intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 7 đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp huyện

Chia sẻ: Adelaide2510 Adelaide2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

166
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ 7 đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp huyện là tài liệu luyện thi học học sinh giỏi hiệu quả dành cho các bạn học sinh lớp 9. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Hóa học hữu ích giúp các bạn học sinh hệ thống lại kiến thức, nhằm học tập tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi quan trọng khác. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 7 đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp huyện

Tham khảo thêm: 

1. Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp huyện - Phòng GD&ĐT Thanh Oai

Câu I: (3 điểm)

1. Điền công thức hóa học thích hợp vào chỗ dấu hỏi (?) và hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có): 

2. Một hỗn hợp gồm Al2O3, Al, Fe, Fe2O3, Cu. Bằng phương pháp hoá học hãy tách hoàn toàn các chất ra khỏi hỗn hợp trên mà không thay đổi khối lượng.

Câu II: (3 điểm)

Cho hỗn hợp X dạng bột gồm Al, Fe, Cu. Hòa tan 23,4 gam X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 0,675 mol SO2 (là sản phẩm khử duy nhất). Cho 23,4 gam X vào bình chứa 850 ml dung dịch H2SO4 loãng 1M (dư) sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí Y, dẫn toàn bộ khí Y vào ống đựng bột CuO đun nóng, thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. Số mol Al, Fe, Cu trong hỗn hợp X lần lượt là :

Câu III: (3 điểm)

Không dùng thêm thuốc thử trình bày cách nhận biết các dung dịch không màu chứa trong các bình bị mất nhãn sau: Ba(HCO3)2, K2CO3, K2SO4, KHSO3, KHSO4. Viết phương trình hóa học (nếu có).

Câu IV: (3 điểm)

Hỗn hợp X gồm SO2 và O2 có tỉ khối so với H2 bằng 28. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian (có xúc tác V2O5) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với X bằng 16/13. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp SO3 là?

Câu V: (3 điểm)

Trộn hai dung dịch AgNO3 1M và Fe(NO3)3 1M theo tỉ lệ thể tích là 1 : 1 thu được dung dịch X. Cho m gam bột Zn vào 200 ml dung dịch X, phản ứng kết thúc thu được 10,8 gam kết tủa. Giá trị của m là?

Câu VI: (3 điểm)

Một hỗn hợp A gồm R2CO3, RHCO3 và RCl (R là kim loại kiềm). Cho 43,71 gam A tác dụng hết với V ml (dư) dd HCl 10,52% (d = 1,05 g/ml) thu được dd B và 17,6 gam khí C. Chia B thành hai phần bằng nhau.

- Phần một tác dụng vừa đủ 125 ml dung dịch KOH 0,8M, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. 

- Phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được 68,88 gam kết tủa.

1. Xác định R.

2. Tính % về khối lượng các chất trong A.

3. Tính giá trị của V và m. 


2. Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp huyện - Phòng GD&ĐT Tam Dương

Câu 1. (2 điểm) Chọn các chất thích hợp ứng với mỗi chữ cái A, B, C, D. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: 

Câu 2. (2 điểm) Natri peoxit ( Na2O2), kali supeoxit (KO2) là những chất oxi hóa mạnh, chúng hấp thu dễ dàng khí CO2 và giải phóng khí O2 nên thường được sử dụng trong bình lặn hoặc tầu ngầm. để hấp thu khí CO2 đồng thời cung cấp khí O2 cho con người trong hô hấp. a) Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra giải thích ứng dụng vừa nói trên. b) Khi sử dụng, để lượng khí CO2 do một người thải ra bằng với lượng oxi được cung cấp để người đó hít vào thì hỗn hợp Na2O2 và KO2 cần được trộn với nhau theo tỉ lệ mol nào?

Câu 3. (2 điểm) Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 48 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều gấp hai lần số hạt không mang điện.

a) Tìm nguyên tố A.

b) Cho một lượng nhỏ oxit với hóa trị cao nhất của A vào dung dịch BaCl2, viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

Câu 4. (2 điểm) a) Nêu phương pháp hóa học phân biệt các khí trong 4 lọ riêng biệt sau: O2, H2, CO2, N2. b) Hoà tan 5,72 gam Na2CO3.xH2O trong 44,28 gam nước được dung dịch có nồng độ 4,24%. Xác định công thức tinh thể ngậm nước.

Câu 5. (2 điểm) Một hợp chất X gồm các nguyên tố Fe, O, S có tỉ lệ khối lượng mFe : mO : mS : = 7: 12 : 6. Hãy xác định:

a) Công thức hóa học và gọi tên của hợp chất X biết khối lượng mol của X là 400 g/mol.

b) Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 60 gam hợp chất.

Câu 6. (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg trong 200 gam dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH 8% vào dung dịch X đến khi vừa thu được kết tủa lớn nhất thì dừng lại, thấy hết 200 gam dung dịch NaOH, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y.

a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính giá trị V.

c) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 ban đầu.

d) Tính nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch Y.

Câu 7. (2 điểm) Sục từ từ V lít khí CO2 (đktc) vào 1,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được m gam kết tủa và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH 1M từ từ vào dung dịch X lại thấy xuất hiện kết tủa, khi vừa thu được kết tủa cực đại thì hết 100 ml. Giả sử khí CO2 được hấp thụ hết và các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính giá trị của m và V.

Câu 8. (2 điểm) Cho hỗn hợp chứa 0,1 mol mỗi chất sau: K2O, NH4Cl, NaHCO3, BaCl2 vào cốc nước dư, khuấy đều sau đó đun nóng cốc chứa hỗn hợp phản ứng. Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch A.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.

b) Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch A.


3. Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp huyện - Phòng GD&ĐT Nông Cống

Câu 1: (2 điểm)

1. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học xảy ra khi: Cho dây sắt vào dung dịch axit HCl dư, thêm từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch sau phản ứng, sau đó để một thời gian ngoài không khí.

2. Cho 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14g/ml) vào 400 gam dung dịch BaCl2 5,2%. Khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa A và dung dịch B. Tính lượng kết tủa A và nồng độ % các chất trong dung dịch B.

Câu 2: (2 điểm) Cho 6,5 gam hỗn hợp A gồm Fe, Mg, Zn phản ứng hoàn toàn với 2 lít dung dịch HCl 0,3M.

1. Chứng tỏ rằng A đã tan hết.

2. Tổng số mol 3 kim loại trong hỗn hợp A là 0,15; tỉ lệ số mol giữa Fe và Mg là 1 : 1. Tính % khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp A.

Câu 3: (2 điểm)

1. Cho 23 gam Na vào 500 ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,2 gam/ml). Tính nồng độ % của dung dịch mới.

2. Hãy giải thích vì sao không được bón chung các loại phân đạm như: Đạm Ure CO(NH2)2; đạm 2 lá NH4NO3; đạm sunfat (NH4)2SO4 với vôi Ca(OH)2 hay tro bếp chứa K2CO3.

Câu 4: (2 điểm)

1. Hoà tan 27,8 gam tinh thể MSO4.nH2O vào nước thì thu được V ml dung dịch A. Cho Ba(NO3)2 dư vào V ml dung dịch A thu được 23,3 gam kết tủa. Mặt khác cho NaOH dư vào V ml dung dịch A thì thu được 9,0 gam kết tủa. Xác định công thức của tinh thể.

2. Cho a gam CO2 vào dung dịch chứa b mol Ca(OH)2. Hãy xác định mối quan hệ giữa a và b trong hai trường hợp.

3. Phản ứng thu được kết tủa cực đại. Tính số mol kết tủa. 4. Phản ứng thu được kết tủa cực tiểu. Tính số mol kết tủa? 

Câu 5: (2 điểm)

1. Làm thế nào để pha chế được 1 lít dung dịch CuSO4 0,5M từ tinh thể CuSO4.5H2O và nước cất.

2. Làm thế nào để pha chế 1 lít dung dịch KOH 0,5M từ dung dịch KOH 40% và nước cất. Biết dung dịch KOH 40% có D = 1,4g/ml.

Câu 6: (2 điểm)

1. Chỉ dùng thêm thuốc thử là dung dịch phenolphtalein nhận biết 5 chất lỏng mất nhãn đựng H2O, dung dịch NaCl, dung dịch BaCl2, dung dịch NaHSO4, dung dịch NaOH. Viết phương trình hoá học nếu có.

2. Chỉ dùng thêm thuốc thử là quỳ tím nhận biết 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn sau: HCl, Ba(OH)2, Na2SO4, KOH, H2SO4. Viết phương trình hoá học nếu có. 
 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 7 đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9 cấp huyện để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu về máy.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2