Bốn kiểu hiểu biết của nhà lãnh đạo
lượt xem 17
download
Bốn kiểu hiểu biết của nhà lãnh đạo Đã có rất nhiều lời khuyên cho các nhà lãnh đạo, nhưng chủ yếu xoay xung quanh các kỹ năng ứng xử… Bài viết của Thomas A. Stewart dưới đây mở ra một hướng tiếp cận khác: Vai trò của “sự tinh thông hiểu biết” của một nhà lãnh đạo… Một nhà lãnh đạo cần phải có những loại hiểu biết nào? Đó là câu hỏi đã được đề cập tới trong một số bài viết gần đây trên HBR. Vai trò của sự tinh thông hiểu biết vẫn lẩn khuất đâu đó...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bốn kiểu hiểu biết của nhà lãnh đạo
- Bốn kiểu hiểu biết của nhà lãnh đạo Đã có rất nhiều lời khuyên cho các nhà lãnh đạo, nhưng chủ yếu xoay xung quanh các kỹ năng ứng xử… Bài viết của Thomas A. Stewart dưới đây mở ra một hướng tiếp cận khác: Vai trò của “sự tinh thông hiểu biết” của một nhà lãnh đạo… Một nhà lãnh đạo cần phải có những loại hiểu biết nào? Đó là câu hỏi đã được đề cập tới trong một số bài viết gần đây trên HBR. Vai trò của sự tinh thông hiểu biết vẫn lẩn khuất đâu đó ở giữa tất cả các loại hành động mang tính chất chiến lược, từ công việc của Mark Hurd[1] ở Hewlett Packard[2] cho đến mọi nỗ lực nhằm mua lại Yahoo của Microsoft. Một bài viết của sử gia David McCullough[3] đăng trên HBR hồi tháng 3/2008, nói về những đặc điểm luôn luôn có của một nhà lãnh đạo lỗi lạc, đã trích lại lời của Douglas Freeman - một sử gia hoạt động trong quân đội - một người đã từng nói rằng công việc của ông đã làm cho ông tin rằng những người lãnh đạo trong các cuộc chiến tranh thường có ba đặc điểm: “Biết khả năng đặc biệt của mình, quan tâm tới quân lính và là một người đàn ông thực Một nhà lãnh đạo "tinh thông hiểu biết" sự”. Thực vậy, lịch sử quân đội cần có kiến thức như thế nào? có đầy đủ những câu Nguồn: blacksunjournal.com chuyện thảm thương về những người lãnh đạo đã đưa đội quân của họ đến chỗ chết bởi chính sự ngu dốt và bất tài của mình: Chỉ cần hỏi những người Mỹ đã chết - nếu như bạn có thể hỏi - trong trận Fredericksburg[4] và Chancellorsville[5] là bạn sẽ biết.
- Vậy nếu những người quản lý phải có “tố chất hiểu biết” thì cái gì là điều họ phải biết? Với tôi thì dường như cần có bốn phạm vi rộng của sự hiểu biết tinh thông: 1. Am hiểu về một vấn đề đặc trưng, cụ thể. Ví dụ như một bác sĩ phẫu thuật tim có nó (có am hiểu về vấn đề đặc trưng, cụ thể) thì tốt hơn hay là không tốt hơn? Steve Jobs[6] chính là người có tố chất này. 2. Có kiến thức sâu rộng về một lĩnh vực để có thể phối hợp công việc với những người khác. Bạn có thể thấy người có khả năng này chính là Joe Torre, một cầu thủ bóng đá hạng trung nhưng sau này đã trở thành một nhà quản lý tài năng. 3. Am hiểu về thế giới bên ngoài. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có thể khiến người khác cảm thấy như họ đang bị mù, có thể là do khả năng của họ bị hạn chế hay có tính hướng nội: “Trên thiên đường và trên trái đất còn có nhiều thứ hơn cả những gì mà anh mơ đến đấy”. 4. Hiểu biết về chính trị, điều mà chúng ta vẫn thường gọi là “các kỹ năng về con người”. Đó là năng lực nhận thức, đánh giá hoàn cảnh, suy luận động cơ, tìm ra các hướng giải quyết tiềm ẩn để đi đến một thỏa thuận. Tôi không biết bất kỳ người lãnh đạo nào có đầy đủ cả bốn khả năng trên. Tôi cũng biết rằng, những khả năng mà tôi muốn một nhà lãnh đạo nhất thiết phải có còn phụ thuộc vào các loại hoàn cảnh mà chúng ta phải đối mặt. A. G. Lafley là “chuyên gia” về thế giới bên ngoài của Procter & Gamble. Ông đã định hình cho phong cách lãnh đạo của mình Hiểu biết rộng luôn luôn cần thiết bằng cách mang thế giới bên đối với một nhà lãnh đạo ngoài vào một thứ văn hóa thô bỉ Nguồn: masternewmedia.org và hẹp hòi. Tôi xin quay trở lại với trường hợp của HP và Microsoft. Một cách để suy nghĩ về những khả năng cần có của một nhà lãnh đạo là hãy thử đặt câu hỏi xem liệu bạn sẽ thuê một người lãnh đạo như thế nào từ bên ngoài nếu như bạn phải thay thế người chủ hiện tại. HP rõ ràng và cũng hiển nhiên đúng khi quyết định rằng hãng này cần một nhà soạn nhạc hơn là một người biết nhìn xa trông rộng.
- Còn với Microsoft, nếu bạn sử dụng tiêu chí tạo ra của cải để đánh giá, thì cho đến thời điểm này của thế kỷ, có vẻ như nó đang trở nên chậm chạp, ì ạch. Microsoft có vẻ như đang phải vật lộn để quyết định xem mình là một công ty công nghệ hàng đầu cần có những kỹ năng chuyên môn - hay làm bá chủ trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng bên cạnh hiểu biết rộng nhà lãnh đạo cần có sự "tinh thông" trong một số lĩnh vực Nguồn: offshoringsolutionsgroup.com Chính Bill Gates là người đam mê các hoạt động trí não và có óc nhìn xa trông rộng, người luôn nghiên cứu về tương lai của công nghệ và đưa nó vào các chiến lược của công ty. Liệu “Con mãnh thú của vùng Redmond”[7] có thể đi theo cả hai con đường và giữ nguyên ngôi vị thống lĩnh trên toàn thế giới. Vụ mua lại Yahoo và quyết định gần đây của Microsoft rằng hãng này sẽ mở thêm mã cho những nhà phát triển phần mềm dường như cho thấy Steve Ballmer muốn trở thành một người tạo ra các thương vụ làm ăn, một nhà lãnh đạo chính trị biết tạo ra các liên minh. Liệu ông ta có đúng không? - Trích chuyên mục “HBR Editors" Blog” của Thomas A. Stewart đăng trên trang Harvard Business Online - Ý kiến độc giả Harvard Business Online Ý kiến bình luận của Andrew Campbell Đây là một câu hỏi khá quan trọng. Song, tôi không chắc chắn rằng chúng ta có thể gộp
- chung các mẫu lãnh đạo vào nhau – thể thao, các đoàn thể áp lực, các doanh nghiệp, các nhà chính trị, vv… Điều đó có thể rất hữu ích cho việc suy nghĩ xung quanh vấn đề các nhà lãnh đạo cần biết từng việc gì và sau đó tiến hành so sánh. Trong kinh doanh, ví dụ về kiến thức thương mại có giá trị nhất là: mô hình kinh doanh nào sẽ hiệu quả hơn so với đối thủ. Chắc chắn, kiến thức có giá trị xếp hàng thứ hai sẽ là về con người – hiểu biết về các khách hàng quan trọng và nhà cung cấp, hiểu biết các kỹ năng về con người, những người sẽ là một phần của doanh nghiệp. Ý kiến bình luận của Paul Nunes Tôi thích 4 phạm trù được miêu tả trên. Tôi nghĩ rằng chúng rất chính xác. Mặc dù vậy, tôi nghĩ nó có thể ít hơn ba trong số chúng, để nói rằng không một ai là thành thạo trong cả 4 khả năng trên. Sự nhận thức của tôi với tư cách là một nhà nghiên cứu và cố vấn về quản lý trong nhiều năm thì một số người (nếu không phải là hầu hết những nhà quản lý tốt nhất) tôi biết họ đặc biệt ở nhóm ít hơn 3 phạm trù, nếu không phải là nhóm 4. Tôi đồng ý họ hướng tới để có được sự chuyên môn tại nơi họ là A+. Nhưng tôi không nghĩ rằng bạn có thể thực sự vươn lên tới đỉnh và tiếp tục mà không có ít nhất sự tồn tại của B+ trong một nhóm 3 khác. Điều đó chắc chắn thuộc một nhóm kinh nghiệm khác phải không? Kampechara Puriparinya Thomas A. Stewart thân mến! Nhìn chung, tôi đồng ý với viễn cảnh của ông về sự hiểu biết, thành thạo của nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo cấp tiến, một nhà lãnh đạo đích thực, cần phải là một mẫu hình có thực, toàn vẹn của tập đoàn, sự khôn ngoan, sự chu đáo, có các kỹ năng toàn cầu, tinh thông hiểu biết về trí tuệ văn hoá (CQ - Cultural Intelligence), nhiều trí tuệ phức tạp hơn nữa. Tôi học được nhiều sáng kiến chiến lược từ trường kinh doanh Harvard (HBS). Cảm ơn ông vì đã khởi xướng thảo luận về chủ đề sự hiểu biết của nhà lãnh đạo trong blog của ông. • HBV-TVN Đề nghị ghi rõ “Bản quyền @Harvard Business School Publishing”, hoặc “Bản quyền tiếng Việt @Công ty phần mềm và truyền thông VASC” khi trích dẫn lại thông tin này trên các tài liệu in ấn và photocopy, và ghi rõ “Trích từ trang Harvard’S-TVN” khi xuất bản trực tuyến. [1] Mark Hurd là Tổng Giám đốc điều hành kiêm chủ tịch tập đoàn HP [2] Hewlett-Packard (viết tắt HP) là tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. HP thành lập năm 1939 tại Palo Alto, California, Hoa Kỳ. HP hiện có trụ sở tại Cupertino, California, Hoa Kỳ. Năm 2006, tổng doanh thu của HP đạt 9.4 tỉ đô la, vượt đối thủ IBM với 9.1 tỉ, chính thức vươn lên vị trí số 1 trong các công ty công nghệ thông tin. [3] David Gaub McCullough sinh ngày 07/07/1933 là một sử gia người Mỹ và là tác giả của những cuốn sách bán chạy nhất. Ông
- là người đã nhận được hai giải thưởng: Giải thưởng Pulitzer và Giải thưởng Sách Quốc gia. Trong số những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là: The Path Between the Seas, Truman, John Adams và cuốn sách gần đây nhất của ông là cuốn 1776 (được Tạp chí New York Times và Amazon bình chọn là cuốn sách bán chạy nhất). [4] Fredericksburg là trận đánh thời Nội chiến Hoa Kỳ giữa quân Liên bang miền Bắc do tướng Ambrose E. Burnside chỉ huy kéo đến tấn công quân Liên minh miền Nam của tướng Robert E. Lee phòng thủ thành phố Fredericksburg, Virginia. Ngày 13 tháng 12 năm 1862, quân miền Bắc dàn hàng ngang và tiến đánh trực diện, bị quân miền Nam nằm trong chiến hào bắn gục hàng loạt. Lực lượng miền Bắc tổn thất nặng nề, phải rút lui và bỏ dở chiến dịch tấn công thủ phủ Richmond của miền Nam. [5] Chancellorsville là trận đánh quan trọng trong thời Nội chiến Hoa Kỳ tại cứ điểm Chancellorsville thuộc Spotsylvania Courthouse, Virginia từ ngày 30/04 đến ngày 06/05/1863. Tướng Robert E. Lee của quân đội Liên minh miền Nam tuy quân ít nhưng nhờ tài sử dụng chiến thuật khôn khéo đánh bại lực lượng hùnh hậu của Liên bang miền Bắc do tướng Joseph Hooker chỉ huy. Trong trận này, tướng tài của miền Nam là Stonewall Jackson chết vài ngày sau khi bị quân của chính mình bắn nhầm. Trận chiến bắt đầu sáng ngày 27/04, khi quân miền Bắc vượt sông Rappahannock. Hai bên đánh nhau kịch liệt từ ngày 01/05 đến rạng sáng ngày 06/05 thì quân miền Bắc phải rút lui. [6] Steven Paul Jobs (sinh ngày 24/2/1955) là Chủ tịch hội đồng quản trị (CEO) của hãng máy tính Apple, ông là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính. Sáng lập Apple năm 1976 (cùng Steve Wozniak), ông đã phổ biến máy vi tính vào đời sống hàng ngày với chiếc máy Apple II. Sau này, ông là một trong những người đầu tiên trông thấy tiềm năng thương mại của GUI và chuột được phát triển tại Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto của Xerox, những công nghệ này đã được kết hợp chặt chẽ với dòng máy huyền thoại Apple Macintosh. Jobs còn là Chủ tịch của Pixar Animation Studios, một hãng phim hoạt hình nổi tiếng thế giới. [7] Con mãnh thú của vùng Redmond một cách nói ám chỉ Tập đoàn Micrsoft. Trụ sở của Micrsoft đặt ở Redmond, Washington, Mỹ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn