intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Có thể điều trị ung thư bằng nhiệt?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

100
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nhà khoa học cho biết việc làm nóng các tế bào ung thư lên đến mức 41 - 42°C có thể cản trở chuỗi phản ứng hóa sinh của một loại DNA chủ chốt và giúp phá vỡ một loại protein có ký hiệu là BRCA2 vốn cần thiết cho quá trình phục hồi chuỗi DNA đúp theo quy trình tái tổ hợp tương đồng. Từ đó, nó khiến cho liệu pháp xạ trị hoặc hóa học nhằm hạn chế sự phát triển của khối u trở nên hiệu quả hơn. Tiến sĩ Roland Kanaar từ Trung tâm Y...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Có thể điều trị ung thư bằng nhiệt?

  1. Có thể điều trị ung thư bằng nhiệt? Các nhà khoa học cho biết việc làm nóng các tế bào ung thư lên đến mức 41 - 42°C có thể cản trở chuỗi phản ứng hóa sinh của một loại DNA chủ chốt và giúp phá vỡ một loại protein có ký hiệu là BRCA2 vốn cần thiết cho quá trình phục hồi chuỗi DNA đúp theo quy trình tái tổ hợp tương đồng. Từ đó, nó khiến cho liệu pháp xạ trị hoặc hóa học nhằm hạn chế sự phát triển của khối u trở nên hiệu quả hơn. Tiến sĩ Roland Kanaar từ Trung tâm Y học Erasmus tại Rotterdam, đồng tác giả nghiên cứu cho biết dựa trên một số loạt gen cấy và mô hình động vật, kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt đã phá vỡ chuỗi phản ứng hóa sinh phục hồi loại DNA này ở các loại bệnh ung thư có gen BRCA thông thường, trừ trường hợp đột biến gen BRCA2 hiếm gặp. Tiến sĩ Kanaar cho rằng phát hiện này có thể mở đường cho việc sử dụng thuốc ức chế PARP-1, vốn đang được thử nghiệm lâm sàng, kết hợp với liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị cho nhiều bệnh nhân ung thư hơn. Như vậy, sau khi thực hiện xạ trị, hóa trị hay đưa vào cơ thể thuốc PARP-1 (được sử dụng điều trị các bệnh ung thư hiếm gặp do nguyên nhân đột biến gen BRCA như bệnh ung thư vú và ung thư buồng trứng) thì khả năng phục hồi của tế bào ung thư sẽ bị hạn chế . "Mặc dù thuốc ức chế PARP đang được thử nghiệm để điều trị những khối u tương đối hiếm gặp do nguyên nhân đột biến các gen BRCA nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy các khối u được làm nóng lên ở nhiệt độ phù hợp có thể
  2. phản ứng tốt với PARP. Như vậy, một loại thuốc sử dụng cho một nhóm bệnh ung thư với một loại đột biến gen nhất định có thể phát huy tác dụng với nhiều loại bệnh ung thư khác”, Tiến sĩ Kanaar cho biết. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học vẫn đang tranh luận liệu mức nhiệt này có gây ra tác dụng lâm sàng hay không. Cần thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu Mặc dù nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan mới đang ở giai đoạn đầu, từ việc thí nghiệm cấy vi khuẩn trên đĩa Petri tới thử nghiệm lâm sàng ở người nhưng Tiến sĩ Mitchell, chuyên gia nghiên cứu ung thư lâm sàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Di truyền Huyết học trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Peter Mc Callum tại thành phố Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc lại cho rằng nghiên cứu này mở ra một hướng nghiên cứu mới trong lĩnh vực điều trị ung thư. “Câu hỏi lớn đặt ra trong thử nghiệm lâm sàng là liệu có thể mở rộng sử dụng thuốc ức chế PARP cho các bệnh nhân không có hiện tượng đột biến gen BRCA hay không”, Tiến sĩ Mitchell nêu vấn đề. Theo tiến sĩ, cách mà các nhà nghiên cứu hiện vẫn đang thực hiện là xác định các khối u với chuỗi phản ứng hóa sinh và cố gắng phân loại các khối u đó. Trong khi đó, nghiên cứu mới cho thấy họ không cần xác định các khối u mà vẫn có thể khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc điều trị. Bà Mitchell cũng cho rằng nghiên cứu mới có thể hữu ích trong điều trị các khối u cục bộ. Tuy nhiên, trước mắt cần phải có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện cũng như giải quyết các vấn đề kĩ thuật trong việc xác định chính xác mức nhiệt độ cụ thể rồi sau đó mới ứng dụng kết quả
  3. nghiên cứu vào lĩnh vực lâm sàng để đảm bảo tính hiệu quả và không gây tác dụng phụ của liệu pháp điều trị. Thực tế không đơn giản Giáo sư Kum Kum Khanna từ Viện Nghiên cứu Y học Queensland hiện đang nghiên cứu về tổn thương DNA và chuỗi phản ứng hóa sinh phục hồi cũng như những tác động của hai yếu tố này tới bệnh ung thư. Bà cho biết việc sử dụng phương pháp tăng nhiệt để làm các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với thuốc điều trị không phải là vấn đề mới mẻ hoàn toàn trong y học. Tuy nhiên, theo giáo sư Khanna, trên thực tế thì việc tăng nhiệt độ các tế bào ung thư trong điều trị lâm sàng là một rào cản lớn. “Việc tăng nhiệt độ đối với các khối u trong cơ thể rất khó. Chúng khó có thể đạt được mức 43°C nếu nhiệt độ bên ngoài không tăng tới mức 54°C hoặc cao hơn và mức nhiệt đó có thể khiến bệnh nhân bị bỏng”, Giáo sư Khanna nhận xét.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2