intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án

Chia sẻ: Công Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

187
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án để có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi chọn học sinh giỏi sắp tới. Tài liệu đi kèm có đáp án giúp các em so sánh kết quả và tự đánh giá được lực học của bản thân, từ đó đặt ra kế hoạch ôn tập phù hợp giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Ngoài ra, quý thầy cô có thể sử dụng bộ đề làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và ra đề thi đánh giá năng lực học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án

Tham khảo thêm: 

1. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng

Câu 1 (4,0 điểm)

Cách nhìn

Có hai xưởng sản xuất giày cùng phái người đến khảo sát thị trường ở châu Phi. Nhân viên của công ti thứ nhất sau khi đến nơi nhanh chóng báo về: “Người dân ở đây không có thói quen mang giày. Ngày mai, tôi sẽ đáp máy bay về nước.” Trong khi đó, nhân viên của công ti thứ hai lại báo về một nội dung hoàn toàn khác: “Nơi đây đầy triển vọng vì chưa có ai mang giày cả. Chúng ta sẽ khai thác thị trường này.”

Trích “Đạo lí sống đẹp” - NXB Thời đại

Bài học gợi ra từ câu chuyện trên.

Câu 2 (6,0 điểm) Nhà thơ Pháp Andre Chanien từng nói: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ.”

Qua học bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8

Câu 1:

Bài làm có thể triển khai theo hướng sau:

1. Mở bài (0,5 điểm)

- Giới thiệu câu chuyện và vấn đề nghị luận: Cách nhìn sự việc của con người khác nhau, người thứ nhất với cái nhìn hạn hẹp bi quan; người thứ hai có cái nhìn bao quát hơn, tích cực hơn biết nhìn vào mặt lợi thế của sự việc.

2. Thân bài (2,0 điểm)

2.1. Khái quát ý nghĩa câu chuyện, rút ra ý nghĩa vấn đề nghị luận

- Giải thích nhan đề “Cách nhìn”: cách nhìn là sự quan sát, đánh giá, quan niệm của mỗi người về hiện tượng, sự vật, con người, cuộc sống…

- Khái quát ý nghĩa của câu chuyện: câu chuyện đề cập đến hai cách nhìn.

+ Nhân viên công ti thứ nhất: là cách nhìn xuất phát từ sự quan sát vội vã, lướt qua hiện tượng và vội vàng đưa ra kết luận theo cách an phận, bằng lòng chấp nhận thực tế. Cách nhìn này tiêu biểu cho sự đánh giá nông cạn, hời hợt.

+ Cách nhìn của nhân viên công ti thứ hai: là cách nhìn từ sự quan sát kĩ lưỡng, cẩn thận và đưa ra kết luận một cách tích cực, tao ra một cơ hội đầu tư, một hướng phát triển. Cách nhìn này biểu tượng cho sự đánh giá sâu sắc, thấu đáo.

- Bài học từ câu chuyện trên: trong cuộc sống có khi cùng một vấn đề nhưng đem đến nhiều cách đánh giá khác nhau. Có những cách đánh giá chỉ dừng lại ở sự quan sát bên ngoài hiện tượng nhưng cũng có những cách đánh giá độc đáo, bất ngờ đem đến niềm tin, thúc đẩy hành động hướng tới thành công.

2.2. Phân tích, chứng minh về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện

+ Cuộc sống muôn hình vạn trạng, cùng một sự việc xảy ra, cùng một vấn đề nhưng mỗi người lại có cách đánh giá khác nhau, cách giải quyết vấn đề khác nhau.

+ Trong cuộc sống có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề đánh mất cơ hội, sự tự tin, lạc quan của con người. Cách nhìn này kìm hãm sự nỗ lực hành động vươn lên của con người. Nhưng trong cuộc sống cũng có những cách đánh giá, nhìn nhận vấn đề tạo cơ hội, niềm tin, lạc quan của con người. Đó là cách nhìn tạo động lực giúp con người nỗ lực hành động để tạo ra những thành quả có ý nghĩa cho bản thân và xã hội.

+ Để có được cách nhìn đúng đắn, tích cực con người cần có sự tinh nhạy, sắc bén, sâu sắc khi quan sát và suy xét thấu đáo vấn đề trước khi đưa ra kết luận. Quan trọng hơn là phải có niềm tin đối với đối tượng được nhìn nhận, đánh giá.


2. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện - Trường THCS Trung Nguyên

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm): 

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                                              Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

                                                              Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…

                                                              Chiều nay con chạy về thăm Bác

                                                              Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

                                                              Con lại lần theo lối sỏi quen

                                                              Đến bên thang gác, đứng nhìn lên

                                                              Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?

                                                              Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

(Trích “Bác ơi” – Tố Hữu)

1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?

3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở hai câu thơ cuối của đoạn thơ thứ hai. 

II. PHẦN LÀM VĂN (8,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Nhận là một hạnh phúc, nhưng cho còn là hạnh phúc lớn hơn. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. 

Câu 2. ( 5,0 điểm)

Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh có nhận xét rằng:

"Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương” .

Bằng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh (Ngữ văn 8- Tập 2) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 


3. Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện - Phòng GD&ĐT Đông Hưng

Câu 1: (6 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn văn sau:

“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” 

(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng, SGK Ngữ văn 8 Tập 1 tr 18)

Câu 2: (14 điểm)

“Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) đã vạch ra bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đồng thời nêu cao vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu – người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ”.

Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 cấp huyện năm 2020-2021 có đáp án để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu về máy.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2