YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận cuối kì môn Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiểu luận cuối kì môn Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng với nội dung chính như sau lập kế hoạch Odeyssey cho tương lai của bản thân với 3 phương án kèm theo thuyết minh về nhan đề, khoảng thời gian, nội dung chi tiết, các câu hỏi đặt ra trong quá trình triển khai; thang đo về nguồn lực, sự thích thú, sự tự tin và tính thống nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận cuối kì môn Tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN: TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ THIẾT KẾ Ý TƯỞNG Sinh viên thực hiện: Đỗ Hà Phương Mã số sinh viên: 22030220
- Câu 1: (5,0 điểm) Mỗi ngày di dời nhà đi 15-20 mét Ba căn nhà tại thị trấn Nông Trường Việt Trung (Bố Trạch, Quảng Bình) chỉ là số ít trong số hàng trăm căn nhà mà ông Tài đã di dời trong những năm qua. Nhưng đây là lần đầu tiên ông làm công việc này ở Quảng Bình, và càng ý nghĩa hơn khi việc di dời này giúp đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng thi công cao tốc Bắc - Nam. Theo hợp đồng ban đầu, trong 3 căn nhà thì có một căn phải kéo lùi hơn 90 mét, nâng móng lên hơn 3 mét, xoay hướng 90 độ. Hai căn còn lại cũng di dời ra vị trí mới cách 50-70 mét, cũng nâng móng. Ông Tài cam kết di dời 3 căn nhà đến vị trí mới đảm bảo nguyên kết cấu đến 98%. Ông Tài kể để thống nhất những điều kiện như trên, ông phải nhiều lần ra khảo sát thực tế. Khi đưa ra các phương án di dời, phía gia chủ thống nhất thì mới đưa nhân lực, máy móc ra triển khai. "Bước đầu tiên là phải định vị nhà, làm móng mới khớp đến từng centimet với móng của ngôi nhà đang có. Sau đó, thợ sẽ tập trung lấy đất trong nhà cũ ra, để lộ hết phần móng rồi cho thiết bị cắt ngang cổ móng", ông Tài chia sẻ. Bước di chuyển căn nhà theo ông Tài là khâu khó nhất. Các kích thủy lực được bố trí dày đặc dưới chân ngôi nhà đủ mạnh để nâng khối lượng toàn bộ nhà hàng trăm tấn lên. "Một hệ thống ray trượt được đội nhân công lắp đặt bên dưới. Nếu nhà một trệt một lầu thì ray trượt bằng gỗ. Nếu nhà lớn hơn thì ray trượt được đổ bằng bê tông", "thần đèn" tiếp tục tiết lộ. Khi đã hoàn thành hệ thống ray trượt và đường trượt từ vị trí cũ đến vị trí mới, một chuỗi các con lăn bằng ống sắt được đặt đều trên thanh trượt bên dưới ngôi nhà. Mỗi con lăn được làm bằng ống sắt dày chịu lực. Cùng thời điểm, hệ thống kéo thủy lực cũng được gắn vào hệ thống dây cáp phía trước ngôi nhà dọc theo đường di chuyển cũng được lắp đặt. "Chỉ cần bật thiết bị kích hoạt hệ thống kéo này, ngôi nhà sẽ từ từ trượt theo con lăn hướng đến vị trí mới. Mỗi ngày tốc độ trượt cũng được từ 15-20 mét", 2
- ông Tài nói kéo như thế cho đến khi đến vị trí mới rồi mới xoay theo hướng chủ nhà muốn. Bước cuối cùng khi đã ổn định vị trí, hướng nhà thì mới bắt tay vào cố định hệ thống móng ở vị trí mới vào ngôi nhà bên trên. Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí Ông Tài tiết lộ mình được "sư phụ" truyền nghề này từ gần 30 năm trước khi ông còn là một thanh niên 18 tuổi. Ban đầu việc di dời nhà được thực hiện hoàn toàn bằng thủ công. Sau khi nâng nhà lên thì phải huy động nhiều người "hò dô ta" kéo bằng tay đến vị trí định sẵn. Đến những năm 2008 thì ông bắt đầu đầu tư máy móc hiện đại, máy kích thủy lực, máy kéo thủy lợi nên nhân công sử dụng chỉ cần từ 5 - 10 người cho việc di chuyển một căn nhà. "Ở Việt Nam hiện người nâng nhà, chỉnh nhà thì nhiều, nhưng người di dời nhà thì ít. Mà di chuyển nhà nguyên căn mới là việc khó", ông Tài nói. Theo ông Tài, ba căn nhà ở Quảng Bình ngoài di chuyển đến địa điểm mới thì chủ nhà còn yêu cầu nâng móng nhà lên, có nhà đến gần 3 mét. Ngoài ra còn phải xoay hướng nhà theo ý gia chủ nên mất nhiều thời gian. Nếu chỉ di dời nhà thì công việc thực hiện rất nhanh với sự hỗ trợ của máy móc. "Nếu di chuyển tới vị trí mới cách khoảng 100m, và nâng lên 2m thì chỉ mất khoảng 35-40 ngày sẽ hoàn thiện. Khoảng thời gian này chỉ bằng khoảng 1/5 thời gian xây lại hoàn thiện ngôi nhà mới. Chi phí cũng tiết kiệm hơn nhiều lần", ông Tài phân tích. Sau hơn 10 ngày "thần đèn" Nguyễn Văn Cư và đội ngũ kỹ sư nỗ lực làm việc, đến nay cổng đền nặng hơn 100 tấn đã được di chuyển đến vị trí mới, an toàn. (Nguồn: https://tuoitre.vn/than-den-dung-cach-gi-de-doi-3-can-nha-tai-quang- binh-20240703152540553.htm truy cập 20/11/2024) Anh (Chị) hãy phân tích tình huống trong văn bản trên và chỉ ra ý nghĩa của câu chuyện từ góc nhìn của Tư duy sáng tạo và Tư duy thiết kế. 3
- Câu 2: (5,0 điểm) Anh (Chị) hãy lập kế hoạch Odeyssey cho tương lai của bản thân với 3 phương án kèm theo thuyết minh về nhan đề, khoảng thời gian, nội dung chi tiết, các câu hỏi đặt ra trong quá trình triển khai; thang đo về nguồn lực, sự thích thú, sự tự tin và tính thống nhất. 4
- Bài làm: Câu 1: Từ góc nhìn Tư duy sáng tạo, có thể thấy câu chuyện về ông Tài và hành trình di dời nhà là một minh chứng điển hình cho sức mạnh của tư duy sáng tạo. Khởi đầu từ những trăn trở về cách di dời nhà một cách hiệu quả và an toàn, ông Tài đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo, từ đó tạo ra những đột phá trong ngành xây dựng. Bước tiến lớn trong hành trình của ông Tài chính là việc chuyển đổi từ phương pháp thủ công truyền thống sang sử dụng công nghệ hiện đại. Nếu như trước đây, việc kéo nhà phụ thuộc hoàn toàn vào sức người, thì giờ đây ông đã chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ hiện đại như kích thủy lực, hệ thống ray trượt, giúp quá trình di dời diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn. Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn có thể nâng móng, xoay hướng nhà theo ý muốn của khách hàng mà vẫn an toàn và giữ nguyên được kết cấu của ngôi nhà, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Để đạt được những thành công như vậy, ông Tài luôn đặt sự tỉ mỉ và chính xác lên hàng đầu. Ông khảo sát kỹ lưỡng từng ngôi nhà, lập kế hoạch chi tiết và tổ chức quy trình làm việc một cách khoa học cho từng yêu cầu khác nhau về chiều dài di chuyển, độ cao móng hay hướng nhà. Trước khi triển khai, ông luôn khảo sát kỹ lưỡng, định vị từng centimet để đảm bảo ngôi nhà không bị tổn hại trong quá trình di dời. Nhờ vậy, thời gian và chi phí di dời nhà đã giảm đáng kể, mang lại lợi ích cho cả chủ nhà và cộng đồng. Tuy nhiên, sáng tạo không chỉ nằm ở việc cải tiến kỹ thuật mà còn ở cách ông tổ chức và tối ưu hóa quy trình. Ông Tài đã thiết kế một chuỗi công việc từ khảo sát, lập kế hoạch, đến thực thi và nghiệm thu, mỗi bước đều được triển khai chặt chẽ và hiệu quả. Thời gian di dời nhà chỉ bằng 1/5 thời gian xây mới, chi phí cũng tiết kiệm hơn nhiều lần, mang lại lợi ích không chỉ cho gia chủ mà còn cho cả cộng đồng. Phân tích theo năm bước của Tư duy thiết kế, ta lại càng rõ ràng hơn các quy trình của ông Tài trong công cuộc giải bài toán “di dời nhà” rất khó này. Ở bước đầu tiên: Thấu cảm, ông Tài đã bắt đầu với việc đặt mình vào vị trí của các bên liên quan. Ông hiểu được gia chủ mong muốn di dời ngôi nhà một cách an toàn, giữ nguyên kết cấu, hướng nhà được xoay đúng ý và tiết kiệm chi phí hơn so với việc xây mới. Đồng thời, ông cũng hiểu rằng tiến độ di dời phải nhanh chóng để không làm chậm dự án cao tốc Bắc - Nam. Sự thấu cảm này không chỉ giúp ông nắm bắt nhu cầu mà còn xây dựng niềm tin với gia 5
- chủ, tạo tiền đề cho quá trình hợp tác suôn sẻ. Tới với bước thứ hai: Xác định vấn đề, từ việc quan sát thực tế, ông Tài nhận thấy vấn đề mấu chốt nằm ở sự phức tạp trong việc di dời nhà nguyên căn. Không chỉ cần kỹ thuật chính xác để bảo vệ kết cấu nhà, công việc lần này còn phải giải quyết các yêu cầu phức tạp hơn như nâng móng, xoay hướng và định vị ở vị trí mới. Bên cạnh đó, ông cũng đối mặt với áp lực tối ưu hóa thời gian và chi phí để làm hài lòng gia chủ và đáp ứng tiến độ dự án. Từ việc xác định được vấn đề, ông Tài đã bắt đầu phác thảo ra các ý tưởng mới. Đó cũng chính là bước thứ ba: Đề xuất ý tưởng. Thay vì phụ thuộc vào sức người như trước đây, ông Tài thiết kế việc ứng dụng công nghệ hiện đại như kích thủy lực, hệ thống ray trượt và con lăn chịu lực. Các giải pháp này không chỉ tăng độ chính xác mà còn giảm nhân lực cần thiết. Ngoài ra, ông thiết kế quy trình linh hoạt, cho phép tùy chỉnh theo từng yêu cầu cụ thể của gia chủ, từ việc nâng độ cao móng đến điều chỉnh hướng nhà. Kế tiếp là bước thứ tư: Tạo mẫu. Trước khi thực hiện, ông Tài đã xây dựng một kế hoạch chi tiết và mô hình hóa các bước. Ông kiểm tra hệ thống kích, ray trượt và con lăn để đảm bảo chúng hoạt động trơn tru. Mỗi bước, từ khảo sát, cắt cổ móng, lắp đặt ray trượt đến cố định nhà ở vị trí mới, đều được chuẩn bị kỹ lưỡng. Những thử nghiệm trước đó với các cấu trúc tương tự giúp ông đảm bảo tính khả thi và an toàn cho quá trình di dời. Khi tất cả mọi kế hoạch và tính toán đã được hoàn thành, ông thực hiện bước cuối cùng của quy trình thiết kế: Thử nghiệm. Ông Tài bắt tay vào di dời thực tế ba căn nhà ở Quảng Bình. Mỗi ngày, ngôi nhà được di chuyển 15-20 mét, đảm bảo an toàn và chính xác. Kết quả cho thấy các căn nhà đều giữ được 98% kết cấu nguyên bản, trong khi thời gian hoàn thành chỉ bằng 1/5 so với xây mới. Sau khi hoàn tất công việc, ông lại lắng nghe phản hồi từ gia chủ để rút kinh nghiệm và cải tiến quy trình cho các dự án tương lai. Đây không chỉ là hành trình đổi mới kỹ thuật mà còn là một tấm gương của việc đam mê học hỏi và tầm nhìn xa. Vốn là một người học việc từ “sư phụ”, nhưng việc không ngừng cải tiến trong suốt 30 năm đã giúp ông Tài phát triển tới trình độ một “bậc thầy”. Từ một thanh niên 18 tuổi với kỹ thuật thô sơ, ông đã trở thành người tiên phong trong lĩnh vực di dời nhà nguyên căn tại Việt Nam. Thành công của ông không chỉ giúp giải phóng mặt bằng nhanh chóng cho dự án cao tốc Bắc - Nam mà còn mở ra tiềm năng phát triển cho một ngành nghề độc đáo. Quá trình di dời nhà của ông Tài là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật hiện đại và tư duy sáng tạo. Từ việc thấu hiểu nhu cầu, xác định 6
- vấn đề, đến việc thử nghiệm và triển khai giải pháp, ông đã biến một nhiệm vụ tưởng chừng bất khả thi thành hiện thực. Đây không chỉ là một thành tựu cá nhân mà còn là bước đột phá trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, mang lại giá trị thiết thực cho cả gia chủ và xã hội. 7
- Câu 2: Khi lập kế hoạch Odeyssey, ta sẽ phải phác ra cuộc sống của mình trong 5 năm tới theo 3 phiên bản khác nhau: - Cuộc sống 1: Ta sẽ tạo lập một cuộc sống để cải thiện cuộc sống hiện tại và là định hướng cho những năm tới. - Cuộc sống số 2: Một cuộc sống mà vì một lí do nào đó không thực hiện được, hoặc không còn là một sự lựa chọn thích hợp. - Cuộc sống số 3: Một cuộc sống khi mọi điều kiện đều thuận lợi để có được cuộc sống lí tưởng nhất. Cuộc sống 1: Trở thành phiên dịch viên Thái - Việt. - Nhan đề: “Cầu nối ngôn ngữ, chắp cánh giao thoa văn hóa”; - Khoảng thời gian: 5 năm (2024–2029); - Nội dung chi tiết: o Hai năm đầu tiên: Hoàn thiện kiến thức và kỹ năng ngôn ngữ: Học tập chuyên sâu tiếng Thái (chứng chỉ CU-TFL); Thực hành dịch thuật cơ bản và tìm hiểu ngữ cảnh văn hóa, lịch sử Thái Lan. o Năm thứ ba: Tham gia các khóa đào tạo phiên dịch chuyên nghiệp và thực tập tại các tổ chức, sự kiện liên quan đến Thái - Việt. o Năm thứ tư: Làm việc bán thời gian hoặc tự do (freelance) trong vai trò phiên dịch viên. o Năm thứ năm: Ổn định sự nghiệp trong lĩnh vực phiên dịch, tham gia hội thảo chuyên môn để nâng cao năng lực. - Câu hỏi đặt ra: 1. Cần đầu tư bao nhiêu thời gian mỗi tuần để đạt trình độ tiếng Thái chuyên nghiệp? 2. Cơ hội nghề nghiệp dành cho phiên dịch viên Thái - Việt tại thị trường Việt Nam có nhiều không? 3. Làm sao để giữ lửa đam mê và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ liên tục? 8
- - Thang đo: o Nguồn lực: 4/5 (cần nhiều thời gian, tiền bạc cho học tập). o Sự thích thú: 5/5 (niềm yêu thích ngôn ngữ và văn hóa Thái Lan). o Sự tự tin: 3/5 (phụ thuộc vào sự rèn luyện và cơ hội thực tế). o Tính thống nhất: 4/5 (phù hợp với sở thích học hỏi và kết nối văn hóa). Cuộc sống 2: Trở thành nhà sáng tạo nội dung - Nhan đề: “Biến ý tưởng thành hiện thực, kể câu chuyện của mình với thế giới” - Khoảng thời gian: 3 năm (2024–2027) - Nội dung chi tiết: o Năm đầu tiên: Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu, khoanh vùng các xu hướng nội dung phù hợp với sở thích và kiến thức của bản thân (du lịch, ngôn ngữ, văn hóa giải trí…). Học tập, trau dồi các kỹ năng cần thiết: biên tập video, viết lách, sử dụng mạng xã hội. Tạo ra các sản phẩm thử nghiệm, xây dựng kênh và tài khoản cá nhân. o Năm thứ hai: Phát triển nội dung theo hướng chuyên sâu hơn. Tìm kiếm cơ hội hợp tác thương hiệu, nhận tài trợ, nhận quảng cáo, liên kết hoa hồng... o Năm thứ ba: Mở rộng quy mô, xây dựng đội nhóm hoặc chuyển từ sáng tạo nội dung bán thời gian sang toàn thời gian. Tạo dựng thương hiệu cá nhân bền vững. - Câu hỏi đặt ra: 9
- 1. Những chủ đề nào có khả năng thu hút khán giả trong thời gian lâu dài? 2. Cần phát triển các kỹ năng, yếu tố nào để đạt được sự chuyên nghiệp? 3. Làm sao để cân bằng giữa việc giữ được bản sắc cá nhân và yêu cầu của thị trường, của nhãn hàng? - Thang đo: 1. Nguồn lực: 3/5 (cần đầu tư ban đầu nhưng không quá lớn). 2. Sự thích thú: 4/5 (hứng thú với việc sáng tạo và thể hiện bản thân). 3. Sự tự tin: 3/5 (có thể cải thiện dần qua thực tế). 4. Tính thống nhất: 3/5 (phụ thuộc vào khả năng duy trì nội dung hấp dẫn). Cuộc sống 3: Trở thành nội trợ - Nhan đề: “Người giữ lửa, kiến tạo tổ ấm” - Khoảng thời gian: 10 năm (2024–2034) - Nội dung chi tiết: 1. Năm 1–3: Xây dựng nền tảng kỹ năng và thói quen: Học nấu ăn chuyên sâu: Đăng ký các khóa học nấu ăn, từ cơ bản đến các món phức tạp; Tìm hiểu về dinh dưỡng để chuẩn bị bữa ăn cân đối cho gia đình. Quản lý tài chính gia đình: Thiết lập ngân sách hàng tháng, theo dõi chi tiêu; Tìm hiểu các phương pháp tiết kiệm và quản lý các khoản đầu tư nhỏ. Chăm sóc nhà cửa: Tìm hiểu các phương pháp vệ sinh nhà cửa hiệu quả; Trang trí không gian sống ấm cúng và gọn gàng. Thay đổi thói quen cá nhân: Sắp xếp lịch sinh hoạt gia đình hợp lý; Học cách kiểm soát cảm xúc và giữ tinh thần tích cực trong các tình huống căng thẳng. Kết nối cộng đồng: Tham gia các nhóm phụ huynh hoặc hội nhóm nội trợ tại địa phương để học hỏi kinh nghiệm. 10
- 2. Năm 4–6: Phát triển sở thích cá nhân và đóng góp xã hội: Xây dựng sở thích cá nhân: Tham gia các lớp học hoặc hoạt động theo sở thích như làm đồ thủ công, trồng cây, viết blog về nội trợ; Phát triển một dự án nhỏ tại nhà (Bán bánh, may vá, hoặc làm vườn). Đóng góp xã hội: Tổ chức các buổi chia sẻ kỹ năng nội trợ trong cộng đồng; Tham gia các hoạt động từ thiện hoặc tình nguyện liên quan đến chăm sóc trẻ em hoặc người cao tuổi. 3. Năm 7–10: Cân bằng giữa nội trợ và sự nghiệp phụ: Xây dựng một dự án kinh doanh nhỏ tại nhà (như làm thực phẩm sạch, kinh doanh đồ handmade). Định hướng phát triển bền vững: Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian để có thể cân bằng giữa chăm sóc gia đình và các dự án cá nhân; Dạy con trẻ những giá trị gia đình và kỹ năng tự lập. - Câu hỏi đặt ra: 1. Làm thế nào để duy trì sự hứng thú và tích cực trong vai trò nội trợ lâu dài? 2. Tôi có thể phát triển sở thích cá nhân nào mà không ảnh hưởng đến trách nhiệm gia đình? 3. Những kỹ năng nào cần cải thiện để quản lý gia đình hiệu quả hơn? 4. Làm sao để duy trì sự cân bằng giữa nội trợ và đóng góp xã hội? - Đánh giá thang đo o Nguồn lực: 5/5 (cần sự hỗ trợ tài chính ổn định từ gia đình, thời gian linh hoạt). o Sự thích thú: 4/5 (phù hợp nếu bạn yêu thích sự chăm sóc và sự an yên). o Sự tự tin: 4/5 (phụ thuộc vào khả năng tự học hỏi và thích nghi). 11
- o Tính thống nhất: 5/5 (hòa hợp với giá trị gia đình và sự ổn định cuộc sống). 12
- KẾT LUẬN Trên đây là kế hoạch Odyssey mà em đã xây dựng, dù có thể thực hiện được hay không, nó vẫn là một hành trình ý nghĩa giúp em khám phá chính mình. Kế hoạch này không chỉ giúp em định hình tương lai mà còn thúc đẩy em sống có mục tiêu, có kế hoạch và biết tận dụng thời gian một cách ý nghĩa nhất. Nó giống như một chiếc la bàn dẫn lối, giúp em hướng tới những điều tốt đẹp và lý tưởng mà bản thân có thể đạt được. Hãy thử một lần mạnh dạn thiết kế “phiên bản cuộc đời” mà bạn luôn mơ ước, bởi chính sự thử nghiệm ấy sẽ mang lại cho bạn cơ hội chạm tay vào những điều kỳ diệu. “Cuộc sống không phải là sự chờ đợi mà là sự sáng tạo. Khi bạn thiết kế cuộc đời mình, bạn không chỉ định hướng mà còn mở ra cánh cửa đến những chân trời mới.” – Thiết kế một cuộc đời đáng sống. 13
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn