Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án
lượt xem 6
download
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường có đáp án dưới đây giúp các bạn học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập. Mỗi đề thi có đáp án đi kèm hỗ trợ cho quá trình ôn luyện thi HSG của các em học sinh lớp 10, đồng thời giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng giải đề thi, chuẩn bị sẵn sàng kiến thức cho kì thi chọn HSG cấp huyện sắp tới. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo đề thi
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án
Tham khảo thêm:
- Bộ 20 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án
- Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án
- Bộ 7 đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án
1. Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Ngữ văn - Trường THPT Lưu Hoàng
Câu 1 (8.0 điểm). "Những thách thức trong cuộc sống là để làm vững mạnh thêm niềm tin của chúng ta. Chúng không phải để vùi dập chúng ta" (Nick Vujicic). Anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ về câu nói trên của Nick Vujicic.
Câu 2 (12.0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Truyện cổ tích không chỉ dạy ta biết yêu, biết ghét mà còn dạy ta biết ước mơ”. Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích đã học và đã đọc, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nhận định trên.
Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Ngữ văn
Câu 1:
* Bàn luận:
- Khẳng định, chứng minh: Câu nói hoàn toàn đúng khẳng định vai trò, sức mạnh của niềm tin, ý chí nghị lực của con người có thể vượt qua, chiến thắng mọi thử thách, bất hạnh của cuộc sống.
+ Thử thách làm một phần tất yếu của cuộc sống. Trước những thử thách, bất hạnh con người có nhiều cách ứng cử:
+ Một là đầu hàng gục ngã, than thân trách phận để cho thử thách vùi dập mình, mất hết ý chí nghị lực, niềm tin ở cuộc đời
+ Hai là niềm tin, ý chí nghị lực càng đư c tôi rèn càng tạo nên sức mạnh để ta vượt qua những gian lao thử thách( Bác Hồ tìm đường cứu nước, Nguy n Ngọc Kí, Nick Vujicic …)
+ Khẳng định sức mạnh của niềm tin ý chí nghị lực con người giúp con người chinh phục thử thách, gặt hái thành công.
- Mở rộng:
+ Thử thách lớn nhất không phải từ bên ngoài (những khó khăn bất hạnh, vấp ngã của cuộc sống) mà chính ở lòng người. Gian nan, thử thách chính là trường học tôi rèn con người. Vượt qua thử thách là sự khẳng định, hoàn thiện giá trị bản thân.
+ Phê phán những người thiếu ý chí nghị lực niềm tin, đầu hàng gục ngã trước khó khăn bất hạnh của cuộc sống.
Câu 2:
* Giải thích ý kiến (1,0 đ)
- Truyện cổ tích: một thể loại của văn học dân gian thường viết về những con người nhỏ bé, đáng thương để thể hiện ước mơ về hạnh phúc, công bằng, công lý của nhân dân lao động.
- Truyện cổ tích dạy ta biết yêu, biết ghét: Truyện cổ tích định hướng, giáo d c con người biết nhận ra cái tốt, cái u, cái thiện, cái ác và định hướng con người có thái độ đúng đ n: yêu mến, trân trọng cái thiện, cái tốt lên án, phê phán cái u, cái ác.
- Truyện cổ tích dạy ta biết ước mơ: truyện cổ tích mang đến nhiều giấc mơ đẹp từ đó hướng con người biết mơ ước những điều tốt đẹp, chính đáng để có niềm tin, s lạc quan trong cuộc sống.
=> Nhận định đề cập đến sức tác động nhiều m t của truyện cổ tích đối với con người: nó không chỉ hướng ta đến những thái độ, tình cảm đúng đắn mà còn biết nâng đỡ tâm hồn ta. Đây cũng là s khẳng định giá trị phong phú, sức sống lâu bền của truyện cổ tích.
* Bình luận
a. Khẳng định ý kiến đã cho là ác đáng, sâu sắc.
b. Đưa ra những cơ sở lí luận về đặc trưng, giá trị của truyện cổ tích và minh họa bằng những truyện cổ tích đưọc học (Tấm Cám Chử Đồng Tử,…) và những truyện cổ tích đã đọc để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân một cách thuyết phục. Sau đây là một hướng giải quyết:
- Truyện cổ tích dạy ta biết yêu, biết ghét vì: Truyện cổ tích thể hiện thái độ, quan điểm của nhân dân trước cái thiện và cái ác ở đời. Đọc truyện cổ tích, những quan điểm của người ưa th m t nhiên vào tâm hồn ta, định hướng cho ta cách sống, cách làm người
+ Trong truyện cổ tích luôn có s phân tuyến nhân vật thiện - ác rõ ràng và tác giả dân gian ngay từ đầu đã định hướng thái độ cho người đọc với các tuyến nhân vật này: các nhân vật thiện thường đư c gọi bằng: anh, chàng, nàng, cô… với các nhân vật ác thường được gọi là: hắn, mụ, gã…(1,5 đ)
+ Trong truyện cổ tích cuộc đấu tranh thiện - ác luôn gay cấn, quyết liệt, trong đó cái thiện luôn bị cái ác áp bức. Người đọc luôn thấy đồng cảm, thương xót, bênh vực thậm chí hả hê trước hành động của nhân vật thiện chống lại cái ác hành động của các nhân vật ác luôn khiến người đọc phẫn nộ, căm ghét.
+ Kết thúc của truyện cổ tích thường có hậu theo quy luật “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo”. Kết thúc này cũng chính là tình cảm thái độ của nhân dân với cái thiện, cái ác từ đó định hướng thái độ đúng đắn cho người đọc.
2. Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Ngữ văn - Trường THPT Phùng Khắc Khoan
Câu 1: (8.0 điểm) Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh.
Suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên?
Câu 2: (12 điểm) "Đọc một câu thơ hay, ta thường có cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn..."
(Theo Lê Đạt, "Đối thoại với đời và thơ", NXB Trẻ, 2008, tr.115)
Qua tác phẩm “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi và “ Đọc Tiểu Thanh kí” của nhà thơ Nguyễn Du, hãy bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về những "đối thoại với đời và thơ" của tác giả Lê Đạt trong ý kiến trên.
Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Ngữ văn
Câu 1:
a. Giải thích ý kiến 1.0
+ "Cuộc sống bị nhuốm màu đen": chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.
+ "Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh" (tạo nên một bầu trời đêm thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.
=> Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
b. Bàn luận
+ Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm thấy đau khổ, tuyệt vọng.
+ Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan, buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm,... làm tiền đề cho những thành công, hạnh phúc sau này.
+ Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi con người phải luôn hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn.
+ Cho dù nhiều lúc không thể thay đổi được số phận , nhưng mỗi người hoàn toàn có thể vượt lên số phận, bước qua nỗi đau, không khuất phục trước những sóng gió trong cuộc đời để đạt được hạnh phúc cho mình.
+ Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối.
=> Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
+ Không phải lúc nào sự cố gắng cũng dẫn đến thành công, nhưng luôn nỗ lực và lạc quan ( cầm bút và vẽ những vì sao lấp lánh) trong mọi hoàn cảnh để không ân hận khi gặp thất bại.
Câu 2:
a. Giải thích ý kiến 2.0
- Đọc một câu thơ hay: Tiếp nhận, cảm thụ những tác phẩm thơ có giá trị về nội dung và hình thức.
- Một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng đến những vùng trời đẹp hơn, nhân tính hơn: tác phẩm văn học đó sẽ mang đến cho con người những cảm xúc, tình cảm tốt đẹp, giúp con người biết khao khát, biết ước mơ, biết đấu tranh để bảo vệ và vươn tới một cuộc sống tươi đẹp hơn, giàu tình yêu thương hơn.
=> Quan niệm của nhà thơ Lê Đạt khẳng định giá trị, thiên chức của thơ nói riêng, văn học nói chung. Với chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, đối thoại... thơ ca sẽ bồi đắp cho người đọc những tình cảm tốt đẹp, hướng con người đến thế giới tốt đẹp.
b.
Quan niệm của nhà thơ Lê Đạt là hoàn toàn chính xác dựa trên đặc trưng của văn học. Cụ thể:
- Đối tượng của văn học là hiện thực đời sống mà con người là trung tâm. Mục đích hướng tới của văn học là vì con người.
- Thiên chức của văn học là mang đến cho con người giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ, hướng con người đến chân- thiện- mĩ.
- Văn học, đặc biệt là thơ, xuất phát từ tình cảm cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ. Nhà thơ khi sáng tác văn học đã gửi gắm những tình cảm cảm xúc mãnh liệt, những trăn trở suy tư, những thông điệp triết lí nhân sinh sâu sắc đến người đọc thông qua tác phẩm của mình. Người đọc đến với tác phẩm văn học sẽ rung cảm, xúc động, và nuôi dưỡng cho mình những tình cảm, khát vọng cao đẹp.
c.
Phân tích, chứng minh nhận định qua tác phẩm. 6.0
- Bài thơ “ Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi:
+ Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Phân tích bài thơ ở phương diện hình thức và nội dung để thấy được những cảm xúc, tình cảm, lí tưởng tốt đẹp mà tác phẩm đã nhen nhóm trong lòng người đọc: Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống với tâm hồn tinh tế nhạy cảm và tấm lòng ưu quân ái quốc của tác giả đã khơi dậy tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước tỏng lòng người đọc…
- Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của thi hào Nguyễn Du:
+ Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
+ Phân tích bài thơ ở phương diện hình thức và nội dung để thấy được những cảm xúc, tình cảm, lí tưởng tốt đẹp mà tác phẩm đã nhen nhóm trong lòng người đọc: Tấm lòng nhân đạo và khát vọng tìm kiếm tri âm của tác giả đã mang đến cho người đọc sự xúc động mãnh liệt, biết cảm thông với số phận con người, biết trân trọng cái đẹp và giá trị tinh thần, biết đấu tranh cho một thế giới hạnh phúc, bình đẳng hơn…
3. Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Ngữ văn - Trường THPT thị xã Quảng Trị
Câu 1 (8.0 điểm): Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của mình về câu nói sau: “Muốn thấy cầu vồng, phải biết chấp nhận những cơn mưa”.
Câu 2 (12.0 điểm): Nhà thơ nổi tiếng người Đức H. Hai- nơ cho rằng: “Cuộc đời của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trong tác phẩm của họ”.
Từ việc cảm nhận một số bài thơ trong chương trình Ngữ văn 10 THPT, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Ngữ văn
Câu 1:
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội với kết cấu 3 phần: Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề; Thân bài: Triển khai được vấn đề cần nghị luận; Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản phải đáp ứng các nội dung sau:
1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận
2. Triển khai vấn đề thành các luận điểm:
a. Giải thích ý nghĩa của lời nhận định:
- Cơn mưa: những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
- Cầu vồng: thành quả tốt đẹp, hạnh phúc sau khi trải qua khó khăn, thử thách.
→ Ý của cả câu: phải dũng cảm đương đầu với những khó khăn thử thách, như vậy mới có thể có được điều tốt đẹp ở tương lai.
b. Bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Đứng trước những khó khăn, thách thức, con người cần đối mặt và tìm cách vượt qua nó, như vậy mới có thể gặt hái được thành quả tốt đẹp.
- Muốn đối mặt và vượt qua được thử thách, chúng ta cần có ý chí, lòng dũng cảm; có sự hiểu biết, phương pháp đúng đắn; sống có lí tưởng, ước mơ...
- Phê phán những người hèn nhát, thiếu ý chí, ngại khó khăn, gian khổ.
c. Bài học nhận thức và hành động:
- Phê phán lối sống yếu mềm, bi quan, thụ động, chỉ biết ngồi chờ vận may và sự thuận lợi.
- Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự tự nhận thức, bản lĩnh và nghị lực vươn lên không ngừng. Cuộc sống quá ngắn ngủi, hãy cứ cháy hết mình đến tận cùng của khát vọng, ước mơ.
Câu 2:
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng về cơ bản phải đáp ứng các nội dung sau:
Giải thích:
- Cắt nghĩa ý kiến:
+ Cuộc đời nhà thơ: hoàn cảnh sống, sự kiện, biến cố, đời sống tinh thần, tố chất tâm hồn riêng của nhà thơ.
+ Giá trị của nhà thơ: những đóng góp sâu sắc và mới mẻ, những công hiến có ý nghĩa khẳng định vị thế của nhà thơ. Giá trị của nhà thơ được thể hiện ở tầm vóc tư tưởng, ở chiều sâu tâm hồn và tài năng nghệ thuật.
+ Ý kiến đã khẳng định mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, trong đó nêu lên ý nghĩa của tác phẩm trong việc thể hiện cuộc đời và khẳng định giá trị của nhà thơ.
- Lí giải ý kiến:
+ Tác phẩm là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Qua tác phẩm, người đọc có thể nhận ra tư tưởng, tình cảm, tài năng của người sáng tác. Tác phẩm khẳng định vị trí, diện mạo riêng của người nghệ sĩ.
+ Đặc trưng của thơ là sự tự thể hiện, bộc lộ trực tiếp thế giới tinh thần, đời sống tâm hồn của nhà thơ. Thơ là bức chân dung tinh thần tự họa, là nơi để thi sĩ trút gửi những tâm sự sâu kín, giải tỏa những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt khi chạm vào cuộc sống. Vì vậy chính trong tác phẩm người đọc có thể nhận ra được bóng dáng cuộc đời, hiểu được cách nhìn, cách cảm, lắng nghe được điệu hồn riêng của nhà thơ.
+ Mỗi bài thơ là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật đầy khổ hạnh và nghiêm túc, tìm tòi và sáng tạo. Vì vậy, tác phẩm chính là căn cứ để đánh giá tài năng và tâm huyết của nhà thơ.
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu về máy.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
40 p | 3659 | 60
-
10 đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án
50 p | 476 | 57
-
Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 9 cấp huyện
68 p | 469 | 44
-
Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 cấp trường có đáp án
33 p | 452 | 33
-
Bộ 57 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 từ năm 2018 đến năm 2020
60 p | 376 | 32
-
Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp huyện
27 p | 258 | 28
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án
22 p | 187 | 19
-
Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 có đáp án
47 p | 123 | 13
-
Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 cấp huyện năm 2020-2021
16 p | 184 | 9
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
27 p | 174 | 9
-
Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 6 cấp huyện năm 2020-2021
14 p | 158 | 8
-
Bộ 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2017-2018
55 p | 267 | 7
-
Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 10 cấp trường năm 2020-2021 có đáp án
38 p | 87 | 6
-
Bộ 40 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 từ năm 2010 đến năm 2016
40 p | 109 | 6
-
Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 9 cấp Thành phố
21 p | 100 | 5
-
Bộ 8 đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
23 p | 148 | 4
-
Bộ 8 đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố
65 p | 84 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn