Câu 25: Thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ, chất tẩy rửa tổng hợp,
thuốc kháng sinh, hóa mỹ phẩm là các chất ô nhiễm ở dạng nào?
Chất hữu cơ khó phân hủy.
Câu 26: Hiện tượng phú dưỡng và ô nhiễm dinh dưỡng là gì?
Là hiện tượng nước thải chứa nồng độ nitơ và photpho cao.
Câu 27: Ký quỹ môi trường không phải là hoạt động nào sau đây?
Ký quỹ môi trường là việc doanh nghiệp nộp trước một khoản tiền để cam kết
sẽ khắc phục, phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động (như khai thác
khoáng sản, xử lý chất thải...). Đây là việc làm bắt buộc.
Nếu làm tốt, họ được hoàn lại tiền. Nếu không làm, Nhà nước dùng tiền đó để
thuê đơn vị khác xử lý.
👉
Mục đích: Bảo vệ môi trường và tăng trách nhiệm của doanh nghiệp.
Sai: Khoản đóng góp tự nguyện của cơ sở sản xuất
Câu 28: Công ước thủy ngân, ô nhiễm thủy ngân, nhiễm độc thủy
ngân? Trường hợp ô nhiễm thủy ngân lớn nhất trong lịch sử ở
đâu? Hiệp ước hiện nay về thủy ngân?
Công ước Thủy ngân Minamata Hiệp ước quốc tế nhằm giảm ô nhiễm thủy
ngân, bảo vệ sức khỏe và môi trường. Có hiệu lực từ năm 2017.
Ô nhiễm thủy ngân Thủy ngân từ công nghiệp (khai thác vàng, sản xuất…) thải
ra môi trường, gây hại cho đất, nước, không khí.
Nhiễm độc thủy ngân Con người hít, ăn hoặc tiếp xúc với thủy ngân → có thể
gây tổn thương não, gan, thần kinh, dị tật bẩm sinh.
→ Thảm họa thủy ngân lớn nhất Minamata Nhật Bản, 1950s) – hàng ngàn người
bị liệt, tử vong do ăn hải sản nhiễm methylmercury.
→ Hiệp ước về thủy ngân hiện nay: Công ước Minamata – các nước cam kết giảm
dùng, kiểm soát và xử lý thủy ngân an toàn.