Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi
lượt xem 7
download
Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi nguyên nhân do đâu và làm thế nào để phòng ngừa tránh gây phiền muộn cho NCT trong cuộc sống hàng ngày. Người cao tuổi (NCT) nhiều chức năng sinh lý có sự thay đổi đáng kể kèm theo mắc một số bệnh tật ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi
- Tìm hiểu chứng tiểu đêm ở người cao tuổi Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi nguyên nhân do đâu và làm thế nào để phòng ngừa tránh gây phiền muộn cho NCT trong cuộc sống hàng ngày. Người cao tuổi (NCT) nhiều chức năng sinh lý có sự thay đổi đáng kể kèm theo mắc một số bệnh tật liên quan đến hệ thống đường tiết niệu gây nên chứng tiểu đêm. Tiểu đêm gây không ít phiền muộn cho NCT trong cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân của chứng tiểu đêm ở người cao tuổi Theo định nghĩa của Hiệp hội Niệu khoa Quốc tế, chứng tiểu đêm được hiểu là tình trạng một người phải tỉnh dậy nhiều hơn một lần vào ban đêm để đi tiểu và tình trạng đó diễn ra trong một thời gian dài. Tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc chứng tiểu đêm cũng tăng lên (độ tuổi 20 – 50 là khoảng 5 – 15% số người đi tiểu đêm và khi tuổi trên 50 thì có tới trên 50%). Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe
- Tiểu đêm ở NCT do nhiều nguyên nhân khác nhau: có thể là do chức năng sinh lý bị suy giảm nhưng cũng có thể là do bệnh lý. Bình thường bàng quang của người trưởng thành có dung dích khoảng từ 300 – 400ml chứa đựng nước tiểu. Nước tiểu là do thận bài tiết xuống chảy theo hai niệu quản (niệu quản phải và niệu quản trái) xuống bàng quang. Khi bàng quang đầy sẽ kích thích cơ thể gây nên phản xạ đi tiểu. Tuy vậy, bên cạnh phản xạ còn có tác dụng của điều hòa thần kinh theo ý muốn của con người, có nghĩa là dù bàng quang đã đầy nước tiểu nhưng con người có thể nhịn trong một thời gian nhất định nào đó cũng có thể được, ví dụ buồn tiểu nhưng giữa lúc đám đông, đi trên tàu xe hoặc đang đi dạo phố mà chưa tìm thấy nhà vệ sinh. Mặt khác, khi ngủ thì sự co bóp của bàng quang cũng tạm thời nghỉ, cho nên mặc dù bàng quang đầy nước tiểu nhưng não bộ sẽ ức chế không gây sự co bóp của bàng quang dẫn đến không gây phản xạ đi tiểu, vì vậy giấc ngủ vẫn ngon mà không bị đánh thức lúc đang ngủ say. Điều này cũng có thể giải thích tại sao ở một số trẻ do hệ thống thần kinh chưa hoàn chỉnh nên có hiện tượng đái dầm lúc đang ngủ. Đối với NCT, tiểu đêm là một hiện tượng hay gặp. Thông thường, NCT ít ngủ hơn (thời gian của giấc ngủ ngắn), đi ngủ sớm nhưng thức dậy cũng sớm. Ít ngủ lại dễ gây buồn tiểu và ngược lại đi tiểu đêm nhiều lần lại càng dễ gây cho NCT mất ngủ, đây là một vòng luẩn quẩn. Mất ngủ sẽ làm cho nhiều bệnh nặng thêm, ví dụ như bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh rối loạn tuần hoàn não, bệnh suy nhược cơ thể, bệnh viêm đường tiết niệu hoặc bệnh về đường tiêu hóa (dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng mạn tính, viêm đại tràng co thắt). Ở NCT là nam giới nếu bị u xơ tiền liệt tuyến thì hiện tượng tiểu đêm càng hay gặp, nhất là khi u xơ có kích thước lớn chèn ép vào cổ bàng quang, khi bàng quang chứa nhiều nước tiểu thì sẽ bị kích thích đi tiểu. U xơ tiền liệt tuyến cũng có thể gây nên tiểu són, tiểu không hết nước tiểu trong bàng quang càng gây phản xạ đi tiểu. Nhiều người nghĩ rằng chủ yếu nam giới mới hay bị tiểu đêm vì tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới và gây rối loạn về tiểu tiện khi bị phì đại hoặc viêm nhiễm. Tuy nhiên, các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ mắc chứng tiểu đêm giữa nam giới và nữ giới. Nhưng có vẻ sự phân bố này lại không đều theo tuổi. Khi trẻ,
- phụ nữ thường gặp chứng tiểu đêm nhiều hơn nam giới (tỉ lệ nữ giới bị viêm tiết niệu lúc còn trẻ khá cao, đặc biệt ngay sau khi lập gia đình), trong khi NCT là nam giới lại có xu hướng mắc tiểu đêm nhiều hơn. Hiện tượng đái són, tiểu không hết (gặp ở nam và nữ giới chủ yếu do bệnh tật về đường tiểu) càng làm cho bàng quang chóng đầy nước tiểu, bởi vì chức năng lọc của 2 quả thận luôn luôn hoạt động không bao giờ ngừng cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, nước tiểu cũng được hình thành liên tục, do đó bàng quang càng chóng đầy và càng bị kích thích gây đi tiểu tiếp tục càng làm cho người bệnh không ngủ yên được. Tiểu đêm, đôi khi lại do chế độ ăn, uống không hợp lý. Bữa cơm tối, nếu ăn nhiều rau có tính chất lợi tiểu cũng gây tiểu đêm (rau cải) hoặc uống nhiều nước, uống bia. Một số người nghiện cà phê, thuốc lá mà uống, hút trước khi đi ngủ buổi tối cũng sẽ gây nên chứng tiểu đêm do tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn càng buồn đi tiểu. Có thể phòng ngừa được không? Với những người cao tuổi không mắc một số bệnh như: đái tháo đường, viêm đường tiết niệu hoặc u xơ tiền liệt tuyến, tăng huyết áp, đái tháo nhạt,… thì hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối và sau bữa cơm tối đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi tiểu như các loại cải…; hạn chế uống nước, uống bia, nhất là bia lạnh trước khi đi ngủ. Buổi tối không nên uống cà phê hoặc hút thuốc lá. Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn (với NCT ăn mặn còn là một yếu tố nguy cơ tăng huyết áp). Trước khi lên giường đi ngủ buổi tối luôn luôn nhớ đi tiểu. Đối với những trường hợp NCT mắc một số bệnh viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm thận) cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt không nên để cho bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và mắc thêm chứng tiểu đêm gây nên nhiều phiền toái. Những người mắc bệnh như đái tháo đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang), tăng huyết áp cũng cần được điều trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định, hạn chế bớt chứng tiểu đêm. Bởi vì, nếu bị u xơ tuyến tiền liệt tuyến gây khó tiểu kéo dài (mạn tính) cũng rất dễ gây viêm đường tiết niệu hoặc bị sỏi đường tiết niệu không xử trí sớm cũng có nguy cơ gây viêm đường tiết niệu chưa nói đến hậu quả nặng nề của sỏi tiết niệu là làm hỏng thận gây suy thận.
- Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi và cách khắc phục Trong những biến đổi sinh lý của người cao tuổi (NCT) thì tình trạng đi tiểu đêm rất phổ biến. Chứng bệnh này đối với đàn ông cao tuổi không đơn thuần là sự giảm khả năng phản xạ thần kinh, mà còn có thể là biểu hiện của những nguy cơ khác. Đi tiểu là một nhu cầu bình thường của cơ thể Ở người bình thường, dung tích bàng quang từ 300 - 400ml, khi nước tiểu bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang, cơ thể sẽ có phản xạ cần đi tiểu. Tuy nhiên, đi tiểu là một động tác mang hai tính chất: phản xạ và theo sự điều khiển của con người. Phản xạ là khi dung tích bàng quang đầy thì cần được phóng thích nhưng vì lý do chưa thuận tiện, chưa muốn đi tiểu thì lập tức não sẽ ức chế không cho bàng quang co bóp đẩy nước tiểu ra ngoài. Theo nhịp sinh học, khi ngủ thì bàng quang cũng nghỉ, dù rằng đã đầy nước tiểu, điều này có được là nhờ sự ức chế tự động của não. Ở một số trẻ em, hiện tượng đái dầm có thể do sự ức chế này của não chưa phát triển hoàn thiện. Vì sao đàn ông cao tuổi bị chứng tiểu đêm? Nếu ban đêm phải thức dậy nhiều lần đi tiểu, có thể do những yếu tố sau: cơ chế ức chế của não đối với phản xạ ở bàng quang bị suy giảm, tính nết, hành vi của NCT trở nên giống con trẻ; xuất hiện sự phì đại ở tuyến tiền liệt với các u lành (phì đại tuyến tiền liệt thường do u lành, hiếm gặp u ác tính). Tiền liệt tuyến nằm ở ngay đáy bàng quang và bao bọc niệu đạo, khi tuyến này xuất hiện các u phì đại sẽ chèn ép cổ bàng quang gây tiểu khó và tiểu không hết nên bàng quang rất chóng đầy. Hơn nữa, tình trạng giãn các tĩnh mạch ở đây làm giảm sự lưu thông má tại tiền liệt tuyến, gây ra phù nề niêm mạc tại vùng cổ bàng quang.
- U lành tiền liệt tuyến thường phát triển chậm và âm ỉ, nó có thể chung sống hòa bình với người bệnh hàng vài chục năm với điều kiện nó không làm người bệnh rối loạn tiểu tiện đến mức không chịu nổi. Biến chứng của u tiền liệt tuyến gây ra là tình trạng bí tiểu mạn tính, tiểu phải rặn lâu, tiểu không hết, dung lượng nước tiểu tồn đọng ngày một tăng, có người phải thông bàng quang mới đi tiểu được. Người bệnh còn cảm thấy nặng, khó chịu ở vùng hạ vị. Nếu bệnh nặng mà không được chữa trị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm là viêm thận, suy thận. Khắc phục chứng tiểu đêm như thế nào? Đối với những người tiểu đêm do suy giảm thần kinh ở não, cần phải khắc phục bằng các biện pháp như hạn chế uống nước vào buổi tối, trước khi đi ngủ nhớ đi tiểu. Mặt khác, để tránh những tai biến não khi thức dậy nửa đêm, cần ngồi dậy từ từ, tỉnh táo hẳn mới nên bước ra khỏi giường. Nếu không có công trình vệ sinh trong nhà nên dùng bô để đi tiểu chứ không nên mở cửa đi tiểu ngoài trời. Đối với những người do u xơ làm phì đại tuyến tiền liệt cần đi khám xem mức độ bệnh cụ thể để được điều trị. Có nhiều trường hợp được điều trị bằng thuốc hoặc có thể nội soi, phẫu thuật cắt bỏ u. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp phẫu thuật người ta thấy rất có thể bệnh nhân sẽ bị phóng tinh ngược chiều, có nghĩa là tinh dịch chảy ngược vào bàng quang vì hệ thống cơ vòng khép cổ bàng quang trong lúc phóng tinh bị phá hủy, đây là điều bệnh nhân nên biết và chấp nhận. Để phát hiện sớm bệnh, đặc biệt là phòng ngừa được u ác tính ở tuyến tiền liệt, những người đàn ông trên 40 tuổi cần được đi khám tuyến tiền liệt hàng năm. Khi có dấu hiệu tiểu khó cần được thăm khám sớm để được điều trị kịp thời và tránh nhiễm khuẩn đường tiểu.
- Làm Sao Giảm Đi Tiểu Đêm Ở Người Cao Tuổi. Trong những biến đổi sinh lý của người cao tuổi thì tình trạng đi tiểu đêm rất phổ biến.Giấc ngủ của người cao tuổi thường ngắn hơn so với người trẻ và ở nhiều người, điều đó còn bị chi phối do buồn đi tiểu nhiều lần trong đêm, đây là một khó khăn cho cuộc sống người cao tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng thông thường do những yếu tố sau: Cơ chế ức chế của não đối với phản xạ ở bàng quang bị suy giảm khiến người cao tuổi dễ buồn tiểu hoặc do xuất hiện sự phì đại ở tuyến tiền liệt với các u lành (phì đại tuyến tiền liệt thường do u lành, hiếm gặp u ác tính). Do tiền liệt tuyến nằm ở ngay đáy bàng quang và bao bọc niệu đạo, khi tuyến này xuất hiện các u phì đại sẽ chèn ép cổ bàng quang gây tiểu khó và tiểu không hết nên bàng quang rất chóng đầy. Hơn nữa, tình trạng giãn các tĩnh mạch ở đây làm giảm sự lưu thông máu tại tiền liệt tuyến, gây ra phù nề niêm mạc tại vùng cổ bàng quang. Vì vậy, đối với những người tiểu đêm do tuổi già suy giảm thần kinh ở não, cần phải khắc phục bằng cách hạn chế ăn nhiều canh, uống nước vào buổi tối, trước khi đi ngủ nhớ đi tiểu.Nếu tiểu nhiều có nguyên nhân từ bệnh lý, cần đi khám xem mức độ bệnh cụ thể để được điều trị. Có nhiều trường hợp được điều trị bằng thuốc hoặc có thể nội soi, phẫu thuật cắt bỏ u.
- Vì vậy, khi khắc phục tiểu đêm như trên mà không giảm, bác nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xoa bóp, day bấm huyệt điều trị viêm đốt sống cổ
3 p | 204 | 35
-
SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI
4 p | 109 | 15
-
Bài thuốc chữa chứng tiểu đêm
2 p | 150 | 14
-
Trị chứng tiểu đêm ở người cao tuổi
2 p | 154 | 9
-
Khắc phục chứng tiểu đêm ở người cao tuổi
2 p | 127 | 8
-
Chứng tiểu đêm và cách khắc phục
2 p | 102 | 6
-
Chứng tiểu đêm ở người cao tuổi và cách khắc phục
4 p | 73 | 6
-
Bí quyết xây dựng nếp sống vui khỏe cho người cao tuổi
8 p | 61 | 5
-
Khắc phục chứng tiểu đêm ở người già
4 p | 86 | 4
-
Kịp thời điều trị chứng tiểu đêm nhiều ở người bệnh đái tháo đường
4 p | 78 | 4
-
Bài thuốc chữa chứng tiểu đêm.
5 p | 94 | 4
-
5 bài thuốc hay cho người cao tuổi từ thịt gà
3 p | 62 | 4
-
Chứng tiểu đêm ở người già và cách khắc phục
4 p | 125 | 4
-
Nỗi khổ tiểu đêm
3 p | 59 | 3
-
Mùa lạnh người già dễ đột quỵ
6 p | 100 | 3
-
Phòng bệnh đi tiểu đêm ở người cao tuổi
4 p | 98 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn