Cách nấu cháo cho bé mới tập ăn dặm
lượt xem 14
download
Cách nấu cháo cho bé mới tập ăn dặm và 5 loại rau củ nên cho bé ăn dặm 1. Một số dụng cụ đơn giản dùng để nấu cháo cho bé yêu: - 1 chén ăn cơm = 200 ml nước: dùng để đong nước. - 1 thìa súp gạo = 5 g gạo xay vỡ. - 1 thìa súp thịt = 10g thịt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách nấu cháo cho bé mới tập ăn dặm
- Cách nấu cháo cho bé mới tập ăn dặm và 5 loại rau củ nên cho bé ăn dặm 1. Một số dụng cụ đơn giản dùng để nấu cháo cho bé yêu: - 1 chén ăn cơm = 200 ml nước: dùng để đong nước. - 1 thìa súp gạo = 5 g gạo xay vỡ. - 1 thìa súp thịt = 10g thịt. 2. Cách nấu cháo cho bé mới tập ăn dặm từ 6 tháng: Nguyên liệu: - 2 chén nước = 400ml - 5 g gạo xay vỡ. - 10 g thịt lợn thăn. - 2 thìa súp rau ngót. - 1 thìa cà phê dầu ăn dành cho trẻ em.
- Lưu ý ở tuổi này: - Rau chỉ ăn lá, không dùng cuống cứng. - Gạo dùng nấu cháo là gạo tám xay vỡ, thường không pha thêm bất cứ loại hạt gì, không pha gạo nếp. - Chưa nên nêm nước mắm vào cháo hay bất cứ gia vị nào khác. Cách nấu: - Cho nước vào với gạo nấu trên bếp. Khi cháo sôi thì đun thật nhỏ lửa để cháo nhanh nhừ. Cho thịt nạc băm nhỏ vào ninh cùng với cháo. - Rau ngót thái chỉ băm nhỏ rồi cho vào cối giã lọc lấy nước cốt. Khi cháo chính thì cho tiếp nước cốt rau vào. - Trước khi cho trẻ ăn, cho 1 thìa dầu ăn trẻ em vào cháo nóng. Ở lứa tuổi này, một ngày ăn từ 1 – 2 bữa cháo. Ngoài ra vẫn cần uống thêm từ 600 – 800 ml sữa mới đảm bảo đủ dinh dưỡng. 5 loại rau củ ăn dặm và thời điểm cho bé làm quen 1. Khoai tây - Giá trị dinh dưỡng: Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo. Vì khoai tây giàu tinh bột nên khi cho bé ăn khoai tây, mẹ nên giảm đi một chút cháo/ bột trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. - Thời điểm cho bé tập ăn khoai tây: Vì khoai tây rất giàu tinh bột và không có nhiều các loại vitamin khác nên các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho bé làm quen với loại
- củ này khi bé được 8 tháng tuổi. Lý do: thời điểm này, bé cần nhiều carbonhydrat để phát triển và khoai tây có thể đáp ứng nhu cầu này. - Cách chế biến: Cách đơn giản nhất là gọt vỏ khoai tây, thái làm 4 rồi cho vào nồi hấp. Khi khoai tây chín các mẹ có thể lấy ra dầm nhuyễn cho bé ăn. Ngoài ra mẹ có thể xắt hạt lựu để bé tập ăn bốc. 2. Cần tây Rất nhiều mẹ cho rằng cần tây là thực phẩm không phù hợp với bé đang tuổi tập ăn dặm. Tuy nhiên cần tây lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. - Giá trị dinh dưỡng: Cần tây chứa nhiều kali, vitamin K – loại vitamin tốt cho máu, giúp cân bằng huyết áp. Đoạn phình ra trên thân cây cần tây là nơi tập trung nhiều vitamin C, phôtpho, magiê, vitamin B6 và chất xơ. - Thời điểm cho bé tập ăn cần tây: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi bé khoảng 8 tháng tuổi, mẹ có thể cho con tập ăn cần tây. Cần tây nấu bột (cháo) với thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, carrot; hải sản… cho bé từ 8 tháng. - Cách chế biến: Các mẹ hãy coi cần tây như một loại rau xanh hữu ích cho bé. Khi chế biến cần tây, người ta thường sử dụng phần thân của cây cần. Cách chế biến cần tây cũng tương tự cách sơ chế các loại rau xanh khác dành cho bé ăn dặm nên rất đơn giản. Cần tây kết hợp tốt với dầu olive, thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, carrot; cá, hải sản khác… đều thơm ngon.
- 3. Cà tím Rất ít mẹ cho bé tập ăn cà tím. Tuy nhiên đây lại là một thiếu sót. - Giá trị dinh dưỡng: Cà tím có nhiều chất xơ nên giúp bé đi ngoài đều đặn và có đường ruột khỏe mạnh. So với các loại củ, quả khác thì cà tím không ‘dồi dào năng lượng’ nhưng nó giàu vitamin A và folate. Ngoài ra, cà tím còn có canxi và một hàm lượng nhỏ vitamin K. - Thời điểm cho bé tập ăn cà tím: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn cà được nấu chín cả vỏ; với nhóm bé có vấn đề về tiêu hóa, chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ). - Cách chế biến: Mẹ có thể hấp chín cà tím và thái hạt lựu (hoặc thái lát mỏng, mềm) rồi cho bé dùng tay ăn bốc. Cà tím còn thích hợp khi được nấu thành nước sốt hoặc nướng nhưng hấp là cách tốt nhất nếu bạn muốn cho bé tập ăn cà tím.
- 4. Củ cải Cũng giống như cà tím và cần tây, củ cải là một trong những thực phẩm ít được các mẹ bổ sung vào thực đơn của bé vì nghĩ nó không nhiều chất, bên cạnh đó lại có mùi hăng hăng khó ăn nên sợ bé không ăn được. - Giá trị dinh dưỡng: Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng. - Thời điểm cho bé tập ăn: Cha mẹ có thể tập cho bé ăn củ cải khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Cũng có thể cho bé ăn củ cải muộn hơn, ngoài 8 tháng tuổi vì củ cải được luộc (hấp) chín, cắt hình hạt lựu khá phù hợp khi cho bé ăn bốc. - Cách chế biến: Củ cải gọt vỏ, thái dạng hạt lựu, hấp chín và cho bé dùng tay bốc ăn. Hoặc bạn có thể luộc lên rồi cắt miếng nhỏ cho bé ăn sẽ rất ngọt miệng. 5. Bắp ngô - Giá trị dinh dưỡng: Ngô chứa nhiều protein và carbonhydrate, giúp bé tăng năng lượng. Tuy nhiên, ngô lại nghèo dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác và không được coi là thực phẩm an toàn cho bé mới ăn bốc.
- - Thời điểm cho bé tập ăn ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé. - Cách chế biến: Ngô được luộc chín và nghiền nhuyễn hoặc cho bé ăn cả hạt (tùy vào độ tuổi của bé). Ngoài ra, có thể tách hạt ngô, bỏ vào nồi ninh hoặc hấp cho đến khi hạt ngô chín mềm. Những nguyên tắc khi cho bé ăn dặm Giai đoạn 6-12 tháng, cân nặng của trẻ thường tăng lên gấp 3 so với lúc sinh. Theo bảng nhu cầu khuyến nghị của Việt Nam, trẻ từ 6-12 tháng tuổi có nhu cầu năng lượng 820 kcal/ngày để đáp ứng cho các nhu cầu chuyển hoá cơ bản, hoạt động và phát triển. Bên cạnh đó, các nhu cầu về protein (chất đạm), lipid (chất béo), glucid (tinh bột), các vitamin và chất khoáng đều tăng, đảm bảo cho sự phát triển mạnh mẽ của trẻ trong giai đoạn này. Cho bé dặm thực chất là bổ sung năng lượng và dinh dưỡng cho bé từ các thức ăn ngoài sữa mẹ.
- Ăn dặm cũng cần đúng cách Nguyên tắc ăn dặm được các bác sĩ khuyến cáo là ăn từ lỏng tới đặc, từ ít tới nhiều để tập cho trẻ làm quen với các thức ăn mới và hệ tiêu hóa của trẻ dần dần thích nghi với chế độ tiêu hóa thức ăn. Cụ thể, theo tài liệu “Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” do Bộ môn Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, Trường Đại học Y Hà Nội xuất bản (NXB Y học - 2004), tháng đầu tiên bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn một bữa bột loãng sau đó đặc dần. Từ tháng thứ 7-8, mỗi ngày trẻ cần được ăn 2 bữa bột đặc, từ tháng thứ 9-12 là 3 bữa và chuyển thành 4 bữa sau khi bé tròn 1 tuổi. Bữa ăn dặm của bé cần được đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn (bột đường, đạm, béo, chất xơ - vitamin và khoáng chất) để đáp ứng đủ chất dinh dưỡng và đậm độ nhiệt. Thức ăn của bé cần được chế biến sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, tránh các rối loạn tiêu hoá. Các mẹ cũng nên đa dạng thực phẩm, thay đổi các loại thức ăn trong các bữa ăn hoặc các ngày, để ý chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Một lưu ý quan trọng là không cần cho thêm mắm muối, gia vị và chất tạo ngọt vào các bữa ăn dặm của trẻ. Từ trên 1 tuổi, mẹ có thể nêm thêm chút mắm, nhưng nên cho bé ăn càng nhạt càng tốt. Cùng với cho ăn dặm, mẹ vẫn cần cho trẻ bú càng nhiều càng tốt để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Ngoài ra, khi bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý cho trẻ được uống đủ nước đun sôi để nguội, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, đảm bảo quá trình tiêu hóa trong cơ thể bé được thuận lợi. Trong một số trường hợp đặc biệt, mẹ có thể cho con ăn bổ sung từ giữa tháng thứ 4 khi thấy trẻ có những trường hợp sau: không tăng cân một cách bình thường mặc dù trẻ vẫn được bú mẹ đầy đủ; trẻ được bú mẹ thường xuyên nhưng vẫn tỏ ra đói ngay sau khi bú; mẹ có bệnh không cho con bú được.
- Chăm con từng bữa ăn dặm Muốn tạo sự ngon miệng, hấp thu tốt cho trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn các thức ăn mềm, đa dạng hàng ngày, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ. Mẹ cũng nên chọn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn đủ bữa. Hiện nay, các bà mẹ cũng được hỗ trợ rất nhiều trong việc chăm con giai đoạn ăn dặm. Trên thị trường đang có rất nhiều các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, giúp mẹ có nhiều lựa chọn, tiết kiệm thời gian mà vẫn chăm sóc tốt cho bé. Lựa chọn của nhiều mẹ trong giai đoạn đầu con ăn dặm có thể là các loại thức ăn dặm công nghiệp được chế biến sẵn, không cần nấu mà chỉ cần pha với nước chín ấm, được phối hợp từ các loại nguyên liệu như gạo, đậu, ngũ cốc, rau quả, thịt, cá, trứng, sữa... trong đó loại chính là bột dinh dưỡng với nhiều mùi vị, độ mặn ngọt khác nhau. Một loại thực phẩm bổ sung cung cấp can xi và chất đạm cho bé rất tốt đó là pho ma. Pho ma là chế phẩm từ sữa, được kết đông và lên men nên có hàm lượng đạm, chất béo, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao, rất phù hợp trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của bé lúc đầu đời. Mẹ có thể cho bé ăn pho ma trực tiếp hoặc nấu cháo, mỗi ngày 1-2 viên (mỗi viên 15g) nhưng nên giảm bớt lượng đạm và lượng dầu mỡ để dạ dày của bé có tiêu hóa hết mà không bị quá tải.
- Ngoài pho ma dạng viên, mẹ có thể cho con ăn pho ma hoa quả như một bữa ăn phụ hàng ngày. Pho ma hoa quả cung cấp hàm lượng đạm, chất béo, đặc biệt hàm lượng canxi rất cao, đồng thời kích thích cho dạ dày của bé tiêu hóa tốt. Hiện trên thị trường, loại pho ma hoa quả đang được nhiều bà mẹ ưa chuộng và lựa chọn là pho ma hoa quả Le Petit Plaisir (xuất xứ từ Đức) do thành phần dinh dưỡng đa dạng (váng sữa, phoma tươi, hoa quả, canxi), đặc biệt không sử dụng một số chất can thiệp nhằm tăng thời gian bảo quản cho xuất khẩu. Do đó, sản phẩm này được các cơ quan kiểm nghiệm chất lượng của nước Đức chứng nhận chất lượng như sản xuất cho chính thị trường Châu Âu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
23 p | 116 | 19
-
Nấu bột với nước xương cho con: Không bổ như các mẹ vẫn nghĩ!
5 p | 106 | 10
-
Tuyệt chiêu nấu bột cho trẻ biếng ăn
5 p | 129 | 8
-
Mẫu thời gian chăm bé 9-10 tháng tuổi
5 p | 80 | 6
-
Hoa đào chơi xong dùng để làm thuốc
5 p | 78 | 6
-
Cháo dinh dưỡng, khó đủ chất bổ!
6 p | 73 | 6
-
Bé mới tập ăn dặm: 4 - 6 tháng
3 p | 121 | 5
-
Món ăn cho sản phụ nhiều sữa
5 p | 116 | 5
-
Bỏ túi vài kinh nghiệm nấu cháo “ngon, bổ, rẻ” cho bé
4 p | 89 | 4
-
Lưu ý quan trọng khi nấu cháo cho bé dưới 1 tuổi
5 p | 107 | 3
-
Mẹ thiếu kinh nghiệm… suýt hại con thơ
4 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn