YOMEDIA
ADSENSE
Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa
96
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mời các bạn tham khảo tài liệu Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa sau đây để biết được cách tính phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam, tính phí bảo hiểm hàng nhập. Với các bạn chuyên ngành Xuất nhập khẩu thì đây là tài liệu hữu ích.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa
- 1.3 Cách tính phí bảo hiểm hàng hóa 1.3.1 Tính phí bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam. Ví dụ 1: Một Công ty A yêu cầu PJICO bảo hiểm cho lô bột mì với tổng giá trị lô hàng là 500,000USD. Hàng được vận chuyển bằng tàu hoả và lô hàng được bảo hiểm xuất phát từ kho cảng Hải Phòng đến kho cảng Thành phố Hồ Chí Minh. Phí bảo hiểm hàng hóa được tính như sau: Phí bảo hiểm = (0,14% + 0,03%) x 500,000USD = 850 USD Trong đó : Phí chính = 0,14 Phí luồng = 0,03 1.3.2 Tính phí bảo hiểm hàng nhập: Thông thường, tổng số tiền bảo hiểm được tính theo công thức: C +F Trong đó: CIF = C : là trị giá hàng hoá. 1 -R F : là cước phí vận tải. R : là tỷ lệ phí bảo hiểm. Trong đó: I : là phí bảo hiểm. CIF : là giá trị hàng hoá bao gồm cả giá trị hàng, cước phí và phí bảo hiểm R : là tỷ lệ Phí chính + tỷ lệ phí phụ (nếu có) Ngoài cách tính trên, tổng số tiền phí bảo hiểm hàng hóa có thể được tính theo trị giá FOB, EX-WORK, CFR (CNF)…… Cụ thể cách tính các loại giá trên như sau: - Giá FOB (Free on Board): nếu người mua và người bán thoả thuận giao hàng theo điều kiện giá này thì trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được giao qua lan can tàu. Trường hợp này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm. Khách hàng tham gia bảo hiểm có thể tham gia theo 100% FOB hoặc 110%FOB. - Giá EX-Work là giá giao hàng tại xưởng (nhà máy) của người bán. Thoả thuận giao hàng theo giá này thì trách nhiệm của người bán sẽ kết thúc tại xưởng, người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm. Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm theo 100% trị giá EX-Word hoặc 110% trị giá EX. - Giá CFR (CNF): Cost and Freight: Giá này bao gồm Trị giá hàng hoá (FOB hoặc EX- Word) và cước phí. Nếu giao hàng theo giá này thì người nhập khẩu sẽ là người mua bảo hiểm. Khách hàng có thể tham gia bảo hiểm theo 100% CFR (100% CNF) hoặc 110% CFR (110% CNF), hoặc nếu tham giá bảo hiểm theo giá CIF thì sẽ căn cứ vào CFR hoặc CNF để tính trị giá CIF. Ví dụ 2: Công ty B yêu cầu PJICO bảo hiểm cho lô hàng sắt thép nhập khẩu từ cảng của Nga về cảng Việt nam, với giá trị lô hàng là 20 triệu USD (đã có cước vận chuyển). Hàng không xếp trong container được chở trên tàu đi biển đóng năm 2000 và yêu cầu bảo hiểm với điều kiện bảo hiểm: A( mọi rủi ro).Tính phí như sau: - Tỷ lệ phí bảo hiểm hàng hóa = 0,5% + 0,02% = 0,52% trong đó tỷ lệ phí chính =0,5%, phụ phí tuyến châu Âu = 0,02%. Theo công thức: CIF= (C+F): (1-R), ta có: 20.000.000USD: (1-0,52%)= 20.104.543,62 USD, Phí bảo hiểm(I) = 20.104.543,62 USD x0,52% = 104.543,62 USD. + Trường hợp khách hàng tham gia bảo hiểm 110% thì tổng số tiền bảo hiểm bằng 110%*CIF (I = CIF x R x 110%).
- + Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh giá trị bảo hiểm, như điều chỉnh giá FOB, CF, cước vận tải và điều kiện bảo hiểm thì phải tính lại số tiền bảo hiểm bằng hình thức cấp cho khách hàng một Giấy sửa đổi bổ sung: ü Phần chênh lệch tăng: đề nghị khách hàng thanh toán thêm phí bảo hiểm hàng hóa. ü Phân chênh lệch giảm: Công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả phí bảo hiểm hàng hóa cho khách hàng. ü Trong mọi trường hợp cấp sửa đổi bổ sung đều không thu lệ phí bảo hiểm hàng hóa. 1.2.3 Tính phí bảo hiểm hàng xuất: Cách tính tương tự như tính hàng nhập 1.2.4 Tính phí bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa : Cách tính tương tự như tính hàng nhập. Giá trị bảo hiểm . Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng.Giá trị thực tế của lô hàng có thể là giá hàng hoá (giá FOB) cũng có thể bao gồm: giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan khác. Công thức xác định: V=C+I+F Trong đó: V- là giá trị bảo hiểm của hàng hoá C- là giá hàng tại cảng đi (giá FOB) I- là phí bảo hiểm F- là cước phí vận tải Ngoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểm thêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại. Khi xuất nhập khẩu theo giá CIF hoặc CIP thì theo tập quán giá trị bảo hiểm sẽ tính thêm 10% lãi dự tính. Như vậy khi xuất nhập khẩu theo giá CIF thì: V = 110% * CIF hoặc xuất theo giá CIP thì: V = 110% * CIP CIF
- = C + F 1 − R Trong đó: R - tỷ lệ phí bảo hiểm . Số tiền bảo hiểm: Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảo hiểm yêu cầu và được bảo hiểm. Về nguyên tắc, Số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm. Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn đó sẽ không được bảo hiểm. Ngược lại, nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức là người được bảo hiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm đã được ghi trong hợp đồng. Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng, tức là cùng một rủi ro, một giá trị bảo hiểm nhưng lại được bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm khác nhau thì trách nhiệm của tất cả các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Trong xuất nhập khẩu nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng giá trị hoá đơn hay giá FOB hoặc giá CFR thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trị hay nói cách khác là bảo hiểm dưới giá trị. Phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây lên. Phí
- bảo hiểm thường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất của nhiều năm trên một loại hàng hoá được bảo hiểm nhằm đảm bảo trang trải tiền bồi thường và có lãi. Như vậy phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm. Để lập công thức tính phí bảo hiểm cần có các chỉ tiêu sau: R : là tỷ lệ phí bảo hiểm I : là phí bảo hiểm A : là số tiền bảo hiểm V : là giá trị bảo hiểm Thì : I = R * A (nếu A < V) Hoặc I = R * V (nếu A = V) Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay thì phí bảo hiểm được tính theo công thức sau: I = R * CIF Do CIF = C + I + F = C + ( R * CIF ) + F CIF = C + F 1 − R Nên : Đối với hàng xuất khẩu từ Việt Nam theo giá CIF và mua bảo hiểm trong nước thì: A =
- C + F 1 − R ∗ ( 1 + a ) Trong đó: a là phần trăm lãi dự tính và thường bằng 10% của số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm. Ngoài ra, để lập bảng chào phí người bảo hiểm còn phải tính đến các yếu tố khác như: -Loại hàng hoá: hàng hoá dễ bị tổn thất như dễ đổ vỡ, dễ bị mất cắp... thì tỷ lệ phí bảo hiểm cao hơn -Loại bao bì, phương thức đóng gói hàng hoá -Phương tiện vận chuyển: xem xét một số chi tiết liên quan đến tàu vận chuyển như tên tàu, quốc tịch, loại tàu, tuổi tàu...
- -Hành trình vận chuyển và các thiết bị cảng tại các cảng tàu cập bến -Điều kiện bảo hiểm càng rộng thì rủi ro càng nhiều do đó phí bảo hiểm tăng lên. Tỷ lệ phí bảo hiểm thường xuyên được xem xét, điều chỉnh lại một cách định kỳ trên cơ sở những hậu quả tổn thất cuả người được bảo hiểm trong kỳ trước cũng như tình hình thực tế. Điều này được gọi là định phí theo kết quả, vì vậy để giữ được tỷ lệ phí thấp việc đề phòng và hạn chế rủi ro gây ra tổn thất là rất quan trọng. Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực ngay sau khi phí bảo hiểm được trả, người bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không thực hiện đúng nghĩa vụ trả phí bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi rủi ro xảy ra.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn