Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau: "Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất <br />
Nước... Những cuộc đời đã hoá núi sông ta."<br />
<br />
Bài làm<br />
<br />
Hình ảnh đất nước đã khơi nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi sĩ cách mạng để sáng <br />
tạo nên những vần thơ đẹp tuyệt vời. Chế Lan Viên nhìn suốt chiều dài lịch sử oanh liệt <br />
để khẳng định "Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?". Lê Anh Xuân đã tạc vào thơ một <br />
dáng đứng Việt Nam với hình ảnh "Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân". Tố Hữu với hình <br />
ảnh đất nước sáng ngời "Ôi! Việt Nam từ trong biển máu. Người vươn lên như một thiên <br />
thần". Với chương Đất Nước trong Mặt đường khát vọng (1974), Nguyễn Khoa Điềm đã <br />
nói lên những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về nhân dân, về dân tộc và trách nhiệm lớn <br />
lao của tuổi trẻ Việt Nam trước non sông đất nước qua những vần thơ:<br />
<br />
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu<br />
<br />
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái<br />
<br />
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại<br />
<br />
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương<br />
<br />
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm<br />
<br />
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên<br />
<br />
Con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh<br />
<br />
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm<br />
<br />
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi<br />
<br />
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha<br />
<br />
Ôi đất nước sau 4000 năm đi đâu ta cũng thấy<br />
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta<br />
<br />
Đất Nước của Nhân dân<br />
<br />
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở Thừa Thiên Huế là con nhà phê bình văn <br />
học Hải Triều, một nhà phê bình xuất sắc đã từng chủ trì lý thuyết "nghệ thuật vị nhân <br />
sinh" trong cuộc tranh luận với Hoài Thanh 19361939. Đất Nước được trích trong trường <br />
ca Mặt đường khát vọng (1974). Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ sinh viên <br />
các đô thị tạm chiếm ở miền Nam trước 1975 trước vận mệnh hiểm nghèo của đất nước; <br />
kêu gọi họ hướng về nhân dân mà xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc kháng <br />
chiến của toàn dân tộc. Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm giầu <br />
chất suy tưởng, xúc cảm dồn nén, thể hiện một chiều sâu văn hoá, đặc trưng của thế hệ <br />
các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một hành trang văn hoá chuẩn bị khá chu <br />
đáo trước khi bước vào chiến trường.<br />
<br />
Chương Đất Nước khai triển có vẻ phóng túng tự do như một thứ tuỳ bút thơ, nhưng <br />
thực ra tứ thơ vẫn tập trung thể hiện tư tưởng Đất Nước của Nhân dân qua các bình diện <br />
chủ yếu, đó là đất nước trong chiều dài thời gian lịch sử, đất nước trong chiều rộng <br />
không gian lãnh thổ địa lý, đất nước trong bề sâu truyền thống văn hoá, phong tục, lối <br />
sống tâm hồn cốt cách dân tộc.<br />
<br />
Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca thời đại cách <br />
mạng. Đoạn trích bình giảng trên đây đã thể hiện một cách sâu sắc và cụ thể sự "hoá <br />
thân" của nhân dân vào đất nước muôn đời.<br />
<br />
Để nói lên công lao to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhà thơ <br />
đã nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những tên đất tên làng trên mọi miền đất nước <br />
từ Bắc chí Nam. Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy hình sông, thế núi là sự kết tinh đời <br />
sống tâm hồn của nhân dân. Xuất phát từ quan niệm của nhà Phật (hoá thân), tác giả đã <br />
trình bày những cảm xúc suy tưởng của mình: chính nhân dân đã hoá thân thành đất nước <br />
"hoá thân cho dáng hình xứ sở", làm nên đất nước vĩnh hằng. Những danh lam thắng cảnh <br />
không còn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông qua <br />
những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của nhân <br />
dân, sự hoá thân của những con người không tên, không tuổi.<br />
<br />
Với nghệ thuật sâu sắc, từ ngữ giầu hình ảnh gợi cảm, tác giả đã viết lên những hình <br />
tượng sinh động, giầu sức khái quát. Từ hình sông, thế núi, từ truyền thống, tác giả đã tạo <br />
nên những liên tưởng độc đáo thú vị, giúp người đọc cảm nhận công lao to lớn của nhân <br />
dân tròng quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.<br />
<br />
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương<br />
<br />
Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, khiến cho những địa danh ngàn đời của Tổ quốc, <br />
qua cái nhìn sắc sảo đầy khám phá của nhà thơ chính là sự hoá thân của những con người <br />
bình dị vô danh "Những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm ra Đất <br />
Nước".<br />
<br />
"Những người vợ.... hòn Trống Mái" Những địa danh, những hình sông thế núi mang hồn <br />
người, linh hồn dân tộc. Chúng là sự tượng hình, kết tinh đời sống văn hóa tinh thần của <br />
nhân dân mang đậm chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Việt Nam. Núi Vọng Phu, hòn Trống <br />
Mái là kết tinh của tình yêu chung thuỷ của biết bao người vợ chờ chồng trong chiến <br />
tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp mọi sự bão tố của thời gian:<br />
<br />
Không hoá thạch kẻ ra đi mà hoá thạch kẻ đợi chờ<br />
<br />
Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn cô<br />
<br />
Tác giả không chỉ chiêm ngưỡng những hình ảnh núi Bút, non Nghiên mà còn nhìn ra trong <br />
đó phẩm chất, truyền thống hiếu học của dân tộc ta từ bao đời nay. Những núi Bút non <br />
Nghiên phô bày vẻ đẹp mỹ lệ giữa đất trời nước Việt hay là hình tượng những người <br />
học trò nghèo đã gửi gắm quyết tâm, ước vọng của mình vào đây?<br />
<br />
Người học trò nghèo... non Nghiên<br />
<br />
Nhà thơ đã tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc dáng hình đất nước. Những hình ảnh <br />
thân thuộc của non sông đất nước gợi lên quá khứ hào hùng với truyền thống đánh giặc <br />
ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta với truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi <br />
giặc Ân, với sự nghiệp dựng nước đầy gian lao của Vua Hùng:<br />
<br />
Gót ngựa Thánh Gióng... đất tổ Hùng Vương<br />
<br />
Cho đến "những con rồng nằm im" cũng góp phần làm nên "dòng sông xanh thẳm"; con <br />
cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh". Và cả những địa danh <br />
thật nôm na bình dị "Những Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm". Nguyễn Khoa <br />
Điềm đã đặt cái nhìn trân trọng của mình vào nhân dân không tên không tuổi "những <br />
người dân nào" không ai biết cũng làm nên tên núi, tên sông, và tất cả những cái bình <br />
thường trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân cũng hoá thân thành dáng hình xứ sở.<br />
<br />
Tính khái quát của hình tượng thơ cứ được nâng dần lên. Đó là một hình dáng của tư thế, <br />
truyền thống Việt Nam, truyền thống văn hiến của dân tộc có 4000 năm lịch sử. Và ở đâu <br />
trên khắp ruộng đồng gò bãi, chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông <br />
cha.<br />
<br />
Hình tượng thơ càng được nâng dần lên và chốt vào một câu đầy trí tuệ:<br />
<br />
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy<br />
<br />
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta<br />
<br />
Đoạn thơ có kết cấu chặt chẽ, tư nhiên và được viết theo thể tự do, câu thơ mở rộng kéo <br />
dài nhưng không nặng nề mà biến hoá linh hoạt làm cho đoạn thơ giàu sức biểu hiện và <br />
sức khái quát cao. Đó là hình ảnh Đất Nước của Nhân dân Nhân dân đã hoá thành đất <br />
nước. Bởi trên khắp ruộng đồng, gò, bãi, núi, sông đâu đâu cũng là hình ảnh của văn hoá, <br />
của lịch sử, của đời sống tâm hồn, cốt cách của Việt Nam.<br />