intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 6)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động thể lực: Vừa có lợi, vừa có hại cho bệnh nhân tiểu đường. * Ở người bình thường, sử dụng đường tăng lên khi cơ bắp hoạt động do được điều hòa sản xuất đường ở gan. Cân bằng này được Insuline điều chỉnh. * Ở người tiểu đường, khi tập luyện đường huyết tăng lên rõ rệt và tình trạng nhiễm cetone có thể xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát tốt, hoặc sự hạ đường huyết có thể nặng do lượng Insuline đưa vào nhiều hoặc Insuline tiết ra do tác dụng kích thích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 6)

  1. BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (Kỳ 6) 4- Hoạt động thể lực: Vừa có lợi, vừa có hại cho bệnh nhân tiểu đường. * Ở người bình thường, sử dụng đường tăng lên khi cơ bắp hoạt động do được điều hòa sản xuất đường ở gan. Cân bằng này được Insuline điều chỉnh. * Ở người tiểu đường, khi tập luyện đường huyết tăng lên rõ rệt và tình trạng nhiễm cetone có thể xảy ra khi bệnh nhân tiểu đường không được kiểm soát
  2. tốt, hoặc sự hạ đường huyết có thể nặng do lượng Insuline đưa vào nhiều hoặc Insuline tiết ra do tác dụng kích thích tụy của thuốc uống hạ đường huyết. Một kế hoạch ăn cẩn trọng và có định mức là rất cần thiết khi bệnh nhân đang được điều trị Insuline tăng hoạt động hay thử tập luyện nặng. Tập luyện nặng có thể hại cho bệnh nhân tiểu đường tăng nguy cơ biến chứng mạn như tim mạch, thần kinh và võng mạc. Để đề phòng cần đánh giá tình trạng tim mạch, săn sóc cẩn thận. YHCT trong bệnh này, khuyên người bệnh tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, thư giãn, đi bộ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Tuyệt đối giữ cơ thể không bị chấn thương xây xát ngoài da. 5- Thái độ tinh thần trong cuộc sống: Vấn đề này được chú ý nhiều trong YHCT hơn.
  3. Tự tạo cho mình cuộc sống thoải mái cả về thể xác lẫn tinh thần, tránh không để tức giận thái quá, căng thẳng quá làm Can khí uất kết, uất trệ sinh nhiệt hóa táo thương âm, sinh ra mồm khát nhiều, hay đói; hoặc vui mừng thái quá, thần tán sinh nhiệt, lo nghĩ nhiều hại Tỳ, lo sợ nhiều hại Thận … 6- Điều trị thuốc: Gồm điều trị bằng Insuline, hoặc uống thuốc hạ đường huyết Sulfonylure. Lựa chọn thuốc phải cân nhắc cẩn thận tới tác dụng phụ có thể tổn hại tới việc điều tri bệnh và làm nặng lên các biến chứng của tiểu đường. Nhưng việc điều trị là bắt buộc khi có chỉ định chắc chắn. Phải theo dõi đường huyết nhiều lần khi thay đổi liều lượng hoặc ngừng (gián cách) bất cứ loại thuốc nào.
  4. 7- Săn sóc dự phòng: Một số biến chứng nặng có thể giảm nhờ săn sóc dự phòng đặc hiệu. a- Sự hiểu biết của bệnh nhân về bệnh của mình, các biến chứng và chế độ điều trị để tiếp ứng khi có biến chứng xảy ra, sẽ giúp đỡ rất lớn cho việc điều trị tốt hơn. b- Tiêm chủng: Tiêm vaccin phòng bệnh phế cầu cho tất cả bệnh nhân. Hằng năm phải tiêm chủng phòng cúm. c- Phải chú ý tới các yếu tố nguy hiểm khác về bệnh tim mạch.
  5. Phát hiện và điều trị bệnh cao huyết áp, tăng mỡ trong máu, tránh hút thuốc lá đặc biệt trong các mục tiêu giữ gìn sức khỏe. d- Các biến chứng thần kinh trên bệnh nhân tiểu đường. Cần được chăm sóc 2 chân cẩn thận gồm đi giày vừa vặn không chật, mang vác quá nặng; cần thăm hàng ngày các chỗ tổn thương, cẩn thận khi điều trị sẹo, cắt và làm sạch móng chân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2