Cách ứng dụng thẻ HTML hiệu quả để làm SEO
lượt xem 14
download
Ứng dụng HTML thể nào để hiệu quả trong quá trình làm SEO? Thực ra thì chủ đề này tôi đã từng đề cập và chia sẻ với hai bài viết trước đây trên blog của tôi nhưng có vẻ nhiều bạn chưa thật sự hiểu lắm cái ý mà tôi truyền đạt trong bài đó. Tuy nhiên, có vẻ như nhiều bạn đọc vẫn chưa thực sự hiểu. Chính vì vậy mà có những câu hỏi được đặt ra khi bài viết được gửi lên các diễn đàn SEO sau khi đọc bài viết đại loại như: các bác cho...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách ứng dụng thẻ HTML hiệu quả để làm SEO
- Cách ứng dụng thẻ HTML hiệu quả để làm SEO
- Ứng dụng HTML thể nào để hiệu quả trong quá trình làm SEO? Thực ra thì chủ đề này tôi đã từng đề cập và chia sẻ với hai bài viết trước đây trên blog của tôi nhưng có vẻ nhiều bạn chưa thật sự hiểu lắm cái ý mà tôi truyền đạt trong bài đó. Tuy nhiên, có vẻ như nhiều bạn đọc vẫn chưa thực sự hiểu. Chính vì vậy mà có những câu hỏi được đặt ra khi bài viết được gửi lên các diễn đàn SEO sau khi đọc bài viết đại loại như: các bác cho hỏi 1 site chỉ nên đặt 1 đúng k nếu em dùng h2 cho title thì có đc không hả mọi người ? có nên dùng tất cả các H không ta, hay chỉ dùng H3 thôi Hoặc là: Ôi! tớ chẳng thể thẩm thấu nổi !! vì bài viết của bạn nó lòng vòng quá mà chẳng chịu tập chung sâu sâu tẹo! ví dụ như cách vận dụng các thẻ như thế nào ý chẳng hạn!
- Đây là bài viết tôi đã chia sẻ trên blog của mình hồi năm 2011. Kể từ khi tôi bắt đầu làm SEO đến giờ và khi tham gia trên các mạng xã hội, diễn đàn, có không ít ngưởi hỏi về việc ứng dụng các thẻ HTML và các thẻ Header như H1, H2, H3, H4, H5, H6 như thế nào trong việc làm SEO sao cho hiệu quả. Thậm chí là cho đến tận ngày nay, khi SEO được biết đến và ứng dụng ngày càng nhiều hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với việc có nhiều người bắt đầu bước chân vào lĩnh vực làm SEO hơn. Ngoài ra, những cải tiến của Google trong những năm qua cũng đều luôn hướng tới việc cung cấp nội dung hữu ích đến với người dùng. Vì vậy, cũng có nghĩa là các vấn đề SEO Onpage (SEO nội bộ website) cũng được các cỗ máy tìm kiếm cải tiến và chú trọng phân tích, đồng thời đánh giá cao hơn. Do đó, vấn đề về ứng dụng các thẻ HTML trong việc làm
- SEO cho đến hôm nay vẫn còn là cách làm khá hiệu quả. Dưới đây là nội dung bài viết mà tôi đã chia sẻ trước đây được chỉnh sửa và cập nhật thêm. Trong HTML, ngoài các thẻ mang tính container như html, header, body… và các thẻ mang tính cung cấp thông tin như các thẻ meta và nhiều loại thẻ khác, thìđối với các thẻ dành cho việc định dạng nội dung (dành cho người dùng), các thẻ Heading (từ H1 đến H6) được xem là các thẻ mạnh nhất.
- Tham gia các diễn đàn SEO và trao đổi với nhiều người làm SEO, tôi nhận thấy không ít người hiểu sai về việc vận dụng các thẻ HTML cho một HTML document (tài liệu HTML hay hiểu nôm na là một trang web). Một điển hình như việc dùng quá nhiều thẻ H1 hay nhồi nhét quá nhiều từ khoá (keywords) vào các thẻ này. Mở rộng vấn đề hơn, tức nói đến nhiều thẻ khác như div, p, b, strong, i, u,… tôi thấy cũng không ít người vận dụng chưa thật sự đúng. Hãy hiểu rằng mỗi thẻ HTML đều mang một ý nghĩa riêng của nó, không cần phải nghĩ sâu xa mà hãy bắt đầu lại một cách tự nhiên nhất là khi bạn tìm hiểu về HTML chắc cũng biết về điều này và mục đích của các thẻ này. Ví dụ dưới đây tôi xin phép đưa ra một vài ý nghĩa của các thẻ HTML.
- DIV: viết tắt từ chữ Division (sự phân chia), thẻ được dùng như một container, chứa các nội dung bên trong nó. Thường được ứng dụng cho việc bố cục các thành phần trong trang web. H1, H2, H3, H4, H5, H6: thẻ Header dùng cho việc tạo nên các tiêu đề nội dung. P: viết tắt từ chữ Paragraph (đoạn văn bản), như vậy thì bạn cũng đã hiểu rõ được ý nghĩa của thẻ này, tức là thẻ dùng để chứa một đoạn văn bản. B, STRONG: hai thẻ dùng để nhấn mạnh một đoạn nội dung, chữ nằm trong thẻ này sẽ được tô đậm (như chức năng Bold trong trình soạn thảo văn bản MS Word). EM, I: EM viết tắt từ chữ Emphasize, I viết tắt từ chữ Italic. Hai thẻ này dùng để ứng dụng cho việc làm nghiêng một đoạn văn bản.
- U: viết tắt từ chữ Underline, dùng để gạch dưới một đoạn văn bản. Qua đó, các bạn cũng thấy rằng chức năng của các thẻ này đối với một tài liệu HTML. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi thẻ này cũng sẽ mang một ý nghĩa đối với các cỗ máy tìm kiếm. Một ví dụ thực tế mà tôi chưa nói đến SEO vội, như bạn viết một nội dung đưa lên web với một chủ đề nào đó, thì điều tất yếu là các tiêu đề thường sẽ có chứa từ khóa liên quan đến chủ đề chính. Những điểm chính bổ sung cho luận điểm của bạn cũng sẽ được nhấn mạnh bằng cách tô đậm hoặc nghiêng. Phương pháp mà các cỗ máy tìm kiếm đánh giá nội dung cũng dựa vào việc phân tích những thẻ HTML này. Do đó, những nội dung được nằm trong các loại thẻ mang ý nghĩa
- của sự nhấn mạnh như thẻ header, thẻ b, strong, i, em, u… sẽ là những thẻ chứa những văn bản quan trọng trong trang web. Cũng từ đó mà khi những người làm SEO nắm bắt được điều này, cùng với việc phát triển của các kỹ thuật ứng dụng CSS. Những người làm SEO đã ứng dụng các thẻ trên để đưa vào những nội dung quan trọng. Tuy nhiên, cũng có không ít người làm SEO cố tình qua mặt Google và các cỗ máy tìm kiếm khác bằng cách như: 1. Ẩn nội dung: là việc đưa các từ khóa vào các thẻ quan trọng như thẻ Header và B, Strong,… nhưng ẩn đi hoặc để màu sắc trùng với màu nền để người dùng không nhìn thấy nhưng bot vẫn nhìn thấy thông qua việc crawl nội dung website thông qua các thẻ HTML.
- 2. Chỉnh sửa định dạng: là việc sử dụng các thẻ mạnh như Header, B, Strong,… nhưng sử dụng CSS để làm cho các thẻ này có kích thước giống như chữ bình thường. Ở đây xin nhắc lại, SEO là việc tối ưu hóa nội dung của bạn dành cho các công cụ tìm kiếm. Mà các nhà cung cấp các bộ máy tìm kiếm tất nhiên là sẽ hướng đến người dùng, họ luôn muốn mang lại cho người dùng những thông tin tốt nhất và phù hợp nhất tương ứng với một nhu cầu tìm kiếm nào đó. Do đó, thủ thuật ẩn nội dung hiện nay đang bị các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm ngăn cấm, đặc biệt là Google. Ngoài ra, tôi cũng từng đã đọc một tài liệu về thuật toán của Google liên quan đến vấn đề này. Tài liệu đó nói rằng, cho dù bạn có dùng các thẻ nhấn mạnh như H1, H2,… H6, B, STRONG, i, EM, U mà bạn dùng CSS để khiến cho nội dung trong các thẻ này giống với chữ bình thường thì
- cũng sẽ trở nên vô nghĩa. Bởi vì ngày nay Googlebot đã có đủ thông minh để phân tích các thẻ HTML kết hợp với CSS để nhận biết được sự khác biệt giữa các thành phần nội dung trong trang web. Tài liệu đó cũng nói rằng,ngay cả khi bạn dùng các thẻ bình thường nhất nhưng làm CSS cho màu sắc và định dạng nổi bật cũng sẽ khiến cho những nội dung trong đó được đánh giá cao. Vì vậy, việc bạn cần ứng dụng tốt các thẻ HTML cho việc bố cục và phân chia nội dung phù hợp là một vấn đề khá quan trọng. Có lẽ có khá nhiều người đang cho rằng đây là những vấn đề cơ bản và không cần quan tâm đến nó nhiều, nhưng theo tôi đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Việc vận dụng các thẻ HTML gần như theo bạn xuyên suốt từ quá trình bắt đầu xây dựng và định hình ra website cho đến khi bạn viết nội dung và cập nhật nội dung thường xuyên cho website của bạn.
- Vậy vấn đề cuối cùng mà tôi muốn nói là gì? Hãy hiểu rằng việc vận dụng các thẻ khác nhau tạo nên sự phân biệt về ý nghĩa của các thành phần trong nội dung của một trang web. Có rất nhiều các thẻ HTML, việc phải đi tìm hiểu tất cả các thẻ là điều không cần thiết. Tuy nhiên bạn cần hiểu tất cả những thẻ mà bạn thường hay dùng. Tôi xin nhấn mạnh lại về sự phân biệt, đây vừa là sự phân biệt đối với người dùng, sự phân biệt giữa một từ hay một nhóm từ hay đoạn văn đối với các thành phần khác. Tất nhiên các con bot của SE cũng vậy, bởi vì như tôi đã nói là bot sẽ luôn hướng tới người dùng (có thể nó chưa được hoàn chỉnh và nó luôn phải cải tiến để hướng tới). Và tôi cũng xin nói rõ luôn rằng tính phân biệt này chỉ là sự tương đối so sánh với các thành phần trong một trang web (không phải website). Điều đó có nghĩa rằng trong trang web của bạn dùng thẻ H1 thì chưa chắc bạn đã mạnh hơn trang web chỉ dùng H6 mà có sự phân bổ nội dung hay từ khóa cho các thẻ một cách hợp
- lý. Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn và đừng quá mất thời gian cho việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đại loại như: 1. Có nên dùng thẻ H1 hay không? Dùng nhiều lần thẻ H1 có bị phạt hay không? 2. Tại sao trang web của tôi đã áp dụng những thủ thuật SEO, đưa tiêu đề vào thẻ H1… rồi mà vẫn có thứ hạng thấp hơn các trang không được làm SEO nhiều. Đó là bởi vị bạn đã mắc phải những lỗi hoặc chính vì không hiểu được bản chất cùng với ý nghĩa của các thẻ HTML đối với các cỗ máy tìm kiếm và ứng dụng hợp lý. Qua những gì mà tôi đã phân tích không có nghĩa rằng tôi
- bảo bạn không dùng CSS cho website của bạn. Bạn vẫn nên dùng CSS để định dạng website của mình để tạo sự hấp dẫn và bắt mắt đối với người dùng. Cụ thể hơn, nếu như bạn muốn định dạng lại thẻ H1 mà vẫn muốn nó giữa được ý nghĩa đối với người dùng thì thẻ H1 bạn phải định dạng bằng CSS sao cho nó vẫn là thành phần nổi bật nhất trong trang web của bạn. Tóm lại, khi làm SEO, yếu tố người dùng là yếu tố mà bạn cần hướng tới trước tiên để giữ được sự ổn định thứ hạng lâu dài trên kết quả tìm kiếm. Bởi vì đó cũng là vấn đề mà các cỗ máy tìm kiếm luôn cải thiện để đáp ứng nhu cầu người dùng của họ, những người tìm kiếm thông tin. Qua bài viết trên, tôi hi vọng các bạn khi tìm hiểu về SEO sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Trong đó, tôi cũng có nói rằng nếu như bạn dùng CSS và áp dụng cho các thẻ mạnh cho nó xuất hiện với font chữ và màu sắc như bình thường thì đối với
- Google nó vẫn vô nghĩa. Và các bạn cũng đừng nghĩ rằng Google không làm được điều đó, so với thuật toán về page layout và bắt các quảng cáo nằm ở toạ độ nào trong màn hình người sử dụng thì thuật toán giải quyết kích cỡ chữ và các thẻ với css là đơn giản hơn nhiều.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn ASP
47 p | 499 | 256
-
Thủ Thuật Thiết Kế Web Với Joomla 1.0x và 1.5x part 9
6 p | 380 | 215
-
TÌM HIỂU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHP VÀ ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MỘT WEBSITE BÁN CÁC STYLE VÀ TRANSITION CHO PROSHOW
29 p | 340 | 92
-
Thực hành với Flax 5
7 p | 190 | 48
-
Các cấu trúc dữ liệu đặc biệt
11 p | 211 | 37
-
Tìm hiểu về cơ chế hoạt động của jQuery
6 p | 121 | 31
-
Xây dựng một ứng dụng Ajax cơ bản AJAX
6 p | 111 | 19
-
Tìm hiểu C# và ứng dụng của C# p 27
13 p | 132 | 17
-
XML Basics
5 p | 77 | 8
-
Giáo trình Thiết kế web 2 (Ngành: Công nghệ thông tin - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
121 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn