intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng của cây lá cẩm

Chia sẻ: Nguyen Thi Bich Chi | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

359
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Ứng dụng của cây lá cẩm" giúp bạn nắm được tổng quan họ màu của cấy lá cẩm, tác dụng, tính chất, cơ chế chống oxi hóa của Anthocyanin và ứng dụng của cây lá cẩm trong điều trị viêm phế quản, nhiều đờm,...Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng của cây lá cẩm

  1. 1.Tổng quan họ màu của cây lá cẩm Màu lá cẩm tan trong nước cho màu tím tía rất đẹp, không mùi vị, không độc hại, bền màu với nhiệt độ cao trong thời gian dài.. Ở dạng phơi khô, lá cẩm vẫn cho màu tím nhưng không đẹp bằng dạng tươi. Màu tím thuộc họ màu anthocyanin Anthocyanin là hợp chất màu hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, , là những glucozit thuộc họ flavonoid, có màu đỏ, đỏ tía, tím do gốc đường glucose, glactose..kết hợp với gốc Aglucon có màu (anthocyanidin). Trong các chất màu thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên thì anthocyanin là họ màu phổ biến nhất tồn tại trong hầu hết các thực vật bậc cao và tìm thấy được trong một số loại rau, hoa, quả, hạt có màu từ đỏ đến tím như: quả nho, quả dâu, bắp cải tím, cây lá cẩm,lá tía tô, quả cà tím, gạo nếp than, gạo đỏ. TÁC DỤNG: -Trong thực vật, Anthocyanin có tính kháng khuẩn, kháng nấm, có vai trò tạo điều kiện cho sự thụ phấn, phát tán nhờ màu sắc sặc sỡ trên cành hoa và quả. Mặt khác, Anthocyanin là chất có khả năng hấp thụ tia UV nhằm bảo vệ bộ gen của thực vật trước các tia tử ngoại. -Đối với sức khỏe con người, Anthocyanin có tác dụng tốt trong chống lão hóa, ngăn ngừa sự phát triển của các khối u, bướu, hạn chế nguy cơ bị đột quỵ, giảm nguy cơ mắc ung thư…Anthocyanin còn giúp bảo vệ dạ dày chống lại những thương tổn do sự oxy hóa, vì vậy hoãn lại giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, ung thư ruột, khả năng chống oxy hóa cao nhờ hạn chế sự hình thành các gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, có tác dụng làm bền thành mạch, chống viêm, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư; tác dụng chống các tia phóng xạ,… Lợi ích sức khỏe của Anthocyanins : *Anthocyanin và tim mạch. Những chất chống oxi hóa mạnh có thể là một vũ khí để chống lại bệnh tim mạch. Nó tăng cường hệ thống tuần hoàn theo một trong các cách: - Làm giảm cholesterol LDL - Ngăn ngừa hiện tượng vón cục máu - Ngăn ngừa động mạch co thắt - Cải thiện tính đàn hồi trong mạch máu - Kiểm soát huyết áp của bạn -Có tác dụng chống viêm mạnh *Anthocyanin có các lợi ích khác : - Tăng cường hệ miễn dịch
  2. - Ngăn ngừa loãng xương - Chống lão hóa - Cải thiện thần kinh - Giảm nguy cơ bệnh Alxheimer và Parkinson - Bảo vệ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng - Bệnh quáng gà - Bảo vệ tế bào khỏi các gốc oxi hóa tự do có hại. -Trong lĩnh vực thực phẩm, Anthocyanin được sử dụng như chất màu tự nhiên tạo ra nhiều màu sắc hấp dẫn cho thực phẩm và an toàn có thể thay thế cho chất màu tổng hợp. Ngoài ra, với khả năng chống oxy hóa cao, anthocyanin được sử dụng để bảo quản thực phẩm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa cho thực phẩm. Vì vậy, anthocyanin cũng là thành phần không thể thiếu trong các loại thực phẩm chức năng và thực phẩm khác, điều đó hoàn toàn phù hợp với xu hướng hiện nay của các nước trên thế giới là nghiên cứu khai thác tính ưu việt của các hợp chất từ thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu nâng cao cuộc sống của con người. TÍNH CHẤT - Khi đun nóng lâu trong nước, Anthocyanin bị phá hủy một phần. - Anthocyanin hòa tan tốt trong nước và trong dịch bão hòa, khi kết hợp với đường làm cho phân tử Anthocyanin càng dễ hòa tan hơn. - Màu sắc của Anthocyanin thay đổi phụ thuộc vào nhiệt độ, các sắc tố có mặt và nhiều yếu tố khác… Khi tăng số lượng nhóm –OH trong vòng benzen thì màu càng xanh đậm. - Mức độ methyl hóa các nhóm –OH trong vòng benzen càng cao thì màu càng đỏ. Nếu nhóm –OH ở vị trí thứ 3 kết hợp với các gốc đường thì màu sắc cũng thay đổi theo số lượng các gốc đường được đính vào nhiều hay ít. - Màu sắc của Anthocyanin phụ thuộc rất mạnh vào pH của môi trường, khi pH> 7 các Anthocyanin cho màu xanh, pH< 7 các Anthocyanin cho màu đỏ. Cơ chế chống oxi hóa của Anthocyanin Các hợp chất flavanoid nói chung trong đó có Anthocyanin chống oxy hóa bằng cách quét các gốc O2 tự do, hay phản ứng với các gốc peroxy tham gia vào phản ứng oxy hóa dây chuyển, nhờ vào khả năng cho các gốc tự do H+, các hợp chất này có thể ức chế được phản ứng peroxy hóa lipid. Hoạt tính chống oxy hóa của Anthocyanin là do Aglycon quyết định, số lượng các gốc đường ở vị trí C3 cũng có vai trò rất quan trọng đến khả năng chống oxy hóa, số lượng các phân tử đường càng ít khả năng chống oxy càng cao hơn.
  3. Cho đến nay, phần lớn các nghiên cứu về Anthocyanin vẫn chưa thể giải thích rõ ràng về cơ chế hoạt động sinh học, sự hấp thụ, sự phân bố trong cơ thể, các mô của Anthocyanin. Các vấn đề phức tạp nhất là: Chất Anthocyanin không hoạt động riêng lẻ mà kết hợp với các flavonoid khác, vì thế không thể so sánh hoạt tính của Anthocyanin riêng rẽ với các dịch trích từ thực vật, vốn rất nhiều hợp chất phối hợp với nhau. Một vấn đề khác là sự không ổn định màu của Anthocyanin, nên khi áp dụng các phương pháp truyền thống để trích ly và phân tách Anthocyanin chúng có thể bị vô hoạt hoặc phân hủy trong các bước tinh sạch tiếp theo, gây khó khăn cho việc đánh giá nguồn gốc đích thực của hoạt tính sinh học có trong loài thực vật đó. 2.Ứng dụng của cây lá cẩm a. Cây lá cẩm dùng làm thuốc Cây lá cẩm có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh phế nhiệt chỉ khái (giảm ho) chỉ huyết (cầm máu). Nếu phối hợp với các vị thuốc khác trị được các chứng viêm phế quản nhiều đườm, tiêu lỏng, xuất huyết, chấn thương gân, cơ bị bầm dập. Lá cẩm còn được người dân tộc làm nước để tắm cho trẻ con khỏi rôm sảy. . Trong y học cổ truyền, lá cẩm được dùng trị nhiều bệnh như: lao phổi, khái huyết, ho nôn ra máu, viêm phế quản cấp tính, bong gân. Tại Trung Quốc, Cẩm là dược liệu có vị đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chỉ huyết, chữa viêm họng, thấp khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu, kinh phong ở trẻ em, lao hạch, mụn nhọt Nếu trị viêm phế quản, nhiều đườm thì dùng – cành và lá Cẩm: 40g – Tang bạch bì: 20g – Cát cánh:20g – Mạch môn:20g. Nấu uống b. Cây lá cẩm dùng làm đẹp Lá câm con có tac dung lam đep, giúp da mặt trở lên mịn màng và nhất là làm ̉ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ giảm độ bóng dầu trên da mặt… Đặc biệt những bạn gái bị mụn trứng cá khi sử dụng nước lá cẩm để rửa mặt sẽ thấy da mặt sáng lên và giảm mụn đi đáng kể. Cach lam như sau: ́ ̀ 1 bó lá cẩm 1,5l nước Cách làm: Rửa sạch bó lá cẩm bằng nước sạch, sau đó cho vào ấm đun nước hay cái nồi sạch. Rồi đổ 1,5l nước sạch đun sôi rồi vặn nhỏ lửa cho âm ỉ khoảng 10 phut ́
  4. sau tắt bếp. Đợi nước ấm gạn lấy 1 lượng nước vừa đủ để rửa mặt như bình thường mà không cân phải rửa lại bằng nước sạch, số nước còn lại có ̀ thể để vào để tủ lạnh và dùng dần trong 3, 4 ngày. Khi đun lá cẩm xong thì nước có màu tím sẫm nếu bạn nấu đặc (cho ít nước khi đun), còn khi bạn cho nhiều nước sẽ có màu đỏ tím. Nhưng theo kinh nghiệm nên nấu đặc sẽ có tác dụng hơn. c. Cây lá cẩm trong ẩm thực Người miền Nam thường sử dụng lá cẩm để nhuộm màu cho thực phẩm hoặc dùng để chế biến các thức ăn vì loại lá này không gây độc.Ví dụ như xôi lá cẩm, bánh tét lá cẩm. Cách nấu xôi lá cẩm Nguyên liệu – 1 nắm lá cẩm – 500g nếp – 4 muỗng cà phê nước cốt dừa – Đậu phộng – Vừng – Muối, đường và chõ hấp xôi Cách làm – Lá cẩm nhặt lá, bỏ cọng, rửa sạch. – Cho vào nồi nhỏ, đổ nước ngập mặt lá, bắc lên bếp nấu sôi. – Lá sẽ từ từ ra màu hồng pha tím, lọc lá lấy nước để riêng. Đổ nếp vào nước lá cẩm ngâm qua đêm với xíu muối. – Ngày hôm sau đổ nếp ra rổ cho ráo nước, đợi ráo cho vào chõ hấp xôi. Khoảng 20 phút sau trộn vào ít đường và nước cốt dừa (nếu thích ăn béo). Xới đều lên, đậy nắp lại. Lúc nào thử thấy hạt nếp dẻo, mềm là xôi chín. – Đậu phộng, vừng rang vàng giã hơi nát, trộn vào chút đường, muối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2