intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ tứ siêu đẳng

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

75
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập dưỡng sinh cũng là cách giữ gìn sức khỏe, chống lại nguy cơ bị bệnh mạch vành Ở đây chúng tôi không phải nhắc đến bộ phim Bộ tứ siêu đẳng của Mỹ, mà nói về bốn loại thuốc cần thiết trong việc phòng ngừa, điều trị bệnh mạch vành (với điều kiện phải dùng theo chỉ định của bác sĩ). Đó là thuốc kháng tiểu cầu, thuốc ức chế bêta, thuốc ức chế men chuyển và thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ tứ siêu đẳng

  1. Bộ tứ siêu đẳng Tập dưỡng sinh cũng là cách giữ gìn sức khỏe, chống lại nguy cơ bị bệnh mạch vành Ở đây chúng tôi không phải nhắc đến bộ phim Bộ tứ siêu đẳng của Mỹ, mà nói về bốn loại thuốc cần thiết trong việc ph òng ngừa, điều trị bệnh mạch vành (với điều kiện phải dùng theo chỉ định của bác sĩ). Đó là thuốc kháng tiểu cầu, thuốc ức chế bêta, thuốc ức chế men chuyển và thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ.
  2. Thuốc kháng tiểu cầu và aspirin Người bệnh mạch vành thường có những mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch vành, khiến dòng máu đi qua chảy chậm lại, dễ tạo thành cục máu đông. Nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc hoàn toàn, thường do mảng xơ vữa bị nứt, vỡ, loét hoặc do hình thành cục máu đông sẽ gây nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy, các thuốc kháng đông với tác dụng làm “loãng” máu, hạn chế việc tạo cục máu đông là một trong những vũ khí chính yếu trong “cuộc chiến” với bệnh mạch vành. Aspirin có khả năng làm “loãng” máu do chống lại sự kết dính của tiểu cầu được nhiều nghiên cứu chứng minh là giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và có nhiều ích lợi khác. Tuy nhiên, aspirin vẫn có thể gây tác dụng phụ như làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, đôi khi gây loét, xuất huyết tiêu hóa, đi tiêu phân đen. Ngoài ra, do có tác dụng kháng đông, aspirin có thể gây chảy máu khó cầm, trên da có những chấm xuất huyết, mảng bầm máu, nặng nề hơn là xuất huyết não (tỉ lệ xảy ra biến chứng này không cao, khoảng 1/1.000). Bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ khi nhận thấy những dấu hiệu nêu trên. Giống aspirin, clopidogrel (plavix, infartan) cũng l à loại thuốc kháng tiểu cầu, hiệu quả hơi nhỉnh hơn aspirin và có tác dụng phụ tương tự.
  3. Thuốc ức chế bêta Tuyến thượng thận tiết ra nội tiết tố giao cảm, khi gắn kết với thụ thể bêta có tại mô khắp cơ thể sẽ gây hàng loạt phản ứng tại các cơ quan, một trong số đó là làm tim tăng sức co bóp và vì vậy tăng nhu cầu ôxy của cơ tim. Nếu mạch vành không cung cấp đủ máu cho cơ tim sẽ gây triệu chứng đau thắt ngực, có thể đưa đến nhồi máu cơ tim. Thuốc ức chế bêta (inderan, betaloc, concor...) có tác dụng ngăn nội tiết tố giao cảm gắn vào thụ thể bêta nên hạn chế sự mất quân bình trong cán cân cung - cầu ôxy này. Đây là thuốc hàng đầu trong điều trị bệnh mạch vành, giảm cơn đau thắt ngực, giảm tử vong, giảm biến chứng tái nhồi máu cơ tim... Với bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, thuốc được sử dụng để giảm đau ngực, giảm sự lan rộng của vùng nhồi máu, phòng ngừa tái phát nhồi máu cơ tim. Bởi vì thuốc ức chế bêta có thể khởi phát hoặc làm nặng hơn những cơn suyễn nên nếu có tiền căn hen suyễn, cần thông báo cho bác sĩ biết để tránh sử dụng hoặc chọn loại thuốc an toàn cho trường hợp hen suyễn nhẹ.
  4. Trong thời gian dùng thuốc ức chế bêta, cần thường xuyên kiểm tra nhịp mạch, nếu thấy quá chậm (dưới 60 lần/phút) cần thông báo cho bác sĩ. Thuốc ức chế men chuyển Thuốc ức chế men chuyển (ednyt, zestril, lopril...) có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của men angiotensin II nhằm giảm huyết áp, giảm gánh nặng cho tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc này hiệu quả trên bệnh nhân bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim cấp. Hiệu quả ở đây là giảm tái cấu trúc thất trái, giảm suy tim, giảm tỉ lệ tử vong, cải thiện huyết áp. Tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc ức chế men chuyển là gây ho, xảy ra ở khoảng 5-10% người dùng thuốc này. Nếu triệu chứng ho xảy ra nhiều thì cần báo cho bác sĩ để đổi sang thuốc khác (có thể là thuốc ức chế thụ thể angiotensin II, một loại thuốc có tác dụng tương tự, là lựa chọn thứ hai sau thuốc ức chế men chuyển, ít gây ho). Thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ Tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ (tăng nồng độ cholesterol toàn phần, tăng nồng độ LDL, giảm nồng độ HDL, tăng nồng độ triglyceride) là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, tăng tỉ lệ tai biến và tử vong do bệnh động mạch vành. Có nhiều loại thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ, trong đó thường được sử dụng là nhóm statin (lipitor, crestor, zocor...) và fibrat (lypanthyl...). Statin là thuốc hiệu quả, an toàn, hiếm xảy ra phản ứng phụ ở liều điều trị nên bác sĩ thường sử dụng statin kết hợp với lối sống ph ù hợp trong điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ.
  5. Statin và fibrat có thể gây phản ứng phụ ở đường tiêu hóa như đau d ạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón hoặc các triệu chứng đau cơ, yếu cơ, đau đầu, tuy nhiên rất hiếm gặp. Thuốc như “con dao hai lưỡi”, sử dụng không đúng cách sẽ gây hại. Cần uống thuốc đều đặn, đúng theo toa, thông báo cho bác sĩ những triệu chứng khác lạ trong quá trình điều trị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2