intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo Tập tài liệu nhà công cộng: Công trình giáo dục

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Lựu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

516
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo Tập tài liệu nhà công cộng: Công trình giáo dục giới thiệu lịch sử phát triển của công trình giáo dục, phân loại công trình giáo dục, công năng của công trình giáo dục, xu hướng thiết kế công trình giáo dục, phân tích các công trình giáo dục tiêu biểu. Đây là tài liệu tham khảo dành cho sinh viên ngành Kiến trúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo Tập tài liệu nhà công cộng: Công trình giáo dục

  1. T TẬP TÀI LIỆU CÔNG CỘNG CÔNG TRÌNH GIÁO DỤC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH VIÊN: TRƯƠNG ĐẠI THẠNH_81103283 NGUYỄN NGỌC THÀNH_811032 HUỲNH THỊ DIỄM_81100514 TRẦN THỊ HƯƠNG_81101518 ĐỖ THỊ THẤM_81103286 BÙI BẢO TRÂM_81103750 LỚP: XD11KT Phone: 01657775059 20/04/2012
  2. NỘI DUNG CHÍNH:  LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN  PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH  CÔNG NĂNG  XU HƯỚNG  PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU  TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Lịch sử: Từ lúc xuất hiện chữ viết, giáo dục bắt đầu phát triển đến nay, giáo dục thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn lại có những hình thức, phương pháp, mục đích giáo dục khác nhau.Từ đó mà kiến trúc các công trình giáo dục cũng từng bước phát triển, thay đổi để phù hợp với sự phát triển của giáo dục. Chính vì thế việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử kiến trúc các công trình giáo dục thế giới là một việc rất cần thiết, giúp chúng ta có thể hiểu rõ nguồn gốc những cách giáo dục khác nhau dẫn đến những khác biệt trong thiết kế, công năng, ,,,kết cấu công trình qua từng giai đoạn. Để hiểu rõ hơn về lịch sử chúng ta hãy phân tich sự thay đổi của kiến trúc các công trình giáo dục từ xưa đến nay Dưới đây là hình ảnh một số trường học ngày xưa tại Việt Nam: Trường học được xây dựng trong khuôn viên vườn của Thầy giáo. Thông thường, trường là một ngôi nhà lớn, bề ngang độ chín, mười thước, bề dọc độ ba bốn mươi thước. Trong nhà được đặt những phản gỗ hay giường tre cao khoản bốn, năm tấc, sắp xếp gần nhau để học sinh cùng một lớp ngồi cạnh nhau học bài hoặc tập viết. Thiết kếtrường học lúc bấy giờ còn đơn giản và còn chưa phân rõ chức năng vì trường học còn là nhà tư của thầy giáo. Chính vì vậy chỉ có một thầy giáo dạy cho các lớp, chưa có tính công cộng, chưa có sự phân khu riêng biệt, công năng còn ít, chưa có trang thiết bị dạy học. Trên thế giới, nền giáo dục đã sớm phát triển, trường học trở thành một nơi chuyên biệt với chức năng chính là dạy học.Đã có không gian riêng, diện tích rộng hơn nhưng vẫn còn đơn giản. 1|T Ậ P TÀI LI ỆU NHÀ C ÔNG C ỘNG V Ề GIÁ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠ O
  3. Trong các trường học đầu tiên của Mỹ, trẻ em ngồi trên ghế ba chân hoặc băng ghế dài phía sau bảng hẹp, thường làm bằng gỗ thông hoặc gỗ sồi. Đây là một lớp họcđơn giản trongngôilàngbên sườn đồinhỏcủaPhulbari, Nepal. Với không gian đặc trưng của một lớp học đơn giản với 1 cửa vào chính, 2 cửa sổ, diện tích khoảng 35m2, thiết bị học tập chỉ gồm bàn ghế và bảng dạy học lớn đặt ở trên tường đối diện với học sinh. Thiết kế đơn giản, chưa có bố trí nội thất phức tạp, vật liệu chủ yếu là bê tông và gỗ. Kiến trúc chưa tạo được không gian học tập hài hòa thoải mái cho người học. Dưới đây là sơ đồ bố trí lớp học đơn giản,diện tích nhỏ 2|T Ậ P TÀI LI ỆU NHÀ C ÔNG C ỘNG V Ề GIÁ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠ O
  4. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc đầu tư cho giáo dục ngày càng được chú trọng hơn, với trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho dạy học. Từ đó làm thay đổi kiến trúc, cách bố trí phòng học, trở nên hiện đại hơn, chuyên dụng hơn. . Phòng học được trang bị thêm máy chiếu, màn chiếu, loa, máy tính,… Dưới đây là sơ đồ phòng học hiện đại, được trang bị máy chiếu và màn chiếu. Với hệ thống đèn đảm bảo ánh sáng phù hợp, kêt hợp với việc lấy ánh sáng tự nhiên làm cho không gian kiến trúc được mở rộng, thoáng hơn. Nội thất đa dạng hơn,đẹp hơn, tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc, tao ra không gian lớp học thoải mái hơn, chuyên nghiệp hơn. Nhiều vật liệu kết hợp như: bê tông, gỗ, hợp kim, nhôm, kính, vật liệu dẻo,… đa dạng, phong phú hơn trước 3|T Ậ P TÀI LI ỆU NHÀ C ÔNG C ỘNG V Ề GIÁ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠ O
  5. Kiến trúc đã đi được một chặng đường dài từ đơn giản đến phức tạp, từ không gian đơn thuần đến không gian cuốn hút, tạo sự thoải mái cho người học. Thiết kế phòng học đặc sắc hơn, sáng tạo hơn tạo mối liên kế gần gũi giữa người dạy học và người học, giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận học sinh và ngược lại. Có nhiều nơi đã áp dụng những mô hình trường học mới thân thiện hơn với kiểu kiến trúc ấm cúng như đang học ở nhà, tạo cảm giác thoải mái trong học tập cho học sinh. Kiếu kiến trúc gợi mở giúp học sinh có thể phát huy tính sáng tạo, có cảm hứng học tập. 4|T Ậ P TÀI LI ỆU NHÀ C ÔNG C ỘNG V Ề GIÁ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠ O
  6. Diện tích phòng học tăng lên, một lớp học có thể có đến hơn trăm học viên, đối với các giảng đường lớn, phòng học được bố trí để có thể chứa được trên 500 sinh viên. Trước kia, giảng đường được xây dựng đơn giản, diện tích không lớn lắm. Hiện nay thiết kế của giảng đường rất chuyên biệt, bố trí theo độ dốc, diện tích phòng thường lớn, được xây dựng cách âm, tạo được độ vang âm thanh tốt nhất. Được xây dựng tập trung hơn, kiến trúc cũng độ đáo hơn, thể hện sức sáng tạo không giới hạn của các kiến trúc sư. 5|T Ậ P TÀI LI ỆU NHÀ C ÔNG C ỘNG V Ề GIÁ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠ O
  7. Xuyên suốt quá trình phát triển của giáo dục ta cũng thấy được từng bước thay đổi của kiến trúc phù hợp hơn với phương thức giáo dục mới, cải thiện không ngừng nhằm tìm kiếm những cấu trúc mới mẻ, hiện đại hơn để phục vụ tốt cho con người. Tổng kết một quá trình lịch sử của kiến trúc giáo dục nói chung đi từ sơ khai đến hiện đại, từ kiến trúc đơn giản đến phức tạp, từ không gian học tập đơn thuần đến không gian tạo sự cuốn hút và thoải mái. II. PHÂN LOẠI CÔNG TRÌNH:  Công trình giáo dục gồm trường mầm non,trường tiểu học, THPT, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, trung tâm dạy nghề,các cơ quan như sở. bộ giáo dục.... Trường học không đơn thuần chỉ là nơi học sinh sinh viên học văn hóa mà còn là môi trường để rèn luyện thể lực, tiếp xúc bạn bè phát triển cá tính. Vì vậy việc xây dựng trường học phải phù hợp với nhu cầu thực tế của từng đối tượng theo độ tuổi và hoạt động. nên việc phân loại ra trường học giúp chúng ta có thể dễ dàng định hình và có khái niệm chính xác giúp việc thiết kế trở nên hiệu quả hơn. Dựa vào đặc điểm cua từng loại học sinh ta có thể phân thành 4 nhóm trường: mầm non, tiểu học, trung học, đại học-cao đẳng-trung cấp chuyên nghiệp…… Kích thước bàn ghế ở các bậc: - Mầm non: ghế cao 30cm, bàn cao 50cm - Tiểu học: ghế cao 33cm, bàn cao 55cm ,hoặc ghế cao 38cm, bàn cao 61cm - Trung học: ghế cao 38cm, bàn cao 61cm; hoặc ghế cao 44cm, bàn cao 64cm 6|T Ậ P TÀI LI ỆU NHÀ C ÔNG C ỘNG V Ề GIÁ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠ O
  8. 7|T Ậ P TÀI LI ỆU NHÀ C ÔNG C ỘNG V Ề GIÁ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠ O
  9. - Đại học : ghế cao 44cm, bàn cao 64cm,hoặc ghế cao 450, bàn cao 750 Có sợ khác nhau giữa kích thước bàn ghế là do ở một số vùng miền khó khăn đời sống chưa phát triển nên kích thước con người thấp bé hơn những vùng có đời sống phát triển hơn II.1 Trước hết là trường mầm non: ở độ tuổi này các bé rất hiếu động vì vậy ngoài các trang thiết bị học tập trường mầm non thường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát cho bé vui chơi vận đông, không gian gần gũi với thiên nhiên nhiều màu sắc hấp dẫn giúp bé thoải mái khi vui chơi, học tập Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc tạo cơ hội cho bé em vui chơi ngoài trời nhiều hơn sẽ giúp bé tự tin, năng động hơn. II.2 Ở bậc tiểu học: 8|T Ậ P TÀI LI ỆU NHÀ C ÔNG C ỘNG V Ề GIÁ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠ O
  10. Các em vẫn còn khá hiếu động.tuy nhiên việc học tập đã bắt đầu trở nên quan trọng hơn nên ở trường tiểu học các lớp được nối với nhau bằng những hành lang dài, trước hành lang là sân trường dành cho các hoạt động và là nơi vui chơi chung của các học sinh. Trò chơi của các em ở lứa tuổi này có nhiều hình thức hoạt động phong phú, sinh động được đông đảo các em ưa thích.Khi được chơi các en có khả năng phát huy hết khả năng tích cực của mình.Vì vậy trường tiểu học thường bố trí sân chơi rộng rãi thoáng mát. Ở một số trường tiểu học và mầm non còn áp dụng mô hình học bán trú 2 buổi/ ngày (do yêu cầu xã hội, bố mẹ đi làm cả ngày nên gửi con cả ngày ở trường) để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. II.3 Ở bậc trung học: Các hoạt động vui chơi của các em có tính chất rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật, các trò chơi được kết hợp chặt chẽ với các môn thể thao điền kinh, thể dục dụng cụ, bơi, đá bóng, đá cầu ... Trò chơi mang ý nghĩa sư phạm rất cao và là một trong phương tiện rèn luyện thể lực để giáo dục nhân cách học sinh rất hiệu quả. .. Vì vậy ngoài việc trang bị thiết bị học tập đầy đủ…. Các trường trung học thường xây dựng sân-phòng thể dục thể thao để đáp ứng yêu cầu của học sinh ở độ tuổi này. 9|T Ậ P TÀI LI ỆU NHÀ C ÔNG C ỘNG V Ề GIÁ O DỤC VÀ ĐÀ O TẠ O
  11. II.4 Ở bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp: Ở trường Đại học và Cao đẳng, thời gian học tập của sinh viên là cả ngày, không chỉ là thời gian lên lớp mà còn là thời gian tự học với nhiều cách học khác nhau: Học trong thư viện, trên giảng đường, theo nhóm, thậm chí trong vườn cây hoặc bên hồ nước. Sân vườn và cảnh quan ngoài trời là yếu tố quan trọng để tạo nên các không gian đó, giúp cho việc học tập bớt căng thẳng. Không gian mở ngoài nhà cũng tạo điều kiện để phát triển các hoạt động theo nhóm của sinh viên, không gian giao lưu bạn bè và cũng là nơi thường để lại nhiều kỷ niệm. Các khu vực sân khấu ngoài trời, sân thể thao, đường dạo quanh hồ nước, vườn cây trước khu vực nhà ăn… là những không gian tinh thần rất có ý nghĩa với sinh viên. Như vậy ngoài những yêu cầu về chức năng học tập, phục vụ học tập và các chức năng giao thông, sinh hoạt cơ bản khác, tổ chức không gian kiến trúc người ta thường quan tâm nhiều đến cảnh quan trong trường,tạo dựng văn hoá và môi trường thân thiện cho sinh viên.Với học sinh ở lứa tuổi vị thành niên (trên 17 tuổi) có hành vi giao tiếp mang nhiều chất ”động” và thiên về ”thể chất”. Họ cũng chú trọng nhiều đến mức độ hấp dẫn, năng động của nội dung hoạt động giao tiếp. Những không gian được ưa thích nhất của lứa tuổi này thường gắn với các trò chơi vận động có sự ganh đua, tính mạo hiểm hay đối kháng tích cực như ở sân thể thao. Nên các sân chơi này cũng được xây dựng ở đa số các trường đại học, cao đẳng….. 10 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
  12. III. KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG: CÓ PHẢI CHĂNG YẾU TỐ KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG QUYẾT ĐỊNH ĐẾN NHỮNG THIẾT KẾ TRONG GIÁO DỤC? III.1Tổ chức không gian kiến trúc trường học: III.1.1Tổ chức tổng mặt bằng : Phân tích về quan hệ giữa các không gian và các khu vực chức năng: Trong khuôn viên xây dựng công trình cần thiết phải tạo ra khoảng cách tối thiểu để xử lý đường giao thông nội bộ, đường cho xe cứu hoả chạy được xung quanh công trình khi có sự 11 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
  13. cố và đảm bảo khoảng cách cách âm với các đường giao thông và tạo được các không gian cây xanh đan xen giữa các khối chức năng của công trình. Hình thức kiến trúc và bề dày công trình đảm bảo được độ chiếu sáng tự nhiên theo quy phạm và sự thông thoáng lưu thông không khí cho các phòng học một cách tối ưu, đồng thời bảo đảm cho việc phân chia các phòng học theo tiêu chuẩn một cách dễ dàng và thuận lợi. Tính chất công trình là trường học chuyên có vị trí quan trọng. Vì vậy công trình phải thể hiện được tính chất trường học, hiện đại phù hợp cho việc sử dụng thuận lợi tiện dụng nhất. Bảo đảm được việc bố trí độc lập giữa các khối cũng như mối liên hệ giữa các khu chức năng trong tổng thể công trình. Toàn bộ khối công trình lùi với chỉ giới đường đỏ phía trước giúp công trình có được điểm nhìn tốt từ phía trước, tạo khối tích không gian hợp lý Bố cục chủ đạo lấy trục không gian công cộng làm trọng tâm, tạo tuyến không gian xương sống. Các khối công năng khác như những chiếc lá, cành cây vươn ra tạo nên một tổng thể theo kiểu tổ hợp phân tán. Các khối theo chức năng bao gồm, 3 khối học, 1 khói hội trường, khối nhà thi đấu thể thao, khối thư viện, và ký túc xá tạo nên một tổ hợp thống nhất có nhịp điệu, quy mô, phô trương đường nét, hình khối. Trục không gian công cộng phân chia bố cục các khối thành hai phần công năng, động và tĩnh rõ nét. Phía Đông là các khối tĩnh như thư viện, các khối lợp học, sân vườn thực nghiệm, sân trong, đường dạo. Phía Tây là các khối hướng động, gồm nhà thi đấu đa năng, sân bóng đá, bóng rổ, tennis, khối hội trường 700 chỗ. Trục không gian công cộng, cùng hành lang đi bộ ngoài nhà là đường biên phân chia, chuyển tiếp 2 tính chất công năng, tạo dựng một bố cục chặt chẽ, logic. Việc bố trí tổ hợp các khối công trình chú trọng hạn chế ảnh hưởng các công trình xung quanh. Các phía tiếp giáp với các mặt đường đều hạn chế các diện kiến trúc lớn, hoặc sử dụng cây xanh, khoảng thoáng kết hợp. Trọng tâm của tổ hợp tập trung ở trung tâm khu đất. Vị trí các khối được sắp đặt sao cho công năng sử dụng của từng khối hợp lý nhất, tạo dựng một bố cục có tính hình học, nhịp điệu, chú trọng các điểm nhìn cảnh quan theo mọi hướng, thiết lập các không gian đóng, mở tinh tế. 12 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
  14. Hệ thống sân thể thao, sân nghi thức liên hoàn kết hợp tại phía Tây khu đất, được các khối công trình khép lại thành 1 không gian đóng hoành tráng, phô trương những vẽ đẹp hình khối, tạo ấn tượng không gian quy mô, đồng thời bao quát toàn bộ các không gian hoạt động chủ đạo của nhà trường. Tổ chức 1 tháp biểu tượng cao, là kiến trúc tinh thần đề cao sự thanh khiết, ý chí phấn đấu vươn lên, là điểm cao nhất trong quần thể kiến trúc, nơi đặt các logo, biểu trưng của nhà trường. Vị trí và chiều cao của tháp biểu tượng như một nét chấm phá, tạo nhịp điệu trong quy hoạch chiều cao của tổ hợp kiến trúc. 13 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
  15. III.1.2 Giải pháp tổ chức hình thức kiến trúc : Giải pháp kiến trúc mặt ngoài trên tiêu chỉ đơn giản, khúc chiết, lấy sự nổi bật của các khối tự thân, tỉ lệ bố cục các mảng tường, mảng màu làm cơ sở cho việc tạo hình. Chú trọng đến việc sử dụng vai trò, hình khối của mỗi khối nhà tạo nên một tổng thể có nhịp điệu, sinh động. Các chi tiết kiến trúc không quá sa đà vào việc thể hiện chi tiết, tập trung luyến láy, làm rõ hình khối sắc thái của mỗi khối công trình. Việc kết hợp các vật liệu tiên tiến thông qua các chi tiết chắn nắng, một số mảng kính khung thép chịu lực, đặc biệt là trong kết cấu mái của trục chính và nhà thi đấu là những chi tiết quan trọng mang đến cho công trình một vẻ đẹp vật liệu thanh khiết, không quá phô trương, đậm chất tri thức mới. Ngôn ngữ kiến trúc kết hợp các yếu tố trên tạo dựng những nét ấn tượng cho kiến trúc mặt ngoài của công trình. Bên cạnh đó, cây xanh luôn là một yếu tố kết nối, mềm mại các không gian kiến trúc. Thiết lập một môi trường xanh, sạch, tri thức là 3 yếu tố then chốt tạo nên một ngôi trường có đẳng cấp, tiên tiến, tiêu biểu. 14 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
  16. KTS Nguyễn Mỹ Lộc nghiên cứu thiết lập dựa theo quan niệm mới về thiết kế trường đại học của Mỹ (The Long-range Campus). Đó là cách tổ chức, bố trí các công trình chức năng nằm phân tán trong công viên xanh đẹp, yên tĩnh, nối liền nhau bằng những con đường đầy hoa cỏ và bóng mát cây xanh. III.2 Chi tiết của không gian: Không giống như các loại hình kiến trúc khác, thiết kế kiến trúc cảnh quan và tổ chức không gian các trường Đại học, Cao đẳng cũng như là tiểu học và trung học…có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính thẩm mỹ kiến trúc cũng như góp phần mang lại hiệu quả đầu tư cao. Điều này cũng đặc biệt phù hợp với mô hình các khu Đại học tập trung hiện nay đang bước đầu được triển khai xây dựng trên cả nước. Rất cần tạo dựng để nhấn mạnh một môi trường học thân thiện, xác lập các giá trị văn hóa học đường bên cạnh các giá trị sống khác cho một khu đại học tập trung văn minh, hiện đại ở nước ta. Việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong các trường Ðại học, Cao đẳng có một vai trò quan trọng bởi nó không chỉ là việc thiết lập các không gian chức năng hợp lý, có tính thẩm mỹ mà hơn nữa nó còn góp phần tạo nên môi trường học tập thân thiện, tạo lập văn hoá học đường. Một trong những nhân tố tạo nên sự thành công trong công tác đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng. Trong chiến lược phát triển đào tạo Đại học, Cao đẳng của quốc gia, việc lấy người học làm đối tượng trung tâm đã được khẳng định và môi trường không gian vật chất đóng góp một phần không nhỏ để thực hiện được mục tiêu đó. Một ngôi trường bẩn, lôn xộn, nhếch nhác khó có thể tạo nên một không khí học tập nghiêm túc. Một ngôi trường mà học sinh vẽ bậy và xả rác khắp mọi nơi cần phải xem lại các khía cạnh xã hội, văn hóa học đường bởi các ứng xử đó chỉ khi các học sinh không tôn trọng chính mục tiêu học tập mà mình đang theo đuổi, không hy vọng vào tương lai tốt đẹp mà nhà trường sẽ mang lại cho mình qua việc học tập. Một ngôi trường chỉ có các lớp hoặc xếp hàng như trại lính khó có thể tạo cho người học có tình cảm gắn bó với ngôi trường, tạo được động lực tốt cho việc học tập. Như vậy ngoài những yêu cầu về chức năng học tập, phục vụ học tập và các chức năng giao thông, sinh hoạt cơ bản khác, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong trường cần quan tâm nhiều đến ý nghĩa tinh thần, việc tạo dựng văn hoá và môi trường thân thiện cho người học với nhiều khía cạnh thể hiện khác nhau. Tựu chung lại, công tác tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch thiết kế các trường đại học, cao đẳng đơn lẻ hay trong các khu đại học tập trung đều cần đạt được các giá trị sau: III.2.1 Thể hiện triết lý đào tạo: 15 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
  17. Mỗi một trường Đại học hay Cao đẳng đều cần có triết lý đào tạo của nhà trường và các không gian kiến trúc quy hoạch phải góp phần phản ánh triết lý đào tạo của ngôi trường đó. Không gian thể hiện sự nghiêm túc, chính xác, chuẩn mực trong các trường kỹ thuật hay bay bổng kích thích sáng tạo trong các trường nghệ thuật tùy theo tính chất của mỗi trường, triết lý học tập đào tạo của mỗi trường mà nó thể hiện. Đây chính là cơ sở để cho việc hình thành ý đồ tổ chức không gian cảnh quan tổng thể. Trong tổng thể quy hoạch một khu ĐH tập trung, việc thể hiện triết lý đào tạo cũng là việc nên xây dựng trật tự theo các cấp độ khác nhau của cả khu ĐH tập trung, cũng như mỗi trường thành viên. Tuy có khác nhau, nhưng tựu chung lại vẫn tạo ra được một triết lý với mục tiêu đào tạo thống nhất, rõ nét. III.2.2 Thể hiện bề dày lịch sử, tính truyền thống: Mỗi một ngôi trường đều có bề dày lịch sử của nó và có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ. Tính truyền thống có tác dụng giáo dục tốt cho thế hệ sau. Vì vậy những sự kiện lịch sử truyền thống của nhà trường không phải chỉ được thể hiện bằng các bức hình treo trong phòng truyền thống mà có thể được hình tượng hóa qua các hiện vật, tranh tường, điêu khắc trong không gian sân trường, nơi mà mọi người đều có thể nhìn thấy và có cảm xúc về nó hàng ngày. Một trường ĐH của Australia còn có một không gian trưng bày trong sân trường đoạn kết cấu thép của một chiếc cầu bị gãy do thiết kế sai như một lời nhắc nhở đối với cả thầy và trò trong công tác đào tạo. III.2.3 Không gian của các sự kiện, tạo hình ảnh biểu trưng: Cũng rất cần có không gian của các sự kiện, không gian cho các hình ảnh lưu niệm bởi hàng năm nhà trường nào cũng có các sự kiện đón sinh viên mới và tiễn sinh viên cũ ra trường. Trong những ngày đó, các không gian, hình ảnh có tính biểu trưng của nhà trường 16 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
  18. thường được lựa chọn làm phông cho các bức hình lưu niệm. Đây là những không gian hết sức có ý nghĩa cho việc truyền bá hình ảnh của nhà trường ra xã hội. Việc thiết kế các không gian có hình tượng biểu trưng cho nhà trường, cho việc chụp ảnh lưu niệm cần được coi là một trong những nhiệm vụ của việc tổ chức kiến trúc cảnh quan. Có thể là trước công trình kiến trúc tiêu biểu (thư viện, nhà học, hội trường, nhà hành chính…), cũng có thể là trước bức tượng hay biểu trưng của nhà trường, trước cổng trường… Có rất nhiều vị trí trong không gian trường để người thiết kế có thể lưu tâm tạo dựng. Trường Đại học xây dựng khi dựng lên một dàn thép với nút cầu trong sân trường đó là nơi được sinh viên yêu thích thường chọn làm nơi chụp ảnh lưu niệm khi ra trường. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội không gian trước nhà giảng đường chính là không gian đẹp được các bạn sinh viên lựa chọn. Với các khu ĐH tập trung, điều này góp phần tạo ra cá tính cho mỗi không gian nhỏ riêng trong tổng thể quy hoạch chung của toàn khu. Đây cũng là yếu tố tạo ra các giá trị điểm nhấn nhận biết cho từng không gian trong tổng thể một không gian đặc sắc lớn. III.2.4Không gian mở cho việc học tập: Trường Đại học và Cao đẳng, thời gian học tập của sinh viên là cả ngày, không chỉ là thời gian lên lớp mà còn là thời gian tự học với nhiều cách học khác nhau: Học trong thư viện, trên giảng đường, theo nhóm, thậm chí trong vườn cây hoặc bên hồ nước III.2.4.1 Phòng học có sức chứa nhỏ: - Bố trí ghế ngồi hợp lí, mỗi bàn có thẻ 2, 3, 4 người ngồi với những phòng chuẩn như hình: 17 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
  19. III.2.4.2Thiết kế nền dốc để thoả mãn yêu cầu nhìn rõ với sức chứa lớn: a. Đặt vấn đề: Khi có các phòng Tập trung đông người (> 100 người) và mọi người có nhu cầu cần nhìn rõ đồng thời để học tập tốt Yêu cầu đặt ra là tất cả mọi người đồng thời nhìn thấy vật cần được quan sát phải thiết kế thế nào để tất cả mọi người đều nhìn thấy được vật cần quan sát. b. Giải pháp: - Kê ghế, tạo ra nhiều loại ghế có chiều cao khác nhau; - Nâng vật cần quan sát lên; - Ghế không thay đổi chiều cao, vật quan sát không nâng lên thì chỉ còn lại giải pháp là thiết kế nền dốc. c. Thiết kế nền dốc bằng phương pháp vẽ dần. Có rất nhiều phương pháp để thiết kế nền dốc. Ở đây chỉ nghiên cứu thiết kế nền dốc bằng phương pháp vẽ dần d. Các khái niệm - Điểm quan sát thiết kế Đ "Đ" là điểm bất lợi nhất ( khó nhìn thấy nhất ) mà khi người quan sát nhìn thấy được thì tất cả điểm còn lại của vùng đối tượng cần quan sát sẽ được nhìn thấy. 18 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
  20. Trong giảng đường, bảng đen là vùng đối tượng cần quan sát → Đ thuộc mép dưới của bảng - Nguồn Ng.lý T.kế, tác giả GS. Nguyễn Đức Thiềm, GS Trần Bút - Tia nhìn đường thẳng nối mắt người quan sát đến điểm Đ gọi là tia nhìn (T) T1≡ T2 ⇒ M2 không nhìn được Đ - Độ nâng cao tia nhìn C là khoảng cách giữa hai tia nhìn liền kề để từ mắt của người quan sát ở hàng ghế phía trước dóng thẳng đứng lên 1 đoạn cắt tia nhìn của 17 người ngồi sau liền kề. Tuỳ theo thể loại công trình mà C có thể lấy theo qui định từ (C) = 60 ÷ 80 mm 2.5.3.2/ Thiết kế nền dốc bằng phương pháp vẽ dần - Các thông số hình học. + Khoảng cách từ hàng ghế đầu tiên G1 đến vùng đối tượng cần quan sát L = 2,7 ÷ 3,6m + l là khoảng cách giữa các hàng ghế G1G2…vvv.. :l = 0,8m ÷ 1,2m + HSk chiều cao của bục ( sân khấu ) = 0,8m ÷ 1,05 m + Hqs1 = 1,15m ÷ 1,2 m, vị trí của mắt người quan sát thuộc hàng ghế đầu tiên so với nền. - Cách dựng + Dựng đường mắt M1..Mn Trong đó M1 đã có M1 = 1,2m so với nền và xác định Đ tuỳ theo thể loại công 19 | T Ậ P T À I L I Ệ U N H À C Ô N G C Ộ N G V Ề G I Á O D Ụ C V À Đ À O T Ạ O
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2