intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chủ thể trong luật dân sự 10

Chia sẻ: Con Rắn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'chủ thể trong luật dân sự 10', khoa học xã hội, hành chính - pháp luật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chủ thể trong luật dân sự 10

  1. đối với các ghi chép khác nhau trên cùng một chứng thư hộ tịch ? Hẳn pháp luật về hộ tịch còn cần được hoàn thiện ở điểm này. Người yêu cầu thay đổi, cải chính. Người có tên trong Giấy khai sinh có quyền yêu cầu thay đổi cải chính hộ tịch cho mình. Trong trường hợp người này chưa đủ 18 tuổi hoặc đã thành niên mà không có năng lực hành vi, thì việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người này do cha, mẹ hoặc người giám hộ yêu cầu (Nghị định đã dẫn Ðiều 53 khoản 2). Ðối với người chưa thành niên từ đủ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó (cùng điều luật).
  2. Thẩm quyền và thủ tục thay đổi, cải chính. Cơ quan có thẩm quyền cho phép việc thay đổi, cải chính là UBND tỉnh nơi cư trú hoặc nơi đăng ký khai sinh của người có đơn yêu cầu (Nghị định đã dẫn Ðiều 52). Người có yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch phải nộp đơn kèm theo các giấy tờ cần thiết do luật quy định12[12]. Ðơn phải nói rõ lý do và các nội dung xin thay đổi, cải chính, có xác nhận của UBND xã nơi người yêu cầu cư trú (Nghị định đã dẫn Ðiều 53 khoản 1). Trong trường hợp nơi nộp đơn không phải là nơi đăng ký khai sinh, thì đơn phải có xác nhận của UBND xã nơi đăng ký khai sinh (cùng điều luật). 12[12] Xem lại thủ tục thay đổi họ, t ên.
  3. Thời hạn giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sờ hợp lệ (Ðiều 53 khoản 2). Quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch được đăng ký vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch do Sở tư pháp giữ và được ghi nhận trên bản chính giấy khai sinh của đương sự. D. Giá trị chứng minh của chứng thư hộ tịch Chưa có giải pháp chắc chắn. Luật viết hiện hành không có quy định rõ ràng về giá trị chứng minh của chứng thư hộ tịch. Thực tiễn, về phần mình, có xu hướng thừa nhận rằng chứng thư hộ tịch là bằng chứng về những việc đã được ghi nhận trong chứng
  4. thư đó: ngày sinh của một người được ghi trong giấy khai sinh là ngày sinh đích thực; việc một người được ghi tên trên giấy chứng tử cho phép tin rằng người có tên đó đã chết;… Luật không phân biệt giá trị chứng minh của chứng thư hộ tịch tuỳ theo ghi chép trên đó được hay không được viên chức hộ tịch đích thân và trực tiếp kiểm chứng. Tuy nhiên, các bằng chứng được thiết lập bằng giấy khai sinh không phải là bằng chứng tuyệt đối, bởi, như ta đã biết, chứng thư hộ tịch có thể được cải chính hoặc thay đổi nội dung. Mặt khác, cần lưu ý rằng trong trường hợp có tranh cãi về tính xác thực của một ghi nhận nào đó trong giấy khai sinh, thì có vẻ như người bảo vệ giá trị của ghi nhận đó phải chứng minh về tính xác thực của nó, cũng như người bác bỏ ghi nhận đó phải tìm cách
  5. chứng minh về tính không xác thực của nó. Nói cách khác, cả hai bên trong một vụ tranh chấp về tính xác thực của một ghi nhận nào đó trong chứng thư hộ tịch đều có trách nhiệm chứng minh ngang nhau trong luật Việt Nam13[13]. III. Nơi cư trú 13[13] Trong luật của Pháp, các ghi nhận trong chứng thư hộ tịch mà được viên chức hộ tịch đích thân và trực tiếp kiểm chứng có tính xác thực và chỉ có thể bị bác bỏ thông qua thủ tục đăng cáo giả mạo (inscription de faux) rất phức tạp. Các ghi nhận khác trong chứng thư có giá trị chứng minh cho đến khi có bằng chứng ngược lại, nghĩa là trách nhiệm chứng minh, trong trường hợp có tranh cãi, thuộc về người nào không thừa nhận tính xác thực của các ghi nhân đó.
  6. Sự cần thiết của việc xác định nơi cư trú. Hộ tịch giúp phân biệt một cá nhân với một cá nhân khác. Nhưng để xác lập và thực hiện các giao dịch với người khác, cá nhân phải ở trong tình trạng có thể được liên lạc. Cá nhân không liên lạc được không thể được coi là chủ thể hiện thực của quyền và nghĩa vụ pháp lý: người ta sẽ không biết làm thế nào gọi người đó đến để tiếp nhận việc thực hiện một nghĩa vụ hoặc để đáp ứng quyền yêu cầu của một người khác. Trong quan niệm truyền thống, đời sống pháp lý của cá nhân nhất thiết phải gắn với một nơi chốn nào đó. Luật gọi nơi chốn đó là nơi cư trú. Chế định nơi cư trú là biện pháp định vị cá nhân trong không gian, về phương diện pháp lý. Nơi cư trú phải là một điểm cố định trên lãnh thổ chứ không thể là một điểm di động.
  7. Điều đó cũng có nghĩa rằng mỗi người chỉ có một nơi cư trú: một người có nơi cư trú tại nhiều hơn một điểm cố định coi như luôn di động giữa các điểm cố định đó. Ta lần lượt nghiên cứu chức năng của nơi cư trú và cách xác định nơi cư trú. A. Chức năng của nơi cư trú Ðịa chỉ liên lạc của cá nhân và nơi lưu trữ các dữ kiện cơ bản về hộ tịch. Nơi cư trú theo nghĩa pháp lý không nhất thiết là nơi cư trú theo nghĩa vật chất. Con người có thể liên tục thay đổi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2