intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các bài thuốc sưu tập

Chia sẻ: Ly Ly | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

66
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu này sưu tập các bài thuốc dân gian đặc trị các bệnh thường gặp. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các bài thuốc sưu tập

  1. Các bài thuốc sưu tập Các bài thuốc sưu tập Bởi: NCS. Nguyễn Phan Kiên Bong gân, đau lưng Chữa bong gân, đau lưng bằng lá hoa đại Cây hoa đại còn được gọi là cây bông sứ, cây chăm-pa. Lá của nó có thể dùng đắp chữa chứng bong gân hoặc đau lưng do tuổi già. Khi nghi ngờ có gãy xương, sai khớp, nên đi khám, chụp X-quang để xác định chẩn đoán và can thiệp kịp thời bằng y học hiện đại. Nhưng nếu chỉ bị bong gân hoặc đau lưng do tuổi già, lại không có điều kiện tiếp xúc kịp thời với y học hiện đại thì bài thuốc Nam sau đây rất hữu ích: Dùng lá cây bông sứ rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn rồi đắp lên chỗ sưng do bong gân. Dùng lá bông sứ khác hơ lửa cho héo và đắp lên phía ngoài của lá giã nhuyễn lúc nãy, lấy băng hoặc vải sạch băng lại để giữ thuốc. Làm như vậy ngày 1-3 lần trong vòng 1-2 ngày (tùy theo bệnh nặng hay nhẹ) là khỏi. Nếu bị đau thắt lưng do tuổi già, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, chấn thương hoặc hội chứng thắt lưng hông, cũng làm thuốc như cách trên. Ở vùng thắt lưng khó băng thuốc, nên dùng băng keo to bản dán chặt thuốc lại. Nếu đã làm thuốc mà vẫn không khỏi hoặc khớp sưng to, biến dạng và có cử động bất thường nghi sai khớp hoặc gãy xương, cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra bằng X-quang và can thiệp ngoại khoa kịp thời. BS. Đinh Sỹ Hòa, Sức Khỏe & Đời Sống Bệnh Cúm Bệnh Cúm A Hỏi đáp về bệnh cúm A 1/13
  2. Các bài thuốc sưu tập Đau đầu Xem thêm Có thể giảm chứng đau nửa đầu khi hành kinh Đột quỵ Đột quỵ - Nguyên nhân và cách phòng tránh Những bài thuốc từ vừng Hạt vừng (còn gọi là mè) có 2 loại: vừng vàng và vừng đen, có tên khoa học là Sésamum indicum D.C. Theo Đông y, vừng có tác dụng ích gan (tăng cường chức năng gan), bổ thận, dưỡng huyết, nâng cao thể lực, nuôi dưỡng não tủy, bền gân cốt, minh mục (làm sáng mắt), kéo dài tuổi thọ, tăng tiết sữa, làm vết thương mau lành, chống táo kết, trị bỏng, chống loãng xương, đặc biệt là làm quên cảm giác đói, rất có lợi đối với người thừa cân (để điều trị béo phì). Một số bài thuốc đơn giản từ hạt vừng: - Làm thuốc bổ dưỡng: dùng dầu vừng từ 10 - 25 ml/ngày, dùng liên tục khoảng 30 - 40 ngày; hoặc dùng viên vừng (thường dùng loại vừng đen): sao chín, giã nhỏ, dùng nước cơm nhào đều, viên thành từng viên nhỏ (bằng hạt đậu xanh), sấy khô, ngày dùng từ 15 - 30 gr (hoặc tán thành bột và cũng dùng như trên). - Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nếu ít sữa dùng vừng (vừng vàng hay đen đều được) sao cho chín, hoặc giã nát (thêm ít muối để dễ ăn), hoặc để nguyên cả hạt, mỗi ngày ăn khoảng 50 gr (nếu để nguyên hạt cần nhai thật nhuyễn). - Bị bỏng hoặc vết thương lâu lành: bôi dầu vừng lên vết thương (sau khi đã làm sạch vết thương), sau 5 - 7 ngày vết thương sẽ lên da non và mau lành, có thể tránh được sẹo lồi. - Trị cao huyết áp, bán thân bất toại (di chứng của tai biến mạch máu não), xơ vữa mạch máu...: Vừng đen đã sao chín, dùng cùng với hà thủ ô, ngưu tất, liều lượng bằng nhau, số lượng không hạn chế, tán mịn, dùng nước cơm trộn đều viên thành từng viên nhỏ, ngày dùng 30 - 40 gr (chia làm 3 lần: sáng, trưa, chiều), chiêu với nước ấm. Trị táo bón: dầu vừng 40 - 60 ml/ngày (uống 1 lần) hoặc ăn vừng 50 gr/ngày. Phong trào ăn gạo lứt muối mè lâu nay cũng xuất phát từ những tác dụng của gạo lứt và vừng như đã trình bày, riêng về tác dụng của gạo lứt, chúng tôi sẽ đề cập trong một dịp khác. 2/13
  3. Các bài thuốc sưu tập Cạo gió-Đánh gió Xem thêm Cạo gió, Trúng gió và biện pháp chữa trị (bằng tay không) Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi... trộm Gọi là mồ hôi... trộm khi không phải lúc vận động, hoạt động, hay khí trời nóng bức, mà mồ hôi vẫn cứ ra! Mồ hôi trộm thường ra... trộm trong lúc chúng ta ngủ, khi thức dậy thì lại hết. Theo lương y Như Tá (Hội Đông y Q.Bình Thạnh, TP.HCM), phần lớn nguyên nhân là do âm hư, cơ thể không giữ được tân dịch. Y học cổ truyền có một số bài thuốc sau giúp chữa chứng mồ hôi trộm: 1. Lấy một quả tim của con heo đực (còn cả máu trong đó), cho nhân sâm, đương quy (mỗi thứ 10 gr) vào, đem luộc chín, rồi bỏ xác thuốc, chỉ ăn tim. Bài này chữa âm hư làm ra mồ hôi, mất ngủ. 2. Lấy mỡ bò, mỡ dê hòa với rượu để uống; hoặc rang hai thứ là gạo nếp và tiểu mạch rồi tán thành bột. Mỗi lần dùng 10 gr với nước cơm hay chấm ăn với thịt heo. 3. Lấy 49 gốc hẹ, nấu (sắc) cùng với 400 ml nước, nấu cạn còn 200 ml, uống dần dần trong ngày. 4. Lấy hạt của một quả đào khô còn trên cây, 2 trái mơ khô, 7 gốc hành, 3gr trần bì (vỏ quýt khô), mạch nha, rễ lúa (mỗi thứ 10 gr), vị thuốc bấc đèn 2 thẻ. Đem sắc uống. 5. Lấy bột mì làm thành viên to, để dùng lúc đói. 6. Dùng 30 gr vị thuốc tiểu mạch (loại lép) và 10 trái táo hồng, đem nấu nước uống thay trà. 7. Bài thuốc gồm: 16gr thục địa, 8 gr trạch tả, cùng phục linh, sơn thù (mỗi thứ 12 gr), đơn bì, hoài sơn (mỗi thứ 10 gr). Cho tất cả cùng 600 ml nước, nấu còn lại 200 ml, chia làm 3 lần dùng trong ngày. 8. Dùng tiểu mạch hạt lép đem rang bằng lửa nhỏ. Mỗi lần dùng độ 6 gr với nước cơm, hoặc nấu nước uống thay trà... Chữa sốt xuất huyết theo y học cổ truyền Nếu bệnh ở thời kỳ đầu, có thể dùng bài thuốc của lương y Trần Khiết, gồm những vị thuốc như: lá sen, cỏ mần trầu, xà xàng tử, liên kiều, huyền sâm, mạch môn, sanh địa, sa nhơn, trúc diệp, ngưu bàng tử, bắc tử thảo, cam thảo, cát căn, hạ khô thảo. Dùng mỗi vị từ 4gr-10gr; có từ 3 - 6 vị trong số các vị thuốc trên là có thể làm bài thuốc được. 3/13
  4. Các bài thuốc sưu tập Cách làm đơn giản là nấu lấy nước để uống. Cần lưu ý, giai đoạn đầu không cần dùng thuốc hạ sốt mạnh, mà nên dùng phương pháp chườm mát (bằng nước ấm); quạt tay; cho trẻ mặc áo quần mỏng, sạch, rộng thoáng mát. Còn lương y Phạm Như Tá thì có bài thuốc gồm: 3 quả đại táo và mạch môn, cát căn, hạ khô thảo, trúc diệp, liên kiều (mỗi thứ 8gr), huyền sâm, sanh địa (mỗi thứ 10gr), 4gr cam thảo, 6gr sa nhơn. Đem nấu với nước để uống. Nếu bệnh ở thời kỳ thứ hai, thì có bài thuốc gồm các vị thuốc như: lá tre, rễ tranh, kim ngân hoa, kim tiền thảo, tri mẫu, hoàng liên, phòng sâm, tang bạch bì, bạch thược, hạ khô thảo, liên nhục, trắc bá diệp (đem sao), sài hồ, thiên hoa phấn, sa sâm, hoạt thạch, sanh cam thảo. Không nhất thiết phải đủ các vị thuốc trên, mà chỉ cần từ 4 - 6 vị trong những loại trên (mỗi vị từ 4gr - 10gr) là làm được một thang, đem nấu nước uống. Nếu bệnh ở vào thời kỳ thứ ba, với các triệu chứng như trên, theo lương y Phạm Như Tá, có thể dùng bài thuốc gồm: cát lâm sâm, thục địa, liên nhục (mỗi thứ 10gr), hoài sơn, ý dĩ, phục linh, mạch môn, huỳnh kỳ (mỗi thứ 8gr) cùng 3 quả đại táo. Người lớn liều dùng gấp đôi trẻ em. Cũng đem nấu với nước để uống một lần/ngày. Theo lương y Trần Khiết, y học cổ truyền còn có những bài thuốc đơn giản hơn có công dụng phòng và chống bệnh SXH như: bắc tử thảo (từ 20gr-40gr), sơn tra (10gr-20gr), hạ khô thảo (20gr). Các vị thuốc này nấu nước uống thường xuyên lúc bệnh dịch đang xảy ra, có công dụng phòng bệnh là chính. Hoặc bài thuốc gồm: huyền sâm (10gr-20gr), mạch môn (10gr-20gr), hạ khô thảo (20gr-30gr), đem nấu nước uống. Hay bài thuốc khác gồm: cam thảo (4gr-10gr), sài hồ (5gr-10gr), cát căn (10gr-20gr), thiên môn (10gr-20gr), đem nấu uống thay nước... Cần hết sức lưu ý, một khi trẻ bị sốt sao, mê sảng, bỏ ăn, bỏ bú, xuất huyết... cần đưa trẻ đến bệnh viện sớm để được xử trí kịp thời. Chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay bằng lá lốt Có một cách chữa bệnh đổ mồ hôi chân tay không cần mổ và không mất tiền nhưng khá hiệu nghiệm.Tôi bị bệnh ra mồ hôi chân tay từ thời tuổi trẻ. Đi tất buổi sáng, buổi chiều đã phải thay vì mùi hôi. Một người bạn dân tộc Nùng đã mách tôi cách chữa bệnh. Nhưng hồi ấy tôi không để ý. Cách đây hơn 10 năm nhớ lại, tôi đã thử chữa. Thật bất ngờ, một tuần sau khi dùng thuốc, bệnh của tôi đã thuyên giảm cơ bản. Bài thuốc đơn giản như sau: nhổ những cây lá lốt lấy cả rễ, cắt bỏ phần ngọn rồi chặt thành từng khúc dài bằng hai đốt ngón tay. Rửa thật sạch, đem phơi cho tái đi, sau đó đem sao vàng. Khi mẻ cây lá lốt sao chuyển sang màu vàng, đổ xuống đám đất sạch cho nguội đi. Phương pháp này dân gian gọi là "hạ thổ" để lấy "âm dương". 4/13
  5. Các bài thuốc sưu tập Mỗi ngày, lấy một nắm lá lốt đã sao vàng ấy cho vào ấm đun sôi chừng 15 phút. Nước lá lốt này không nên đặc quá hoặc loãng quá. Uống cả ngày như uống nước chè. Mỗi ngày một ấm thuốc, uống liên tục trong vòng 7 ngày. Sau khi ngừng uống 4 đến 5 ngày tiếp tục uống thuốc thêm một tuần nữa chắc chắn bạn không còn phải khó chịu vì bệnh ra mồ hôi chân tay nữa. Nhiều năm qua, khi tiếp xúc với nhiều người, hễ bắt tay ai ướt mồ hôi tôi đều mách cho họ cách chữa. Rất nhiều người đã khỏi bệnh khi chữa bằng phương pháp uống cây lá lốt như cách mà tôi trình bày ở trên. Riêng tôi, cứ sau 2 năm tôi lại dùng lại một đợt thuốc lá lốt cho "chắc ăn". Tôi mong nhiều người sẽ chữa khỏi bệnh bằng phương pháp đơn giản này. Nếu bạn ở nông thôn thì chắc chắn sẽ không tốn tiền vì cây lá lốt rất sẵn trong vườn nhà bạn. (Nếu có gì chưa rõ, bạn đọc có thể liên hệ tôi theo địa chỉ: số 5 Hòa Mã, Hà Nội, ĐT: 0913219865). 5 bài thuốc dân gian trị cảm mạo Thời tiết thay đổi làm bạn dễ bị cảm mạo. Trị bệnh bằng thuốc tây đôi khi gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Những bài thuốc trị cảm mạo có nguồn gốc từ thiên nhiên sau đây sẽ là giải pháp tốt nhất cho bạn. 1. Trà Lấy 1 thìa cà phê nước cốt chanh, 1 thìa mật ong hoà với 200ml nước trà đặc ở nhiệt độ 80oC. Uống khi còn ấm. Tác dụng: Nước trà ấm giúp các mạch máu được lưu thông, đẩy nhanh quá trình toát mồ hôi. Chanh giàu vitamin C, là chất khử độc và sát trùng an toàn. Mật ong có chứa các loại men giúp hấp thụ các vitamin, khoáng chất và tăng cướng quá trình trao đổi chất của cơ thể. 2. Cây mâm xôi Lấy 100g quả mâm xôi tươi trộn với 50g mứt hoa quả rồi đun sôi với 500ml nước trong vòng 15 - 20phút. Dùng nước này để uống. Tác dụng: Trong thành phần của cây mâm xôi chứa rất nhiều vitamin C, aspirin tự nhiên và axit salixilic có tác dụng giải nhiệt và hạ sốt. Các chất có trong mứt hoa quả làm ức chế sự phát triển của quá trình viêm nhiễm trong cơ thể. 3. Tỏi 5/13
  6. Các bài thuốc sưu tập Tỏi xay nhỏ, ép lấy nước, trộn với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê. Xay nhỏ 200g tỏi, đun sôi kỹ với 500ml nước trong vòng 15 - 20phút. Sau đó đổ ra cốc, đặt gần mũi và hít thật sâu. Lưu ý: Tỏi giúp chống nghẹt mũi. Tuy nhiên tuyệt đối không được dùng nước ép từ tỏi nhỏ thẳng vào mũi. Lớp niêm mạc phía trong mũi rất dễ bị bỏng. Hãy nghiền nhỏ tỏi, gói lại bằng vải băng rồi đặt ở mỗi bên lỗ mũi từ 5-7 phút. Mũi bạn sẽ thông trở lại. Tác dụng: Tỏi có chứa nhiều fitoxit - chất kháng sinh tự nhiên giúp khử trùng, tiêu độc. 4. Sữa Hoà 4 - 5 thìa cà phê mật ong với 1lít sữa. Cho thêm vào hỗn hợp 1thìa vani, 1thìa rượu nho và 1 ít quế. Đun sôi hỗn hợp từ 10 - 15 phút. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 100ml. Tác dụng: các men vi sinh, axit amin có trong thành phần của sữa tốt cho hệ thần kinh, làm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. 5. Ớt Nhai 1/2 quả ớt đỏ, sau đó uống 50ml rượu trắng. Hoặc đổ 1 thìa cà phê ớt xay nhỏ vào 50ml rượu trắng rồi uống. Tác dụng: Ớt đỏ giàu vitamin C, làm giãn và thông mạch. Rượu được xem như chất khử trùng, chứa axit amin, giúp xoa dịu cảm giác cay nóng của ớt. Tuy nhiên, không nên dùng phương pháp này cho trẻ em và những người mắc bệnh gan và tim mạch. Chữa tiêu chảy bằng cây cỏ Tiêu chảy là do ăn phải đồ ăn, đồ uống bị nhiễm khuẩn hoặc do dị ứng thực phẩm, thay đổi thời tiết. Nếu rơi vào tình huống “đi nhanh về chậm” này thì làm thế nào là tốt nhất? Dạ dày không tốt sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi trong người. Sau một vài ngày thì cơ thể sẽ trở lại bình thường nhưng điều quan trọng là trong thời gian bị tiêu chảy bạn cần có những biện pháp tránh bị mất nước. Để làm được điều này thì tốt nhất nên uống nước chanh pha một chút muối và đường. Hoặc sử dụng loại thuốc ozone hydrat có bán sẵn ở các hiệu thuốc pha với nước uống. 6/13
  7. Các bài thuốc sưu tập Một số cách để điều trị tiêu chảy: 1. Một cách chữa rất đơn giản là nhai lá ổi sống. Lấy hai đến ba lá ổi rửa sạch và nhai sống. Thông thường nó sẽ giúp dạ dày bạn ổn định lại trạng thái cân bằng nhanh chóng. Nhưng nếu sau 5 giờ bạn cảm thấy chưa ổn lắm thì nên nhai tiếp một vài lá nữa. 2. Cách chữa khác rất nhanh để trị tiêu chảy là dùng hạt cỏ cà ri (một loại cỏ thuộc họ đậu có hạt thơm dùng để chế cà ri). Lấy 5gam (một thìa cà phê) hạt cà ri rang lên sau đó cho vào nửa cốc nước ấm đã pha sẵn và uống. Sau 4giờ bạn sẽ thấy thoải mái ngay. 3. Bệnh tiêu chảy thường đi kèm với triệu chứng đầy hơi nên bạn có thể dùng lô hội (có tác dụng giải độc để loại arsenic ra khỏi cơ thể). Trong trường hợp dạ dày bạn gặp phải một số trục trặc thì nhờ bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc kháng sinh. Tuy nhiên dùng kháng sinh sẽ làm mất vị giác của miệng và gây cảm giác chán ăn cho người bệnh. Đặc biệt trong quá trình điều trị tiêu chảy cần tránh cho cơ thể khỏi mất nước và uống nhiều dung dịch bù điện giải. Tốt nhất nên dùng thuốc chữa tiêu chảy từ dược thảo thiên nhiên để tránh phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Nhưng nếu sau hai ngày tự điều trị mà dạ dày bạn vẫn cảm thấy không “ổn” thì cần đến gặp bác sĩ để tránh cho niêm mạc dạ dày và ruột bị tổn thương nặng. Chữa tiểu đường Thảo dược chữa tiểu đường Bệnh tiểu đường có thể dùng thuốc và insulin để điều trị nhưng nếu áp dụng thảo dược để chữa bệnh thì không những không có hại gì mà trong một số trường hợp, phản ứng của bệnh nhân còn cho tác dụng tốt hơn thuốc. Dùng thuốc bằng thảo dược, bạn sẽ không phải lo tác dụng phụ như thuốc tây. Trước khi dùng thảo dược hay điều trị bằng thuốc tây bạn cần lưu ý 3 cách sau. Chúng có ảnh hưởng rất hiệu quả đến bệnh tiểu đường. - Tập thể dục hàng ngày: Đi bộ nhanh hai lần một ngày, mỗi lần đi khoảng 2km sẽ rất hữu ích cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là cách tốt nhất cho tất cả những bệnh nhân bị tiểu đường. - Giảm béo phì: Nếu bạn vượt quá cân nặng cho phép đối với chiều cao và tuổi thì bạn cần có những biện pháp để giảm cân. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường thì điều quan trọng là giảm cân phải dưới sự hướng dẫn, giám sát của bác sĩ. Làm được điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân. 7/13
  8. Các bài thuốc sưu tập - Điều chỉnh ăn kiêng: Đừng ăn vượt quá mức tiêu chuẩn mà phải thực hiện chặt chẽ chế độ ăn kiêng mà bác sĩ đưa ra. Cách dùng thảo dược để chữa trị tiểu đường 1. Mướp đắng Đây là một phương thuốc truyền thống. Loại rau thuốc này có tác dụng rất tốt đối với bệnh tiểu đường và đã được dùng từ thời xa xưa. Ép hoặc xay mướp đắng để được khoảng 29g (xấp xỉ 6 -7 thìa cà phê). Uống trước lúc ăn sáng và một lần vào bữa tối và thực hiện ít nhất trong khoảng 30 ngày, sẽ giúp bạn cải thiện được mức độ đường trong máu. 2. Cỏ cà ri Cỏ cà ri cũng cho kết quả tốt. Một thìa nước lá cỏ cà ri xay lấy từ sáng sớm, đều đặn trong 3 tháng sẽ chữa được bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu. Bột hạt cà ri cũng có tác dụng tương tự. Một cách khác là ép lấy nước hạt cà ri sau đó trộn lẫn với 5g bột ngày uống hai lần. 3. Bột quế Một thìa bột quế pha với nước, ngày hai lần sáng tối. Phương pháp này rất dễ thực hiện đối với tất cả các bệnh nhận và nên cố gắng thực hiện nó trong khoảng 2 đến 3 tuần, bạn sẽ phát hiện ra nó thực sự có hiệu quả với bạn hay không. 4. Một số loại thảo dược khác Có công dụng chữa tiểu đường như lá vối và các loại hạt sung, hạt rau răm, lá diếp, hoa hồng đỏ và hạt thì là. Nghiền các loại hạt này thành bột và trộn lẫn với nhau, ngày dùng hai lần. Các loại hạt này rất sẵn có ở chợ, có thể kết hợp từ hai hay nhiều loại hạt thảo dược cũng được. Chế độ ăn tốt cho bệnh tiểu đường Với những bệnh nhân tiểu đường cần phải tập thể dục thường xuyên, cắt giảm lượng đường, giảm cân nặng nếu bị béo phì và nên cố gắng dùng thuốc bằng thảo dược. Việc điều trị bệnh cần kiên trì kết hợp với việc thay đổi lối sống là liều thuốc tốt nhất cho bạn. 8/13
  9. Các bài thuốc sưu tập Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu tuổi thọ Kronos (Mỹ) cho biết một chế độ ăn giàu a-xít béo omega-3 (có nhiều trong cá) có tác dụng cải thiện tình trạng nhạy cảm với insulin và giảm các tác nhân gây viêm sưng ở bệnh nhân tiểu đường. Để có kết luận này, nhóm nghiên cứu đã cho các tình nguyện viên dùng thực phẩm giàu chất béo và bổ sung thêm dầu ô-liu cùng dầu bắp trong 6 tuần đầu. 8 tuần tiếp theo, họ có chế độ ăn nhiều a-xít béo omega-3 từ cá và dầu cá. Kết quả là đối với chế độ ăn bổ sung a-xít béo omega-3, lượng chất béo triglyceride đã giảm ở phụ nữ và các a-xít béo tự do giảm ở nam giới. Lượng protein C-reactive cũng giảm đáng kể ở các tình nguyện viên khi dùng chế độ ăn giàu a-xít béo. Theo các chuyên gia, đây là các tín hiệu lạc quan ở bệnh nhân tiểu đường. Các bài thuốc dành cho phụ nữ Hai bài thuốc trị đau bụng lúc hành kinh Đau bụng là một trong những triệu chứng thường gặp phải ở phụ nữ trong những ngày có nguyệt sự (hành kinh). Một số bài thuốc theo y học cổ truyền sau đây theo lương y Nguyễn Công Đức (giảng viên khoa Y học cổ truyền - ĐH Y Dược, TP.HCM), nhằm giúp chị em trị chứng đau bụng ấy. Bài 1: + Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đại hoàng (mỗi thứ 12gr), cam thảo, quế chi, mang tiêu (mỗi thứ 6gr). + Cách chế biến: đem các vị thuốc trên nấu với 2 chén nước (khoảng 400ml), nấu còn lại 1 chén. + Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần 1/3 chén), lúc còn ấm trước mỗi bữa ăn. Bài thuốc này còn dùng để chủ trị: táo bón, mặt có mụn... Lưu ý, người đang mang thai, người thường bị tiêu chảy thì không dùng bài này. Bài 2: + Thành phần gồm các vị thuốc: đào nhân, đương quy, đơn bì, bạch phục linh, bạch thược, quế chi (mỗi vị bằng nhau 100gr). + Cách chế biến: loại bỏ tạp chất của 3 vị quế chi, bạch phục linh và đơn bì. Bạch thược thì đem tẩm giấm ăn, sao vàng. Đào nhân thì sao vàng lấy cả vỏ. Đương quy thì tẩm rượu, sao vàng. Xong các công đoạn trên, đem tất cả trộn chung, trộn đều, rồi tán thành bột mịn, cho vào thố, lọ đậy kín. 9/13
  10. Các bài thuốc sưu tập + Cách dùng: mỗi ngày dùng 3 lần (mỗi lần độ 10gr), dùng với nước ấm, trước bữa ăn. Bài thuốc dân gian chữa sản phụ thiếu sữa Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Nhưng không ít bà mẹ lại không đủ sữa cho con. Lương y Huyên Thảo (Hà Nội) giới thiệu một số bài thuốc dân gian chữa sản phụ thiếu sữa dễ thực hiện. Rễ, lá đinh lăng Dùng 15-20g rễ đinh lăng nấu với 600 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần, uống trong ngày (chú ý phải uống nóng) Nó có tác dụng rất tốt chữa sản phụ thiếu sữa dạng "can uất khí trệ". Biểu hiện cụ thể của chứng trạng này là: Sản phụ ít sữa, thậm chí không có sữa. Bầu vú căng cứng đau, ngực đầy tức, mạng sườn trướng đau. Hay thở dài, ăn uống kém. Rêu lưỡi trắng mỏng có khi hơi vàng. Mạch nhỏ căng. Thực tế cho thấy: Nhiều sản phụ uống 2-3 ngày vú đã hết nhức, sữa ra bình thường. Rau diếp Dùng 3-4 cây rau diếp tươi giã nát, thêm ít rượu trắng chắt lấy nước uống. Cũng có thể dùng 100g rau diếp tươi sắc với nước thêm chút rượu vào uống. Tôm tươi Sản phụ thiếu sữa ở cả hai chứng trạng "can uất khí trệ", "khí huyết hư nhược" đều có thể dùng tôm tươi để chế biến. Tôm tươi 250g, rượu nếp nửa bát. Tôm bóc bỏ vỏ, giã nát, hòa rượu nếp vào, thêm chút muối vừa đủ, hấp trong nồi cơm cho chín rồi ăn với cơm. Dùng liên tục 3-5 ngày. Một cách làm khác: Đổ nửa bát nước lạnh vào nồi đun sôi rồi cho tôm đã bóc vỏ vào đun sôi lửa vừa phải khoảng 3 phút. Đổ rượu nếp vào đun tiếp khoảng 5 phút là ăn được. Ăn lúc đói bụng trước bữa cơm, hoặc trước khi đi ngủ. Dùng liên tục từ 3-5 ngày. Vương bất lưu hành Vị thuốc này có thể mua ở các hiệu thuốc Đông - Nam dược. Dùng 10-15g Vương bất lưu hành nấu với 3 quả trứng gà tươi. Cách làm: Sắc Vương bất lưu hành với một bát nước lạnh khoảng 15 phút rồi chắt lấy nước. Cho nước thuốc vào nồi, đun sôi, nhỏ lửa, đập 3 quả trứng vào, thêm 1 thìa đường, nấu khoảng 3 phút khi lòng trắng trứng chín hẳn, lòng đỏ dạng lòng đào thì bắc xuống. Ăn sáng hoặc ăn trong bữa cơm, liên tục 3-5 ngày. 10/13
  11. Các bài thuốc sưu tập Chống suy tim bằng dầu cá Dùng các viên bổ sung dầu cá có thể tốt cho bệnh nhân mắc chứng suy tim kinh niên hơn so với dùng thuốc giảm cholesterol. Theo giới chuyên môn, phát hiện này có thể giúp mở ra hướng điều trị mới cho bệnh nhân suy tim kinh niên, đồng thời giúp họ có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo chuyên san The Lancet, các nhà khoa học Ý đã rút ra kết luận kể trên sau 4 năm theo dõi gần 3.500 bệnh nhân dùng viên dầu cá và một nhóm bệnh nhân với số người tương tự dùng giả dược. Theo nhóm nghiên cứu, bệnh nhân suy tim có thể dùng các viên bổ sung dầu cá hoặc chỉ cần ăn cá chứa nhiều dầu như cá hồi, cá ngừ. Dầu cá có tác dụng gia tăng hàm lượng cholesterol tốt trong cơ thể, ổn định hệ thống điện trong các tế bào tim để ngăn ngừa những nhịp tim bất thường. Nhai kẹo cao su giúp giảm stress Bạn hay bị stress ư? Hãy thử nhai một thỏi kẹo cao su vì việc này có thể giúp giảm lo lắng, cải thiện sự tỉnh táo và giảm stress. Đây là kết luận của các nhà khoa học thuộc Đại học Swinburne (Úc) sau khi khảo sát trên 40 tình nguyện viên, theo báo The Times of India. Kết quả là so với nhóm không nhai kẹo cao su, những người nhai kẹo đã giảm mức độ lo lắng gần 17% trong thời gian bị stress nhẹ và gần 10% khi bị stress vừa phải. Mức độ tỉnh táo ở nhóm nhai kẹo cũng được cải thiện gần 19% trong thời gian bị stress nhẹ và 8% khi bị stress vừa phải. Mức độ stress cũng giảm đáng kể khi nhai kẹo. Lượng cortisol trong nước bọt (dấu hiệu của stress) ở nhóm nhai kẹo thấp hơn 16% khi bị stress nhẹ và gần 12% nếu bị stress vừa phải so với nhóm không nhai kẹo. Chữa khàn, mất tiếng Y học cổ truyền cho rằng, khàn tiếng, mất tiếng thường là do bệnh ngoại cảm, cũng có thể là do tạng phủ suy nhược mà ra. Nguyên nhân Phế là cửa ngõ của thanh âm, thận là gốc của thanh âm, do vậy, tắt hay mất giọng có liên quan đến phế và thận. Ngoại cảm phong hàn làm phế lạc bị bế tắc sinh nhiệt, sinh đờm, làm cho phế khí mất tuyên thông nên nói không ra tiếng; còn nhiệt tà bế phế - phong nhiệt độc bên ngoài xâm nhập vào qua miệng, mũi, làm tổn thương phế, phế khí không thông, ôn nhiệt bốc lên ứ trệ ở họng, khí huyết bị ủng trệ, kèm cảm lục dâm bên ngoài; hoặc do ăn uống thức ăn cay nóng quá, hỏa bốc lên làm tổn thương phế khí, gây nên mất tiếng; do phế táo, tân dịch khô héo hoặc thận âm hư không nhuận được phế sinh ra mất tiếng; bệnh lâu ngày, 11/13
  12. Các bài thuốc sưu tập hư yếu - âm thanh phát ra do ở phế mà gốc ở thận. Tỳ là nguồn của khí, thận là gốc của khí. Thận tinh mạnh, phế tỳ thịnh thì âm thanh sẽ rõ. Nếu do lao nhọc quá sức, bệnh lâu ngày, phế thận âm bị suy, âm hư sẽ sinh nội nhiệt, đờm hỏa bốc lên, nhiệt nung nấu họng sẽ gây nên mất tiếng. Ngoài ra, do nói to, nói nhiều làm hao phế khí, bệnh vùng hầu họng cũng ảnh hưởng đến giọng nói. Điều trị Tùy theo trường hợp mà có phép trị khác nhau. Nếu là ngoại cảm phong hàn - triệu chứng: cảm lạnh, người mát, mũi nghẹt hoặc chảy nước mũi trong, giọng khàn, hoặc nói không ra tiếng, thì phép trị là "sơ tán phong hàn", dùng bài thuốc gồm các vị: quế chi, chích thảo (mỗi loại 6g), 12 bạch thược, 3 lát gừng tươi, 4 trái táo, 30g đường phèn. Nếu là phế nhiệt - triệu chứng: giọng khàn hoặc nói không ra tiếng, miệng khát, họng đau, rêu lưỡi vàng mỏng, thì phép trị là "trừ phong, thanh phế", dùng bài thuốc gồm các vị: cát căn, bạch thược (cùng 8g), ma hoàng, quế chi, chích thảo (cùng 4g), 3 lát gừng tươi, 12 trái táo. Nếu là đờm nhiệt - triệu chứng: nói khó, tiếng nặng, đờm nhiều vàng, miệng đắng, họng khô, thì phép trị là "thanh phế, hóa đờm, lợi yết", dùng bài thuốc gồm các vị: hạnh nhân, tang bì (cùng 12g), kiết cánh, chi tử, ngưu bàng tử, xuyên bối mẫu, qua lâu (cùng 10g), tiền hồ, tri mẫu, hoàng cầm, thuyền thoái (cùng 8g), 6g cam thảo. Nếu là phế âm hư - triệu chứng: nói giọng khàn, miệng khô, họng đau, ho khan không có đờm, thì phép trị là "thanh phế, tư âm", dùng phương thuốc gồm các vị: tang diệp, hồ ma nhân, thạch cao, a giao, tỳ bà diệp (cùng 10g), mạch môn, nhân sâm (cùng 12g), 6g cam thảo, 8g hạnh nhân. Nếu thận âm hư - triệu chứng: họng khô giọng khàn, nói không ra tiếng, bứt rứt khó ngủ, lưng gối nhức mỏi, lòng bàn chân tay nóng, nặng có thể kèm ù tai, hoa mắt, thì phép trị là "tư bổ thận âm", dùng bài thuốc gồm các vị: đơn bì, mạch môn, sơn thù (cùng 12g), phục linh, hoài sơn (cùng 10g), 4g ngũ vị, 8g trạch tả, 16g sinh địa. Cách sắc (nấu) các bài thuốc trên như sau: nước đầu cho các vị thuốc cùng 4 chén nước, nấu còn lại 1 chén; nước hai cho 3 chén nước nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 2 lần dùng trong ngày. Trị sẹo mụn Trị sẹo mụn bằng thảo mộc Mất trí, hay quên Trị chứng hay quên 12/13
  13. Các bài thuốc sưu tập Nhiệt miệng Nhiệt miệng và cách trị liệu Trướng bụn đầy hơi Hết trướng bụng đầy hơi 13/13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2