Cơ chế tác dụng của thuốc giảm cholesterol
lượt xem 8
download
Có quá nhiều một thứ tốt. Đó là tình trạng của bạn khi bị cholesterol cao - một trong những vấn đề sức khỏe hay gặp nhất mà người Mỹ phải đối mặt. Cholesterol có trong mỗi tế bào của cơ thể, và tất cả các tế bào đều đến cần nó. Nhưng nguy cơ bệnh tim mạch sẽ tăng lên đáng kể nếu bạn có quá nhiều thứ chất béo giống sáp này trong máu. Một chế độ ăn ít chất béo nhưng giàu các hóa chất thực vật, chất xơ và đậu nành, cộng với giảm cân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ chế tác dụng của thuốc giảm cholesterol
- Cơ chế tác dụng của thuốc giảm cholesterol Có quá nhiều một thứ tốt. Đó là tình trạng của bạn khi bị cholesterol cao - một trong những vấn đề sức khỏe hay gặp nhất mà người Mỹ phải đối mặt. Cholesterol có trong mỗi tế bào của cơ thể, và tất cả các tế bào đều đến cần nó. Nhưng nguy cơ bệnh tim mạch sẽ tăng lên đáng kể nếu bạn có quá nhiều thứ chất béo giống sáp này trong máu. Một chế độ ăn ít chất béo nhưng giàu các hóa chất thực vật, chất xơ và đậu nành, cộng với giảm cân và những thay đổi lối sống khác có thể giúp làm giảm cholesterol. Nhưng đôi khi những biện pháp này không đủ. Nồng độ cholesterol vẫn khiến bạn có nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.
- May thay, hiện đã có nhiều loại thuốc tác dụng mạnh có thể làm giảm nhanh chóng cholesterol và những nguy cơ sức khỏe mà nó gây ra. Gan tạo ra khoảng 80% lượng cholesterol trong cơ thể. Phần còn lại được đưa vào khi bạn ăn các sản phẩm động vật. Giống như các chất dinh dưỡng sau khi tiêu hóa thức ăn, cholesterol được máu vận chuyển đi khắp cơ thể. Để điều này xẩy ra, cơ thể bao bọc cholesterol bằng một protein. Những gói protein-cholesterol này được gọi là lipoprotein. Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) thường được xem là loại cholesterol xấu. Theo thời gian, nó có thể tích tụ ở mạch máu với những chất khác tạo thành những mảng bám. Hiện tượng này có thể gây ra tắc mạch, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Trái lại, cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) thường được gọi cholesterol tốt do nó giúp dọn sạch cholesterol ra khỏi mạch máu. Liệu pháp thuốc Nếu, bất chấp những thay đổi trong ăn uống và luyện tập, nếu bạn vẫn có quá nhiều cholesterol xấu hoặc không đủ cholesterol tốt, bác sĩ có thể nghĩ đến liệu pháp thuốc. Thuốc có thể thay đổi nồng độ cholesterol hoặc triglyceride, một dạng mỡ (lipid) khác trong máu.
- Bằng cách làm giảm cholesterol LDL hoặc các lipid khác, thuốc có thể giúp ngăn ngừa hoặc thậm chí làm giảm sự hình thành mảng bám. Và trong vòng vài tháng uống thuốc, chúng có thể giúp ổn định các mảng bám đã có trong động mạch, ngăn ngừa không cho các mảng bám này bong hoặc vỡ ra, có thể gây ra tắc mạch hoặc huyết khối. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giảm cholesterol có thể làm giảm nguy cơ đau tim và tử vong ở những người có nguy cơ cao bị đau tim. Do sự tích luỹ liên tục thông tin cho thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát cholesterol cao, hướng dẫn mới được xuất bản bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ năm 2001 nhấn mạnh tầm quan trọng của điều trị, đặc biệt là ở những người có các yếu tố nguy cơ khác, như đái đường và huyết áp cao. Những loại thuốc sau thường được sử dụng để làm giảm cholesterol, chúng có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp. Các resin. Cholestyramin (Questran) và colestipol (Colestid), cả hai đều được gọi là những resin, đã được sử dụng khoảng 20 năm. Chúng làm giảm cholesterol gián tiếp bằng cách gắn với acid mật trong đường tiêu hóa. Acid mật được gan tạo ra từ cholesterol và cần để tiêu hóa thức ăn. Bằng cách gắn với acid mật, thuốc thúc đẩy gan sản sinh nhiều acid mật hơn. Do
- đó gan sử dụng cholesterol để tạo acid, nên sẽ có ít cholesterol đi vào má u hơn. Các fibrat: Gemfibrozil (Lopid) và fenofibrat (Tricor) là những thuốc làm giảm triglycerid, cũng làm tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL). Chúng còn được gọi là các dẫn xuất của acid fibric. Chúng làm giảm sản sinh triglycerid và loại bỏ triglycerid ra khỏi máu. Niacin. Liều cao niacin, một vitamin, cũng có thể làm giảm triglycerid. Ngoài ra, niacin có thể làm giảm cholesterol LDL và làm tăng cholesterol HDL, cả hai tác dụng đều có lợi. Các statin: Những thuốc này ra đời vào cuối những năm 1980, nhanh chóng trở thành những thuốc được kê đơn rộng rãi nhất để làm giảm cholesterol. Chúng còn được gọi là những chất ức chế HMG-CoA reductase. Có thể bạn đã thấy chúng qua quảng cáo và đã biết tên của chúng: fluvastatin (Lescol), lovastatin (Mevacor), simvastatin (Zocor), pravastatin (Pravachol) và atorvastatin (Lipitor). Các statin tác dụng trực tiếp ở gan ngăn cản một chất mà gan cần để sản sinh cholesterol. Điều này khiến tế bào gan bị cạn kiệt cholesterol và phải lấy cholesterol từ máu.
- Tùy theo liều, statin có thể làm giảm tới 40% cholesterol LDL. Điều này thường đủ để đưa nồng độ LDL của bạn xuống mức như khuyến nghị. Statin cũng giúp cơ thể tái hấp thu cholesterol từ các mảng bám, làm thông dần dần các mạch máu. Statin làm giảm viêm xung quanh mảng bám, giúp ổn định chúng và làm giảm khả năng vỡ mảng bám gây tắc động mạch. Statin là loại thuốc hạ lipid duy nhất làm giảm được nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Cùng với niacin, statin cũng được chứng minh là làm giảm nguy cơ bị cơn đau tim thứ phát. Tuy nhiên, hãy thận trọng: Đừng ăn bưởi hoặc uống nước bưởi khi bạn đang uống những thuốc này. Nước bưởi tương tác với statin, khiến nồng độ thuốc trong máu tăng lên, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc. Bạn có cần dùng thuốc không? Nếu cholesterol LDL của bạn trên 100 mg/dL và bác sĩ biết bạn bị bệnh tim - ví dụ bạn đã bị cơn đau tim - thì nhiều khả năng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và đề ra những thay đổi trong lối sống của bạn. Quyết định sẽ không rõ ràng như vậy nếu bạn có cholesterol cao nhưng không bị bệnh tim. Lúc đó điều này phụ thuộc vào mức độ cholesterol của bạn và liệu bạn có những yếu tố nguy cơ khác gây đau tim không, như:
- - Hút thuốc - Huyết áp cao - Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm - Tuổi (nam từ 45 và nữ từ 55 tuổi trở lên). Đầu tiên bác sĩ có thể khuyên bạn tập thể dục, ăn ít mỡ và những thay đổi khác. Nhưng nếu những cách này không hiệu quả, thì liệu pháp thuốc cùng với thay đổi lối sống là một lựa chọn, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim mạch. Liệu pháp thuốc, cùng với những thay đổi lối sống, thường được khuyến nghị gay cả khi không có bệnh tim mạch nếu: - Cholesterol LDL trên 190 mg/dL sau khi thay đổi lối sống - Cholesterol LDL trên 160 mg/dL sau khi thay đổi lối sống và bạn có ³ 2 yếu tố nguy cơ. Cân nhắc lựa chọn Loại thuốc làm giảm lipid mà bác sĩ chỉ định cho bạn phụ thuộc nhiều vào yếu tố, bao gồm nồng độ cholesterol tốt và xấu và liệu các lipid máu
- khác có cao hay không. Tuổi cũng có thể là một yếu tố. Đôi lúc bác sĩ khuyên dùng phối hợp thuốc. Hiệu quả của thuốc làm giảm lipid rất khác nhau giữa người này với người khác. Không có một loại thuốc tốt nhất cho tất cả mọi người. Và cũng không nhất thiết phải dùng loại thuốc mới nhất nếu thuốc bạn đang d ùng có hiệu quả. Điều quan trọng là tất cả các thuốc làm giảm lipid đã được chấp thuận bởi Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ có thể, ở những mức độ khác nhau, cải thiện sự cân bằng giữa cholesterol tốt và xấu cũng như triglycerid, làm chậm sự hình thành các mảng bám trong mạch máu, giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch - mục đích của việc uống những thuốc này. Chương trình dài hơi Việc quyết đinh uống bất kỳ loại thuốc giảm lipid nào đều là vấn đề nghiêm túc. Khi bạn bắt đầu, bạn thường phải dùng thuốc suốt đời. Điều này có thể rất tốn kém. Bạn cũng cần kiểm tra gan thường xuyên. Trong một số trường hợp hiếm gặp thuốc có thể gây tổn thương gan, đó là lý do tại sao bạn không nên dùng thuốc này nếu bị bệnh gan.
- Các tác dụng phụ khác của phần lớn thuốc giảm lipid đều không nặng, nhưng chúng có thể gây khó chịu đủ để bạn bỏ thuốc. Ví dụ, statin có thể gây đau cơ, nhất là khi phối hợp với những thuốc khác, như gemfibrozil, các thuốc chống nấm hoặc kháng sinh thông dụng erythromycin. Tác dụng phụ này hiếm gặp, nhưng bạn nên báo cho bác sĩ biết ngay nếu nó xuất hiện. Ngoài ra, một nghiên cứu thông báo tăng nhẹ tỷ lệ bệnh thần kinh ở những người sử dụng statin dài ngày, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi. Resin có thể gây táo bón và chướng bụng hoặc giảm hiệu quả của những thuốc khác uống c ùng. Niacin đôi khi gây kích ứng đỏ da và có thể gây tăng đường máu, làm nặng thêm loét dạ dày hoặc gây ra cơn gút cấp. Còn fibrat có thể gây sỏi mật. Do các thuốc làm giảm lipid mới có khoảng 20 năm nay, nên các bác sĩ chưa thể nghiên cứu độ an toàn của chúng khi sử dụng suốt đời. Như với bất kỳ loại thuốc nào khác, hãy cân nhắc cẩn thận những ưu điểm của việc dùng thuốc so với việc không dùng. Nhưng nếu bạn bị bênh tim mạch hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, thì thuốc giảm lipid là một trong những lựa chọn điều trị quan trọng nhất mà bạn có.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tác dụng của thuốc
20 p | 103 | 18
-
Bài giảng Bài 5: Thuốc tác dụng trên hệ Cholinergic
16 p | 165 | 16
-
Bài giảng Bài 2: Đại cương về dược lực học
13 p | 168 | 12
-
Bài giảng Bài 19: Thuốc chống giun sán
8 p | 134 | 12
-
Bài giảng Bài 7: Thuốc tê
7 p | 102 | 11
-
Bài giảng Bài 18: Thuốc điều trị sốt rét
16 p | 89 | 10
-
Bài giảng Bài 10: Thuốc hạ sốt - Giảm đau - Chống viêm
17 p | 147 | 10
-
Bài giảng Dược lý học - Bài 18: Thuốc điều trị sốt rét
16 p | 49 | 8
-
Bài giảng Thuốc tê - TS. Trần Thanh Tùng
9 p | 58 | 7
-
Bài giảng Dược lý học - Bài 11: Thuốc chữa gút
5 p | 53 | 6
-
Bài giảng Dược lý học - Bài 16: Thuốc kháng nấm
5 p | 56 | 5
-
Bài giảng Dược lý học - Bài 13: Thuốc chữa động kinh
6 p | 38 | 5
-
Bài giảng Dược lý học - Bài 5: Thuốc tác dụng trên hệ Cholinergic
16 p | 54 | 5
-
Bài giảng Dược lý học - Bài 2: Đại cương về dược lực học
13 p | 44 | 5
-
Bài giảng Thuốc điều trị nấm
12 p | 14 | 5
-
Bài giảng Dược lý học - Bài 20: Thuốc chống Amip - Trichomonas
8 p | 39 | 4
-
Bài giảng Bài 12: Thuốc an thần kinh và thuốc bình thần
9 p | 95 | 4
-
Bài giảng Các thuốc thần kinh thực vật
11 p | 27 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn