BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THAI CHẾT TRONG BỤNG
lượt xem 9
download
Thai nhi chưa sinh mà đã chết trong bụng mẹ không ra được gọi là Thai Tử Phúc Trung, Thai Tử Bất Hạ. Tương đương trong phạm vi Thai Chết Trong Bụng, Thai Chết Lưu trong y học hiện đại. Nguyên Nhân Nguyên nhân gây nên thai chết lưu thường không ngoài hai nguyên nhân chính là Hư và Thực. Hư thường do Khí Huyết suy yếu khiến cho thai cũng bị thiếu khí và huyết nuôi dưỡng mà chết. Thực chứng do Khí Huyết bị ứ trệ Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “ Chứng Thai chết...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BỆNH HỌC THỰC HÀNH - THAI CHẾT TRONG BỤNG
- BỆNH HỌC THỰC HÀNH THAI CHẾT TRONG BỤNG Thai nhi chưa sinh mà đã chết trong bụng mẹ không ra được gọi là Thai Tử Phúc Trung, Thai Tử Bất Hạ. Tương đương trong phạm vi Thai Chết Trong Bụng, Thai Chết Lưu trong y học hiện đại. Nguyên Nhân Nguyên nhân gây nên thai chết lưu thường không ngoài hai nguyên nhân chính là Hư và Thực. Hư thường do Khí Huyết suy yếu khiến cho thai cũng bị thiếu khí và huyết nuôi dưỡng mà chết. Thực chứng do Khí Huyết bị ứ trệ Sách ‘Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận’ viết: “ Chứng Thai chết lưu hoặc vì kinh động ngã xuống hoặc vì cảm phải ôn dịch, thương hàn, tà độc vào bào thai làm cho thai chết”.
- Như vậy, theo người xưa, nguyên nhân thai chết trong bụng do ngoại thương như: Chấn thương vì té ngã và do nội nhân nóng quá nung đốt mà sinh ra. Ngoài ra, còn do khó sinh, nước ối vỡ, khô làm cho thai bị chết. Nếu thai chết trong bụng thì nên xổ thai chết đó ra ngay, nếu không thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ. Tuy nhiên, trước khi trục thai ra, phải chẩn đoán thật chính xác xem thai nhi dã chết hay còn sống, để khỏi bị lầm lẫn. Chẩn Đoán Sách ‘Tuyên Minh Luận’ hướng dẫn: Con chết trong bụng thì mạch của người mẹ Huyền Sắc và sắc mặt đỏ, xanh hoặc đổi ra ngũ sắc, bụng đầy, đau gắt, thở khò khè, buồn bực, thai không động. Sách Diệp Thiên Sĩ Nữ Khoa cho rằng: Lưỡi đỏ thì thai sống, lưỡi xanh thì thai chết. Muốn biết thai còn sống hay chết thì có thể dựa vào việc chẩn đoán lưỡi. Nhưng lưỡi có mầu đen xanh, miệng hôi thối mà nôn oẹ ra dãi bọt, trong bụng lạnh, nặng trằn xuống như đá mới nên nghĩ đến việc trục thai ra.
- Sách ‘Sản Dục Luận’ bàn về thai chết: “Hễ trong âm hộ chảy ra thứ nước vàng như đậu huyết là thai chết. Hễ đàn bà nôn mửa ra không ngừng, khí xông lên tim là thai chết. Hễ bị chứng dịch mà đứa con chết trong bụng thì âm hộ ra huyết”. Các y văn xưa cho thấy cổ nhân chẩn đoán thai sống hay chết, dựa vào mầu sắc lưỡi của đàn bà có thai. Xanh là chết, đỏ là sống, lại kết hợp chứng trạng khác như nôn mửa, lạnh trong bụng, ra huyết như nước đậu huyết, để chẩn đoán đứa con trong thai sống hay chết. Cổ nhân trong lúc có thai đã dự đoán sựï sống chết mẹ con, theo những nhận thức sau đây: Mặt đỏ mẹ sống, mặt xanh mẹ chết, lưỡi đỏ thai sống, lưỡi xanh thai chết, hoặc lưỡi đen hoặc mặt lưỡi đều xanh đen, hai kẽ miệng chảy ra nước dãi thì mẹ con đều chết, miệng lưỡi đều đỏ, là mẹ con cùng sống. Đây là sự kết luận của cổ nhân có được xác đáng hay không cần phải lúc lâm sàng nên quan sát và nghiên cứu kỹ càng thêm. Có thể tóm tắt như sau: nếu coi lưỡi là Con và Môi là Mẹ thì: Lưỡi Dự Đoán Môi
- Đỏ Mẹ sống con chết Xanh Đỏ Mẹ chết con sống Xanh Mẹ con đều chết Xanh Xanh Nguyên Tắc Điều Trị Phép điều trị thai chết trong bụng, phải tuỳ theo thể chất người có thai mới có thể dùng phương thuốc trục thai, nên phân hàn nhiệt, hư nhiệt, thấp nhiệt, hàn thấp, khí hư, hay huyết hư, khí huyết đều hư, tân dịch khô, huyết trệ… để phân biệt chữa trị mới khỏi lầm. Triệu Chứng Lâm Sàng + Chứng Hàn Nhiệt: Đàn bà thai chết trong bụng, sắc mặt xanh bạc, cơ thể khoẻ mạnh, tay chân và cơ thể lạnh, tức ngực, thở khò khè, đau lạnh, đau cấp bách, lưỡi xanh, đường mạch dưới lưỡi xanh đen, mạch Trầm Huyền có lực.
- Điều trị: Dùng bài Hương Quế Tán (Thai Sản Kim Châm): Xạ hương 2g (nghiền riêng), Quan quế 12g (tán bột). Trộn chung, uống với nước Đồng tiện hoặc uống với nước cốt Hành. Không dùng đối với phụ nữ hư yếu. + Chứng Thực Nhiệt: Đàn bà thai chết trong bụng, sắc mặt đỏ, cơ thể khoẻ mạnh, mình nóng, miệng khát, bồn chồn, tức ngực, thở gấp, âm đạo chảy ra nước như nước đậu huyết, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ sẫm, hơi xanh, rêu lưỡi khô nhờn, đục vàng, mạch Huyền Sác. Dùng bài Tarn Thất Thừa Khí Thang (Tuyên Minh Luận): Đại hoàng, Mang tiêu, Hậu phác (chế Gừng), Chỉ xác (sống) đều 20g, Cam thảo (chích) 40g. + Chứng Thấp Nhiệt: Có thai mà thai chết trong bụng, âm đạo chảy ra thứ nước nhớt vàng, sắc mặt bẩn tối, hoặc phát sốt rét, đầu sưng nặng, miệng có nhựa hơi đắng, miệng hôi thối, tức ngực, nôn mửa, bụng đầy trướng đau, mỏi lưng, chân sưng, nước tiểu vàng, lưỡi tím, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch Phù Huyền Sác. Dùng bài Bình Vị Tán gia vị (Nữ Khoa Chuẩn Thằng): Thương truật, Hậu phác (sao Gừng), Trần bì đều 12g, Cam thảo 4g. Sắc, thêm Phác tiêu 8g, uống.
- + Chứng Hàn Thấp: Có thai mà thai chết trong bụng, mặt xanh nhạt, mặt và tay chân phù thũng, đầu nặng và sưng, cơ thể sợ lạnh, miệng nhạt, nhớt, tức ngực, bụng căng đau, mỏi lưng, đau xương, tiêu lỏng, tiểu không thông, chất lưỡi xanh, rêu trắng nhớt, mạch Trầm Sắc và Huyền. Dùng bài Giải Trảo Tán (Phụ Khoa Ngọc Xích): Giải trảo (móng cua) 2 chén, Quế tâm, Cù mạch đều 40g, Ngưu tất 80g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với rượu nóng, lúc đói. + Chứng Khí Hư: Thai chết trong bụng, thở khò khè, thở gấp, bụng đầy, lạnh đau, lưỡi xanh, mạch Đại mà không lực. Dùng bài Phò Luy Tiểu Phẩm Phương (Sản Phụ Tâm Pháp): Nhân sâm, Cam thảo, Xuyên khung, Nhục quế, Can khương, Đào nhân, Hoàng cầm, Giải trảo. Lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 40g, sắc nước uống lúc đói. Nếu chưa thấy ra thì uống tiếp một liều nữa. + Chứng Huyết Hư: Thai chết trong bụng, mặt vàng, gầy ốm, hồi hộp, ngủ ít, động thì nôn oẹ, ngực bụng lạnh đau, lưỡi xanh nhạt, mạch Huyền Tế Sắc. Dùng bài Phật Thủ Tán và Ô Kim Tán (Nữ Khoa Chuẩn Thằng): Thục địa, (sao rượu), Bồ hoàng, Đương quy, Giao chỉ quế, Thược dược, Quân
- khương (bỏ vỏ), Phấn thảo đều 40g. Đậu đen 40g, Bá thảo sương 20g. Tán bột, mỗi lần dùng 4g.. + Chứng Khí Huyết Đều Hư: Tổng hợp hai chứng Khí hư và Huyết hư. Dùng bài Liệu Nhi Tán (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Nhân sâm 40g, Đương quy (rửa rượu) 80g, Ngưu tất 20g, Quỷ cửu (nghiền nước, phi) 12g, Nhũ hương (bỏ dầu) 8g. Sắc uống. + Chứng Tân Dịch Khô: Thai chết trong bụng, lưng bụng đau cấp, miệng khát nước muốn uống, lưỡi khô, màu xanh, mạch Huyền Tế Sắc. Dùng bài Chi Mật Tửu (Phụ Nhân Lương Phương): Mỡ heo, Mật đều 12g, rượu tốt 6 chén. Sắc chung còn 6 chén. Chia làm hai lần uống. Nếu không có mỡ heo, dùng dầu Mè thay thế cũng được. + Chứng Huyết Trệ: Thai chết trong bụng, lưng nặng đau dữ, huyết ra mầu tím xanh, mặt tím, lưỡi xanh, mạch Huyền Sắc. Dùng bài Đoạt Mạng Hoàn (Chứng Trị Chuẩn Thằng): Đào nhân, Thược dược, Phục linh, Đơn bì, Quế chi đều 4g.
- + Chứng Huyết Ứ: Có thai, thai động ngừng, âm đạo chảy ra huyết dịch màu đen tím, ợ hơi thối hoặc trong bụng thai chết, thắt lưng bụng đau gắt, hông sườn đầy tức, thở dồn dập, bụng dưới lạnh đau, sắc mặt xanh đen, nhất là ở môi và miệng, chất lưỡi đen tím, mạch Trầm Sác. Dùng bài Thoát Hoa Tiễn (Cảnh Nhạc Toàn Thư): Đương quy, Xuyên khung, Nhục quế, Ngưu tất, Xạ hương, Xa tiền tử, Hồng hoa. Sắc 2 chén nước còn 8 phân, uống nóng hoặc uống với rượu. Sách ‘Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học’ nêu lên hai nguyên nhân chính là: + Khí Huyết Hư Yếu: Trước khi sinh hoặc đang khi sinh mà thai chết, lâu mà không sinh được, bụng dưới đau cấp hoặc lạnh, tay chân mỏi mệt, đầu váng, hoa mắt, hoảng sợ, hơi thở ngắn, âm đạo ra nhiều máu mầu nhạt, sắc mặt xanh úa, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hư, Đại. Điều trị: Ích khí, dưỡng huyết, hoạt huyết, hạ thai. Dùng bài Cứu Mẫu Đơn (Phó Thanh Chủ Nữ Khoa): Nhân sâm, Đương quy, Xuyên khung, Ích mẫu thảo, Xích thạch chi, Kinh giới huệ (sao đen). (Nhân sâm đại bổ nguyên khí để trợ vận thai; Đương quy, Xuyên khung, Ích mẫu thảo dưỡng huyết, hoạt huyết để nhu nhuận sản đạo giúp cho
- thai dễ ra; Kinh giới huệ, Xích thạch chi dẫn huyết quy k inh để cầm máu, khiến cho thai thoát ra mà không mất nhiều máu). Khí huyết hư, thêm Hoàng kỳ, Đan sâm để bổ ích khí huyết. Bụng dưới lạnh đau thêm Ngô thù du, Ô dược, Ngải diệp để ôn noãn hạ nguyên, giúp hành khí, đẩy thai ra. + Ứ Huyết Ngừng trệ: Trước khi sinh hoặc khi đang sinh mà thai chết, sinh lâu mà thai không ra, bụng dưới trướng đau quặn, cảm thấy lạnh, tinh thần uể oải, phiền táo không yên, uống vào thì muốn nôn, miệng khô, không muốn uống, sắc mặt tím tối, lưỡi xanh đen, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Huyền Sáp có lực. Điều trị: Hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, hạ thai. . Dùng bài Thoát Hoa Tiễn thêm Chỉ xác, Hậu phác (Giản Minh Trung Y Phụ Khoa Học). . Dùng bài Thoát Hoa Tiễn thêm Mang tiêu (Thượng Hải Trung Y Phụ Khoa Học). Sách ‘Thượng Hải Trung Y Phục Khoa Học’ thêm:
- + Thấp Ứ Khí Cơ: Thai chết không ra, bụng dưới lạnh, đau, trong âm đạo chảy ra nước mầu vàng đục, dính, ngực bụng đầy trướng, miệng có mùi hôi, mệt mỏi, thích ngủ, rêu lưỡi trắng bệu, mạch Nhu Hoãn. Điều trị: Kiện Tỳ, trừ thấp, hành khí, hạ thai. Dùng bài Bình Vị Tán (Hoà Tễ Cục Phương): Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, thêm Mang tiêu, Chỉ thực. (Thương truật kiện Tỳ, táo thấp; Hậu phác, Chỉ thực hành khí, tiêu trướng mãn; Trần bì lý khí, hoá thấp; Cam thảo hoà trung. Thêm Mang tiêu để nhuyễn kiên, hoạt lợi, hạ thai). Y ÁN THAI CHẾT TRONG BỤNG MẸ (Trích trong ‘Phụ Nhân Lương Phương) Con gái một cô đỡ, thường gánh nặng, có thai trong bụng lạnh ngắt, đau trằn xuống, trong miệng rất thối, tôi đoán biết thai chết, bảo há miệng cho xem lưỡi, đúng là xanh đen, cho uống 20g Phác tiêu, lập tức chảy ra nước thối rồi khoẻ”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh Học Thực Hành: Bệnh gout
11 p | 188 | 26
-
Bệnh Học Thực Hành: Cơn đau thắt ngực (Angor Pectoris - Anginalsyndrome) & Thiếu máu cơ tim (Ischaemie Heart disease - Angine de poitrine)
10 p | 149 | 15
-
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: Dạ dày đau
17 p | 159 | 14
-
Bệnh Học Thực Hành: Ung thư gan
12 p | 139 | 13
-
Bệnh Học Thực Hành: Hư lao (hư tổn)
11 p | 155 | 13
-
Bệnh Học Thực Hành: TĂNG NĂNG TUYẾN GIÁP - BAZEDOW
18 p | 120 | 11
-
Tài liệu Bệnh học thực hành: Dạ dày viêm mạn tính
12 p | 131 | 10
-
Bệnh Học Thực Hành: CƠN ĐAU QUẶN THẬN (Thận Giảo Thống)
7 p | 125 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: CHÍN MÉ (Giáp Sang – Paronychia – Paronychie)
4 p | 114 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: Kiết lỵ (Lỵ tật – Dysenterie - Dysentery)
20 p | 130 | 8
-
Bệnh Học Thực Hành: ĐỘNG MẠCH VIÊM TẮC (Thromboarteritis – Thromboartérite)
7 p | 102 | 7
-
Bệnh Học Thực Hành: LAO THẬN (Thận Kết Hạch)
4 p | 85 | 7
-
Bệnh Học Thực Hành: HẬU MÔN RÒ
3 p | 113 | 6
-
Bệnh Học Thực Hành: CHÀM VÀNH TAI
2 p | 116 | 5
-
Bệnh Học Thực Hành: ÂM NANG HUYẾT THỦNG
4 p | 130 | 5
-
Bệnh Học Thực Hành: ÂM HÃN
3 p | 112 | 4
-
Bệnh Học Thực Hành: VIÊM QUẦNG (Erysipelas, Đơn Độc)
9 p | 114 | 4
-
Bệnh Học Thực Hành: ADDISON (A Đich Sâm Chứng - Addison)
8 p | 113 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn