
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 103/CĐ-TTg Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2024
CÔNG ĐIỆN
VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THÁO GỠ KHÓ KHĂN, THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH TRONG CUỐI NĂM 2024 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Qua gần 40 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã có các doanh nghiệp lớn, có khả năng cạnh
tranh toàn cầu. Trong bối cảnh chính trị và kinh tế toàn cầu có nhiều thay đổi, xuất hiện xu hướng
bảo hộ mới gắn với các yêu cầu kĩ thuật - thương mại mới, Việt Nam cần có chính sách phát triển
các doanh nghiệp có năng lực dẫn dắt để tạo động lực mới cho nền kinh tế, góp phần nâng cao năng
suất, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng tâm quốc gia cũng như
các ngành, lĩnh vực mới nổi.
Gần 4 năm của nhiệm kỳ 2021-2026, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giám sát của Quốc hội, Chính phủ
và Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, sát sao, kịp thời chỉ đạo, chủ động điều hành linh hoạt các
chính sách vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đồng thời giải quyết những khó khăn,
vướng mắc của doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước vượt qua khó khăn, niềm tin
được củng cố, nội lực được tăng cường; nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao so với các quốc gia
khác.
Dự báo cuối năm 2024 và những năm tiếp theo, kinh tế Việt Nam còn nhiều thách thức, nội lực của
doanh nghiệp, đặc biệt khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều khó khăn. Do đó, các Bộ, ngành, địa
phương cần tiếp tục quyết liệt, kịp thời chỉ đạo, điều hành với tinh thần lấy người dân, doanh nghiệp
làm trung tâm chủ thể, duy trì đảm bảo sự đồng bộ giữa chủ trương với thực thi chính sách, nhằm
củng cố niềm tin, cải thiện đời sống cho người dân, nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Bối cảnh thế giới chuyển trọng tâm sang phát triển bền vững, Việt Nam với mục tiêu trở thành nước
phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 và mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính (Net Zero)
vào năm 2050, Chính phủ đang tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm, nỗ lực hơn
nữa trong việc phát triển nhanh và bền vững, hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế xanh, kinh tế tuần
hoàn, năng lượng tái tạo để tạo ra cơ hội đột phá cho phát triển đất nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị, cấp dưới trực thuộc tiếp tục nỗ lực, quyết liệt thực hiện theo thẩm quyền các giải
pháp, nhiệm vụ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy hoạt động sản
xuất kinh doanh trong những tháng, năm tới; trong đó, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp
trọng tâm sau đây:
1. Các Bộ, cơ quan, địa phương: