nghệ ứng dụng sinh học nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn ngành nghề trong bối cảnh phát triển của công nghệ sinh học và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. 5
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN Tổng thời lượng chủ đề vật sống khoảng 182 tiết, chiếm 32,5% tổng thời lượng chương trình của môn Khoa học Tự nhiên ở trường phổ thông. Bảng 1. Cấu trúc và nội dung chủ đề vật sống của môn Khoa học Tự nhiên 7 [1] CHỦ ĐỀ VẬT SỐNG Thời lượng (năm học) LỚP 7 Trao đổi chất và - Khái quát trao đổi chất và 23% (32 tiết) Sinh học cơ thể chuyển hoá năng chuyển hoá năng lượng. (38%, 53 tiết) lượng ở sinh vật. - Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. - Chuyển hoá năng lượng ở tế bào. - Trao đổi khí. - Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở sinh vật. Cảm ứng ở sinh vật. - Cảm ứng ở sinh vật. 3% (4 tiết) - Cảm ứng ở động vật. - Tập tính ở động vật. - Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật. Sinh trưởng và phát - Cơ chế sinh trưởng ở thực 5% (7 tiết) triển ở sinh vật. và động vật. - Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. - Các nhân tố ảnh hưởng. - Điều hoà sinh trưởng và các phương pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển. Sinh sản ở sinh vật. - Khái niệm sinh sản ở sinh 7% (10 tiết) vật. - Sinh sản vô tính. - Sinh sản hứu tính. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật. - Điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật. 6
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN Cơ thể sinh vật là - Quan hệ giữa thế bào với một thể thống nhất. cơ thể và môi trường. - Quan hệ giữa các quá trình sinh lý trong cơ thể. 1.2.2. Yêu cầu cần đạt NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT - Khái quát trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. + Vai trò trao đổi chất và chuyển hoá - Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và năng lượng. chuyển hoá năng lượng. - Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể. + Chuyển hoá năng lượng ở tế bào. - Trình bày được quá trình chuyển hoá • Quang hợp năng lượng ở tế bào, bao gồm: • Hô hấp tế bào + Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. - Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. - Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. + Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh. + Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ thể hiện hai chiều tổng hợp và phân giải. + Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào. + Nêu được một số vận dụng hiểu biết về 7
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...). + Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh. + Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt. – Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. + Trao đổi khí. - Sử dụng hình ảnh để mô tả được quá trình trao đổi khí qua khí khổng của lá. - Dựa vào hình vẽ mô tả được cấu tạo khí khổng, nêu được chức năng của khí khổng. - Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người). + Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở - Nêu được vai trò của nước và các chất sinh vật. dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. - Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước. - Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể: + Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng củacây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây; + Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống); + Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá 8
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN trình thoát hơi nước; + Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; + Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước; + Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụở người); + Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người); + Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người. - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). - Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...). CẢM ỨNG Ở SINH VẬT - Khái niệm cảm ứng - Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở - Cảm ứng ở thực vật sinh vật. Lấy được ví dụ về các hiện - Cảm ứng ở động vật tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và - Tập tính ở động vật: Khái niệm, ví dụ,. động vật). - Vai trò cảm ứng đối với sinh vật - Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật. - Trình bày được cách làm thí nghiệm 9
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). - Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; lấy được ví dụ minh hoạ. - Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật. - Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật. - Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt). SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT - Khái niệm sinh trưởng và phát triển - Phát biểu được khái niệm sinh trưởng - Cơ chế sinh trưởng ở thực vật và động vật và phát triển ở sinh vật. Nêu được mối - Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. sinh vật. - Tiến hành được thí nghiệm chứng minh - Các nhân tố ảnh hưởng – điềuhoà sinh cây có sự sinh trưởng. trưởng và các phương pháp điều khiển sinh - Chỉ ra được mô phân sinh trên sơ đồ cắt trưởng, phát triển. ngang thân cây Hai lá mầm và trình bày được chức năng của mô phân sinh làm cây lớn lên. - Dựa vào hình vẽ vòng đời của một sinh vật (một ví dụ về thực vật và một ví dụ về động vật), trình bày được các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật đó. - Nêu được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật (nhân tố nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng). - Trình bày được một số ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn (ví dụ điều hoà sinh trưởng và phát triển ở 10
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN sinh vật bằng sử dụng chất kính thích hoặc điều khiển yếu tố môi trường). - Vận dụng được những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển sinh vật giải thích một số hiện tượng thực tiễn (tiêu diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng, phòng trừ sâu bệnh, chăn nuôi). - Thực hành quan sát và mô tả được sự sinh trưởng, phát triển ở một số thực, động vật. SINH SẢN Ở SINH VẬT – Khái niệm sinh sản ở sinh vật - Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh – Sinh sản vô tính vật. – Sinh sản hữu tính - Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở – Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật. sinh vật - Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân – Điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Dựa vào hình ảnh, phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ. - Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn. - Trình bày được các ứng dụng của sinh sản vô tính vào thực tiễn (nhân giống vô tính cây, nuôi cấy mô). - Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở sinh vật. Phân biệt được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. - Dựa vào sơ đồ mô tả được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật: + Mô tả được các bộ phận của hoa lưỡng tính, phân biệt với hoa đơn tính. + Mô tả được thụ phấn; thụ tinh và lớn lên của quả. - Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh) mô tả 11
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN được khái quát quá trình sinh sản hữu tính ở độngvật (lấy ví dụ ở động vật đẻ con và đẻ trứng). - Nêu được vai trò của sinh sản hữu tính và một số ứng dụng trong thực tiễn. - Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật. - Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn đời sống và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển số con, giới tính). Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây. CƠ THẾ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT –Dựa vào sơ đồ mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường (tế bào – cơ thể – môi trường và sơ đồ quan hệ giữa các hoạt động sống: trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng sinh trưởng, phát triển – cảm ứng – sinh sản) chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất. 1.3. Xu hướng hiện đại về phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển phẩm chất và năng lực học trong dạy học bộ môn Khoa học Tự nhiên Ngày nay, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực đang trở nên phổ biến trên thế giới. Dạy học phát triển phẩm chất và năng lực thể hiện sự quan tâm đến người học làm được gì sau quá trình đào tạo chứ không đơn thuần là biết được gì; quan tâm đến người dạy như thế nào để hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh chứ không chủ là dạy nội dung gì cho người học với mong muốn người học biết càng nhiều, dạy học hiện đại đặt ra hàng loạt yêu cầu đối với các yếu tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học để phát triển phẩm chất và năng lực của người học [1]. Xu hướng hiện đại được hiểu là khuynh hướng, chiều hướng mang tính mới, tiên tiến. Hiện đại về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học bao gồm các chiều hướng: Rèn luyện phương pháp học, hình thành kỹ năng tự học; phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức; tư 12
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN duy sáng tạo; kỹ năng thực hành,... [1]. Dạy học thực hành kĩ thuật (THKT) là một quá trình sư phạm do giáo viên tổ chức với mục đích giúp học sinh củng cố, vận dụng kiến thức và hình thành kĩ năng, kĩ xảo lao động; góp phần hình thành và phát triển năng lực kĩ thuật cho HS. Một trong những yếu tố quan trọng của dạy học THKT là môi trường dạy học. Môi trường dạy học THKT là môi trường mà trong đó trọng tâm là các yếu tố phương tiện và đối tượng thực hành luôn có sự tương tác và biến đổi, cùng với các yếu tố khác như tư liệu, nhiệm vụ thực hành, phương pháp và hình thức làm việc của GV, HV được thiết kế, tổ chức một cách phù hợp nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động thực hành của SV [2]. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực sẽ tạo ra môi trường học tập thúc đẩy hiệu quả làm việc của các nhóm SV, vừa đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu học tập, vừa phát triển được kĩ năng làm việc hợp tác (LVHT) - một trong những kĩ năng cần thiết cho HS trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế, dạy học THKT có nhiều kiểu bài dạy khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu và nội dung từng hoạt động thực hành. Để có thể phát triển kĩ năng LVHT cho HS trong quá trình thực hành, mỗi một nội dung THKT đều có thể sử dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khác nhau, thậm chí một nội dung có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật dạy học tích cực như: Kỹ thuật khăn trải bàn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật động não, kỹ thuật trạm, hợp tác nhóm,… Các kỹ thuật này đã được áp dụng vào các bài học làm tăng tính hứng thú, tò mò, tích cực của học sinh và đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả, hướng đến việc phát triển 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi cho học sinh. Trong đó, việc áp dụng các kỹ thuật dạy học vào các bài học nhằm hướng đến các phẩm chất chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo kết hợp với năng lực đặc thù của bộ môn KHTN đó là năng lực khoa học là điều cực kỳ cần thiết đã và đang được các nhà giáo dục áp dụng, thiết kế rất nhiều bài học dựa vào các kỹ thuật dạy học tích cực rất sinh động và hiệu quả. Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực là một định hướng đúng đắn, đáp ứng nhu cầu cho người học ở thế kỷ XXI. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực. Trong đó giáo viên sẽ giữ vai trò hướng dẫn và thiết kế nội dung giảng dạy, còn học sinh phải tự xây dựng kiến thức và hiểu biết riêng của mình thông qua khả năng tìm tòi, khám phá, sáng tạo, kiểm tra và quan sát. Vì vậy, việc thiết kế hoạt động dạy học các môn học nói chung và môn KHTN 7 nói riêng đã và đang được các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm và đã có nhiều thiết kế tạo nên các hoạt động dạy học hiệu quả nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của người học cực kỳ hiệu quả. Các bài học được thiết kế bằng nhiều hoạt động sáng tạo, hấp dẫn, tăng tính hứng thú cho người học, một số thiết kế hoạt động dạy 13
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN học như: Thiết kế hoạt động học tập theo chu trình trải nghiệm, chủ đề “vật sống” của tác giả Trương Thị Mai Anh và Phan Quang Duy; Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề tích hợp liên môn Khoa học Tự nhiên theo hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 8 của nhóm tác giả Trương Văn Thành và Triệu Thy Hoà,… Bên cạnh đó việc thiết kế và xây dựng các hoạt động dạy học bằng các kỹ thuật và phương pháp dạy học tích cực đang được các thầy cô giáo chú trọng và ngày càng đổi mới, sáng tạo. 1.3.1. Một số khái niệm và kỹ thuật dạy học tích cực Kỹ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của GV trong các tình huống cụ thể nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH.Trong dạy học có thể sử dụng các KTDH như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép, kĩ thuật động não-công não, kĩ thuật KWL và KWLH, ... Các KTDH tích cực có ý nghĩa đặc biệt trong việc khuyến khích sự tham gia của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư duy, sáng tạo và cộng tác làm việc của HS. Đây cũng chính là “công cụ” quan trọng góp phần phát triển PC, NL của HS. Một số KTDH tích cực có thể được áp dụng thuận lợi trong làm việc nhóm, tuy nhiên chúng cũng có thể được kết hợp thực hiện trong các hình thức dạy học toàn lớp. Có những KTDH sử dụng được ở các môn học, HĐGD khác nhau nhưng cũng có những KTDH sử dụng như KTDH đặc thù của môn học cụ thể. Điều này cho thấy, ngoài việc đầu tư lựa chọn PPDH, GV cũng cần quan tâm đến việc lựa chọn KTDH với các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, như đã nói, giữa PPDH và KTDH có mối quan hệ mật thiết, do đó việc lựa chọn PPDH hay KTDH không thể tách rời, có thể bắt đầu từ việc lựa chọn PPDH với hàng loạt KTDH có thể thực hiện trong PPDH đó rồi tiếp tục với việc lựa chọn các KTDH phù hợp trong từng tình huống nhất định. Kĩ thuật Động não - Công não (Brainstorming) là một kĩ thuật dạy học nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kĩ thuật động não do Alex Osborn (Mĩ) phát triển, dựa trên một kĩ thuật truyền thống từ Ấn độ [M2]. Kĩ thuật các mảnh ghép là cách thức tổ chức hoạt động học tập hợp tác trong đó HS sẽ hoàn thành một nhiệm vụ phức hợp qua hai vòng. Đầu tiên, HS hoạt động theo nhóm để giải quyết các nhiệm vụ thành phần sao cho mỗi cá nhân trở thành chuyên gia của vấn đề được giao. Sau đó, chuyên gia thuộc các vấn đề khác nhau sẽ kết hợp trong nhóm mới, chia sẻ lại vấn đề đã tìm hiểu để cùng giải quyết nhiệm vụ phức hợp ban đầu. 14
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN Hình 2. Minh hoạ sự sắp xếp học sinh hoạt động trong kỹ thuật “Các mảnh ghép” Kĩ thuật khăn trải bàn là cách thức tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác, kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm. HS sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bố trí như khăn trải bàn. Hình 3. “ Khăn trải bàn” dành cho nhóm người Kĩ thuật sơ đồ tư duy là một hình thức trình bày thông tin trực quan. Thông tin được sắp theo thứ tự ưu tiên và biểu diễn bằng các từ khoá, hình ảnh… Thông thường, chủ đề hoặc ý tưởng chính được đặt ở giữa, các nội dung hoặc ý triển khai được sắp xếp vào các nhánh chính và nhánh phụ xung quanh. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy, bảng hoặc thực hiện trên máy tính. Hình 4. Sơ đồ tư duy về nội dung chủ đề Lực (KHTN 6) 15
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN Kĩ thuật KWL và KWLH (Know - Want - Learn) là cách thức tổ chức hoạt động học tập trong đó bắt đầu bằng việc HS sử dụng bảng KWL để viết tất cả những điều đã biết và muốn biết liên quan đến vấn đề, chủ đề học tập. Trong và sau quá trình học tập, HS sẽ tự trả lời về những câu hỏi muốn biết và ghi nhận lại những điều đã học vào bảng. 1.3.2. Định hướng sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học đối với các loại nội dung kiến thức chủ đề khoa học “Vật sống” trong môn Khoa học tự nhiên Chủ đề khoa học: Vật sống Loại nội dung Đặc điểm Định hướng PP, Ví dụ minh họa kiến thức KTDH Cấu trúc, Đây là dạng kiến thức - Dạy học trực quan: Dạy học “Cấu tạo chức năng tính mô tả các thành Quan sát ngoài thiên và chức năng tế phần cấu tạo, cấu trúc nhiên, quan sát mẫu vật bào”: và chức năng của các trong phòng thí - Sử dụng dạy học hệ thống sống từ cấp nghiệm, quan sát tranh, trực quan: HS quan phân tử - tế bào – cơ ảnh, mô hình, video sát tranh hình về cấu thể - quần thể - hệ sinh clip. trúc tế bào. thái – sinh quyển. Các - Các phương pháp - KTDH: khăn trải kiến thức này chỉ đàm thoại (thuyết bàn. mang tính chất mô tả trình, vấn đáp, ...). nên khi dạy học cần sử - KTDH: khăn trải bàn, dụng phương tiện trực các mảnh ghép, KWL, quan. phòng tranh,… Cơ chế sinh lí Đây là dạng kiến thức - Dạy học trực quan: Dạy học “Quá trình và các quá về các cơ chế và quá Thí nghiệm biểu diễn, quang hợp”: trình sinh học trình sinh lí xảy ra ở thí nghiệm ảo, Video - Sử dụng Dạy học các cấp độ tổ chức clip, sơ đồ, tranh ảnh. trực quan. sống, bao gồm các quá - Sử dụng thí nghiệm - Sử dụng thí trình cơ bản như trao trong dạy học môn nghiệm trong môn đổi chất và chuyển hóa KHTN. KHTN: HS làm thí năng lượng; sinh - Dạy học hợp tác nghiệm chứng minh trưởng và phát triển; - Các phương pháp quá trình quang hợp sinh sản; cảm ứng; di đàm thoại, diễn giảng. thải oxygen và tạo tinh bột. 16
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN truyền – biến dị, tiến - Kĩ thuật dạy học: - Sử dụng kĩ thuật hóa;… động não, khăn trải dạy học động não- bàn, sơ đồ tư duy, công não. phòng tranh,… Quy luật và Đây là dạng kiến thức - Dạy học trực quan: Dạy học “Quy luật học thuyết về các quy luật như Video, tranh, ảnh, sơ di truyền của quy luật di truyền đồ, quan sát ngoài Mendel”: Mendel, quy luật sinh thiên nhiên. - Sử dụng dạy học thái học,..và các học - Sử dụng thí nghiệm trực quan như video thuyết như học thuyết trong dạy học môn hoặc tranh hình: HS tế bào, học thuyết KHTN quan sát và mô tả thí Darwin,.. - Dạy học giải quyết nghiệm, từ đó rút ra vấn đề. quy luật. - Các phương pháp - Sử dụng kĩ thuật đàm thoại, diễn giảng khăn trải bàn - Kĩ thuật dạy học: sơ đồ tư duy, khăn trải bàn, KWL, phòng tranh,… Kiến thức Đây là các kiến thức - Dạy học trực quan: Dạy học “Bệnh và ứng dụng ứng dụng hiểu biết về Video clip, quan sát tật di truyền ở vật sống trong thực thực tế. người”: Sử dụng tiễn như công nghệ - Dạy học dựa trên dự Dạy học dựa trên dự sinh học, y học, thực án. án: HS thực hiện dự phẩm, nông nghiệp,… - Dạy học giải quyết án Tìm hiểu một số vấn đề. bệnh di truyền ở địa - Dạy học theo định phương hướng STEM- STEAM. - Kĩ thuật dạy học: các mảnh ghép, phòng tranh, sơ đồ tư duy,… 1.3.3. Xây dựng hoạt động dạy học bằng kỹ thuật trạm Dạy học theo trạm là cách dạy học nhấn mạnh vào khả năng làm việc độc lập của các nhóm. Lớp học được chia thành nhiều trạm, bố trí ở các vị trí khác nhau trong lớp, mỗi trạm gắn với một nhiệm vụ cụ thể độc lập các trạm khác. Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ 17
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN ở mỗi trạm, sẽ luân phiên di chuyển đến các trạm tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ. Khi hoàn thành nhiệm vụ sớm có thể đến các trạm chờ. Cứ như thế cho đến khi thực hiện xong nhiệm vụ ở tất cả các trạm thì sẽ lên thuyết trình. Xuất phát từ quá trình tổ chức dạy học ở bậc tiểu học, dạy học theo trạm đã được áp dụng rộng rãi nhờ tính linh hoạt trong các bước tổ chức thực hiện. Dạy học theo trạm là cách thức tổ chức dạy học đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung dạy học thành từng nhiệm vụ nhận thức độc lập của các nhóm HS khác nhau. HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc hoạt động cá nhân theo một thứ tự linh hoạt. Một đặc trưng quan trọng của dạy học theo trạm đó là phải đảm bảo sự linh hoạt, các nhiệm vụ phải có tính độc lập đối với nhau. Do đó, trong trường hợp dạy học các bài học có các đơn vị kiến thức có liên hệ logic chặt chẽ ta có thể tổ chức bài học thành nhiều hệ thống trạm (vòng tròn học tập) khác nhau, sao cho các các nhiệm vụ trong mỗi hệ thống trạm đó là độc lập với nhau. Khi thực hiện kỹ thuật dạy học này, học sinh sẽ di chuyển đến các trạm để thực hiện tìm hiểu nội dung mới làm thay đổi trạng thái sẽ giúp cho học sinh đạt được hiểu quả trong học tập. Không những thế, khi sử dụng kỹ thuật dạy học theo trạm còn giúp tiết kiệm được nguyên vật liệu và cơ sở vật chất. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học bằng kỹ thuật trạm Bước 1. Chọn nội dung và địa điểm - Nội dung: Căn cứ vào đặc điểm học theo trạm cần chọn nội dung bài học có các phần khác nhau và độc lập với nhau để học sinh có thể học tập phần nào trước cũng được. - Địa điểm: Cần có không gian lớp học phù hợp và số lượng học sinh vừa phải để tổ chức học theo trạm. Bước 2. Chuẩn bị bài học theo Trạm - GV cần chuẩn bị thiết bị, phương tiện và đồ dùng dạy học theo trạm. - Xác định nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm. Bước 3. Tổ chức dạy học theo Trạm - GV nêu rõ nhiệm vụ, cách thức hoạt động và sản phẩm tại mỗi trạm. 18
- Bài tiểu luận: Lý luận dạy học môn KHTN - HS được chia đều ra các trạm. - Tại mỗi trạm, HS hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bước 4. Đánh giá sản phẩm mỗi Trạm và chốt kiến thức - Đại diện HS mỗi nhóm báo cáo về sản phẩm ở mỗi trạm, các nhóm khác bổ sung (báo cáo vòng tròn). - GV đánh giá và chốt kiến thức. - GV có thể củng cố kiến thức bằng cách cho HS các trạm cùng trả lời phiếu học tập như nhau, sau đó các trạm chấm chéo hoặc tổ chức trò chơi để thi đua giữa các trạm. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận cá nhân: Quản lí dự án xây dựng
12 p | 358 | 95
-
Bài tiểu luận: Quá trình hình thành, giáo lý cơ bản, sự truyền bá cũng như ảnh hưởng của đạo hồi đến đời sống kinh tế xã hội
17 p | 1124 | 82
-
Bài tiểu luận: Tâm lý giao tiếp - Tâm lý khách du lịch người Mỹ
30 p | 2141 | 65
-
Bài tiểu luận: Khử trùng nước thải
33 p | 248 | 59
-
Bài tiểu luận Hóa hữu cơ
38 p | 467 | 58
-
Bài tiểu luận: Án lệ lý luận và thực tiễn
35 p | 760 | 53
-
Bài tiểu luận: Phân tích dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt cho thị trấn Thắng - huyện Hiệp Hòa – tỉnh Bắc Giang
22 p | 192 | 42
-
TIỂU LUẬN: Lý thuyết học tập
16 p | 159 | 37
-
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Tổ chức dạy học Sinh học 11 nâng cao theo phương pháp chương trình hóa với sự hỗ trợ của phần mềm Lectora
94 p | 130 | 34
-
Bài tiểu luận: Tìm hiểu môi trường quản lý Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam VietinBank
26 p | 213 | 31
-
Bài thuyết trình Lý luận dạy học
20 p | 202 | 23
-
Tiểu luận Lý thuyết tài chính tiền tệ: Tiền ảo - Bitcoin
21 p | 43 | 19
-
Bài tiểu luận: Quản lý kết quả học sinh trung học
32 p | 135 | 18
-
Tiểu luận Lý luận chính trị: Xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
11 p | 39 | 18
-
Bài tiểu luận học phần Thuế: Thuế tiêu thụ đặc biệt
63 p | 70 | 18
-
Bài thuyết trình về Lý luận dạy học
31 p | 142 | 17
-
Bài tiểu luận: Bộ bù tán sắc kích thước nano
19 p | 130 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn