Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương đang được trồng khảo nghiệm tại tỉnh Bình Định
lượt xem 2
download
Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng chịu hạn của 3 giống đậu tương ĐTDH.02, ĐTDH.03 và ĐTDH.04 hiện được trồng khảo nghiệm tại tỉnh Bình Định, giống MTĐ 176 được sử dụng làm đối chứng là giống nhạy cảm với hạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương đang được trồng khảo nghiệm tại tỉnh Bình Định
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00079 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐANG ĐƯỢC TRỒNG KHẢO NGHIỆM TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH Trương Thị Huệ*, Ngô Kim Khuê Tóm tắt: Trong những năm gần đây, hạn hán xảy ra thường xuyên đã tác động xấu đến sinh trưởng, phát triển, làm giảm năng suất cây trồng trong đó có đậu tương. Vì vậy việc chọn giống cây trồng chịu hạn là vấn đề cần thiết. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá khả năng chịu hạn của 3 giống đậu tương ĐTDH.02, ĐTDH.03 và ĐTDH.04 hiện được trồng khảo nghiệm tại tỉnh Bình Định, giống MTĐ 176 được sử dụng làm đối chứng là giống nhạy cảm với hạn. Thí nghiệm được bố trí ở 3 giai đoạn gồm nảy mầm, cây non và ra hoa, tạo quả. Đậu tương được xử lý hạn bằng cách không tưới nước và cách li với nước, công thức đối chứng tưới nước bình thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐTDH.03 là giống chịu hạn khá, 2 giống có khả năng chịu hạn trung bình là ĐTDH.02 và ĐTDH.04 và giống MTĐ 176 có khả năng chịu hạn kém. Từ khóa: Glycine max, đậu tương, hạn hán, Bình Định. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đậu tương (Glycine max (L.) Merrill) là cây công nghiệp và thực phẩm ngắn ngày có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, có ý nghĩa trong cải tạo đất trồng. Ở Việt Nam, đậu tương là cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của nhiều vùng sản xuất (Trần Đình Long, 1999; Nguyễn Phước Đằng và nnk., 2010). Trong những năm gần đây, thời tiết ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ biến đổi khá thất thường, hạn hán, nắng nóng thường xuyên xảy ra; trong đó Bình Định là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Trước thực trạng đó, công tác tuyển chọn các giống đậu tương có khả năng chịu hạn được đặc biệt quan tâm. Để làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống đậu tương thích nghi với điều kiện hạn, việc đánh giá khả năng chống chịu hạn của các giống đậu tương đang được canh tác là rất cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi giới thiệu kết quả đánh giá khả năng chịu hạn của 3 giống đậu tương đang trồng khảo nghiệm ở tỉnh Bình Định, qua đó nhằm giới thiệu những giống đậu tương phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu nghiên cứu Các giống đậu tương gồm ĐTDH.02, ĐTDH.03, ĐTDH.04 và MTĐ 176 do Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ cung cấp, trong đó giống MTĐ Trường Đại học Quy Nhơn *Email: truongthihue@qnu.edu.vn
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 639 176 được sản xuất đại trà ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên, là giống nhạy cảm với hạn (Nguyễn Phước Đằng và nnk., 2010). 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Xác định tỷ lệ nảy mầm: Gieo 30 hạt trong dung dịch sucrose 0,28 M tạo áp suất thẩm thấu 7 atm theo phương pháp của Volcova (1984). Lô đối chứng (ĐC): cho hạt nảy mầm trong nước cất, đếm số hạt nảy mầm sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. - Xác định sự sinh trưởng của rễ mầm và thân mầm: Sau 2 ngày, 4 ngày, 6 ngày từ khi gieo hạt, tiến hành đo chiều dài rễ mầm và chiều cao thân mầm bằng thước kẻ centimet. - Đánh giá nhanh khả năng chịu hạn của cây non đậu tương: Đánh giá nhanh khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây non theo phương pháp của Lê Trần Bình (1998). Hạt đậu tương nảy mầm gieo vào các chậu (30 x 30 cm) chứa cát vàng rửa sạch, mỗi chậu trồng 15 cây. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần trong điều kiện và chế độ chăm sóc như nhau. Khi cây đậu tương có 3 lá thật, tiến hành gây hạn nhân tạo bằng cách không tưới nước đến khi cây héo. Theo dõi mức độ héo của cây sau 2, 4, 6 ngày. Chúng tôi tiến hành xác định các chỉ tiêu: + Khả năng giữ nước của cây đậu tương, + Tỉ lệ thiệt hại, + Chỉ số chịu hạn tương đối (S): được xác định thông qua tỉ lệ % cây sống sót và khả năng giữ nước của cây non sau 2, 4, 6 ngày hạn và thể hiện bằng diện tích đồ thị hình sao gồm 6 trục mang các trị số tương ứng a, b, c, d, e, g của một giống. S= Trong đó: a, c, e: Tỉ lệ cây sống tương ứng sau 2, 4, 6 ngày hạn (%), b, d, g: Khả năng giữ nước của cây tương ứng sau 2, 4, 6 ngày hạn (%), α: Là góc tạo bởi hai trục mang trị số gần nhau, S: Chỉ số chịu hạn tương đối của 4 giống đậu tương. Chỉ số chịu hạn càng lớn thì khả năng chịu hạn càng cao. - Đánh giá khả năng chịu hạn thông qua phân tích một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất đậu tương trồng trong chậu. Hạt đậu tương được gieo trong chậu vại (40 x 35 cm) chứa 7 kg đất phù sa, trộn với phân bón lót (0,03 g N; 0,64 g P2O5; 0,43 g K2O). Sau khi mọc mỗi chậu để lại 5 cây; chậu được đặt trong nhà lưới. Nhiệt độ và ẩm độ không khí phụ thuộc môi trường. Chúng tôi gây hạn vào thời kỳ đậu tương bắt đầu ra hoa đầu tiên, thời gian gây hạn kéo dài trong 3 ngày. Sau thời gian gây hạn, tiến hành tưới nước phục hồi sao cho ẩm độ đất luôn được duy trì từ 75 - 80%. Ẩm độ đất được kiểm tra bằng máy đo độ ẩm Takemura DM-15 (Nhật Bản) và chăm sóc đến giai đoạn cây ra hoa và tạo quả. Chúng tôi tiến hành xác định số quả/cây, số hạt chắc/cây, số hạt chắc/chậu, khối lượng 100 hạt và năng suất thực thu của đậu tương trong điều kiện gây hạn nhân tạo và có tưới.
- 640 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của hạn đến tỷ lệ nảy mầm và phát triển của mầm trong điều kiện áp suất thẩm thấu cao Trong giai đoạn nảy mầm, đậu tương rất mẫn cảm với sự thiếu nước nên khi xử lý áp suất thẩm thấu cao để tạo môi trường hạn nhân tạo thì khả năng nảy mầm của các giống cũng rất khác nhau (Nguyễn Văn Mã, Phan Hồng Quân, 2000; Xiong et al., 2002). Vì vậy chỉ tiêu về tỷ lệ nảy mầm của các giống đậu tương là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng chịu hạn của đậu tương. Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, tỷ lệ nảy mầm của 4 giống đậu tương nghiên cứu trong dung dịch sucrose 0,28 M bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ gieo hạt so với công thức đối chứng; trong đó giống ĐTDH.03 ít bị ảnh hưởng nhất. Tỷ lệ nảy mầm của ĐTDH.03 trong dung dịch sucrose khá cao, đạt 80%, giống ĐTDH.02 và ĐTDH.04 có tỷ lệ nảy mầm trung bình, tương ứng là 53,33% và 44,44%, giống MTĐ 176 có tỷ lệ nảy mầm thấp đạt 35,56% sau 72 giờ gieo hạt. Bảng 1. Tỷ lệ nảy mầm của 4 giống đậu tương trong dung dịch sucrose 0,28 M Tỷ lệ nảy mầm (%) Giống CTTN Sau % so Sau % so Sau % so 24 giờ ĐC 48 giờ ĐC 72 giờ ĐC ĐC 47,78 ± 5,09 100,00 61,11 ± 3,84 100,00 100,00 100,00 ĐTDH.03 TN 16,67 ± 3,33 34,89 50,00 ± 3,33 81,82 80,00 ± 2,40 80,00 ĐC 42,22 ± 5,09 100,00 60,00 ± 3,10 100,00 100,00 100,00 ĐTDH.02 TN 11,11 ± 1,92 26,31 31,11 ± 3,84 51,85 53,33 ± 3,33 53,33 ĐC 44,44 ± 1,92 100,00 57,78 ± 1,92 100,00 100,00 100,00 ĐTDH.04 TN 10,00 ± 3,33 22,50 28,89 ± 3,84 50,00 44,44 ± 3,92 44,44 ĐC 44,44 ± 3,84 100,00 51,11 ± 1,29 100,00 100,00 100,00 MTĐ 176 TN 8,89 ± 1,94 20,00 22,22 ± 1,98 43,47 35,56 ± 3,85 35,56 Trong thời gian nghiên cứu, tỷ lệ nảy mầm ở 4 giống tăng không giống nhau. Từ 24 đến 48 giờ, tỷ lệ nảy mầm của ĐTDH.03 tăng 33,33%, ĐTDH.02 tăng 20%, ĐTDH.04 tăng 18,89% và MTĐ 176 tăng 13,33%. Từ 48 đến 72 giờ, tỷ lệ nảy mầm của ĐTDH.03 cũng tăng nhiều nhất là 30%, tiếp theo là ĐTDH.02, tăng 22,22% và ĐTDH.04 là 15,55%, MTĐ 176 có tỷ lệ nảy mầm tăng chậm nhất 13,34%. Khi gieo hạt trong áp suất thẩm thấu cao, hạt hút nước hạn chế do đó quá trình sinh lý, hóa sinh trong hạt bị ức chế và nảy mầm bị kìm hãm. Tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp thể hiện khả năng thích ứng trong môi trường áp suất thẩm thấu cao, những giống có khả năng chịu hạn tốt hơn là những giống có tỷ lệ nảy mầm cao và tăng nhanh hơn qua các thời điểm xử lý (Chu Hoàng Mậu, Hà Tiến Sỹ, 2007). Nghiên cứu về chiều dài của rễ mầm, thân mầm trong điều kiện hạn là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng chịu hạn của các giống đậu tương. Qua Bảng 2, chúng tôi thấy sau 2 ngày, 4 ngày và 6 ngày xử lý áp suất thẩm thấu, giống ĐTDH.03 có chiều dài rễ mầm cao nhất trong 4 giống nghiên cứu, đặc biệt sau 6 ngày gieo hạt, chiều dài rễ mầm đạt 5 cm, chiếm 52,58% so với đối chứng. Ba giống ĐTDH.02, ĐTDH.04 và MTĐ 176 có chiều dài rễ mầm gần tương đương nhau.
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 641 Bảng 2. Ảnh hưởng của điều kiện thiếu nước đến chiều dài rễ mầm của 4 giống đậu tương nghiên cứu Chiều dài rễ mầm qua các ngày tuổi (cm) Giống CTTN Sau % so Sau % so Sau % so 2 ngày ĐC 4 ngày ĐC 6 ngày ĐC ĐC 2,14 ± 0,01 100,00 4,07 ± 0,04 100,00 9,51 ± 0,15 100,00 ĐTDH.03 TN 0,99 ± 0,03 46,26 2,60 ± 0,05 65,00 5,00 ± 0,08 52,58 ĐC 1,87 ± 0,01 100,00 3,86 ± 0,03 100,00 8,72 ± 0,06 100,00 ĐTDH.02 TN 0,85 ± 0,01 45,45 2,34 ± 0,01 58,47 3,92 ± 0,02 44,83 ĐC 1,51 ± 0,13 100,00 3,69 ± 0,06 100,00 8,13 ± 0,01 100,00 ĐTDH.04 TN 0,65 ± 0,01 43,05 2,16 ± 0,04 58,54 3,53 ± 0,01 43,05 ĐC 1,50 ± 0,12 100,00 3,40 ± 0,12 100,00 8,06 ± 0,14 100,00 MTĐ 176 TN 0,55 ± 0,01 37,07 1,92 ± 0,03 55,88 3,36 ± 0,01 41,25 Trong điều kiện hạn nhân tạo, chiều dài thân mầm tăng qua các thời điểm nghiên cứu nhưng mức độ tăng không giống nhau giữa các giống (Bảng 3). Từ 2 ngày hạn đến 6 ngày hạn, giống ĐTDH.03 có chiều dài thân mầm tăng nhiều nhất là 4,39 cm, xếp sau là giống ĐTDH.02 đạt 4,33 cm và giống ĐTDH.04 là 3,8 cm; giống có nhiều dài thân mầm tăng thấp nhất là MTĐ 176 với 3,47 cm. Bảng 3. Ảnh hưởng của điều kiện thiếu nước đến chiều dài thân mầm của 4 giống đậu tương nghiên cứu Chiều dài thân mầm qua các ngày tuổi (cm) Giống CTTN % so % so Sau % so Sau 2 ngày Sau 4 ngày ĐC ĐC 6 ngày ĐC ĐC 1,28 ± 0,05 100,00 4,25 ± 0,05 100,00 11,40 ± 0,05 100,00 ĐTDH.03 TN 0,96 ± 0,05 75,00 3,50 ± 0,01 82,35 5,35 ± 0,05 48,25 ĐC 1,23 ± 0,01 100,00 3,96 ± 0,02 100,00 11,17 ± 0,02 100,00 ĐTDH.02 TN 0,77 ± 0,02 62,60 2,90 ± 0,05 73,23 5,10 ± 0,02 45,66 ĐC 1,05 ± 0,05 100,00 3,57 ± 0,03 100,00 10,64 ± 0,5 100,00 ĐTDH.04 TN 0,65 ± 0,02 61,90 2,60 ± 0,01 72,83 4,45 ± 0,03 41,82 ĐC 1,02 ± 0,05 100,00 3,45 ± 0,05 100,00 9,95 ± 0,05 100,00 MTĐ 176 TN 0,63 ± 0,01 61,76 2,4 ± 0,03 69,57 4,10 ± 0,02 41,21 Như vậy áp suất thẩm thấu 7 atm đã ảnh hưởng nhiều đến chiều dài rễ mầm và thân mầm của 4 giống đậu tương nghiên cứu. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu cao đến sự sinh trưởng của mầm đậu tương (Chu Hoàng Mậu, Hà Tiến Sỹ, 2007; Trần Thị Ánh Tuyết và nnk., 2016). 3.2. Khả năng phản ứng của đậu tương non đối với hạn 3.2.1. Tỷ lệ thiệt hại của các giống đậu tương ở giai đoạn cây non 3 lá dưới tác động của hạn Phân tích ảnh hưởng của hạn đến sinh trưởng và phát triển của đậu tương thông qua tính tỷ lệ cây héo và tỷ lệ cây chết, chúng tôi xác định được tỷ lệ thiệt hại do hạn gây ra ở 4 giống ĐTDH.03, ĐTDH.02, ĐTDH.04 và MTĐ 176. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sơ bộ về ảnh hưởng của hạn đến các giống đậu tương nghiên cứu.
- 642 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 4. Tỷ lệ thiệt hại của 4 giống đậu tương ở giai đoạn cây non 3 lá Tỷ lệ thiệt hại (%) Giống Hạn 2 ngày Hạn 4 ngày Hạn 6 ngày ĐTDH.03 5,18 ± 0,64 23,33 ± 1,11 60,0 ± 2,22 ĐTDH.02 5,92 ± 0,64 32,96 ± 1,69 66,66 ± 2,22 ĐTDH.04 7,03 ± 0,64 40,0 ± 1,11 73,33 ± 2,22 MTĐ 176 12,22± 1,11 45,92 ± 1,69 75,55 ± 1,11 Số liệu ở Bảng 4 cho thấy tỷ lệ thiệt hại tăng nhiều từ 2 ngày hạn đến 6 ngày hạn, giống có tỷ lệ thiệt hại cao nhất là MTĐ 176, từ 12,22 - 75,55% và thấp nhất là giống ĐTDH.03 từ 5,18 - 60%, tương ứng hạn 2 ngày đến hạn 6 ngày. 3.2.2. Chỉ số chịu hạn tương đối Chỉ số chịu hạn tương đối phụ thuộc vào tỷ lệ cây sống và khả năng phục hồi của cây khi gây hạn nhân tạo. Do đó chỉ số này tương quan thuận với khả năng chịu hạn của đậu tương. Bảng 5. Chỉ số chịu hạn tương đối của 4 giống đậu tương nghiên cứu Giống ĐTDH.03 ĐTDH.02 ĐTDH.04 MTĐ 176 Tỷ lệ % cây sống sau 2 ngày 100 100 100 100 Khả năng giữ nước sau 2 ngày 96,47 95,06 93,81 92,46 Tỷ lệ % cây sống sau 4 ngày 93,33 86,67 83,33 80 Khả năng giữ nước sau 4 ngày 67,02 63,3 61,74 60,73 Tỷ lệ % cây sống sau 6 ngày 26,67 6,67 3,33 3,33 Khả năng giữ nước sau 6 ngày 63,36 56,55 46,92 42,97 Chỉ số chịu hạn tương đối 7617,24 6654,95 6357,32 6169,16 Trong 4 giống nghiên cứu, ĐTDH.03 có chỉ số chịu hạn cao nhất (7617,24), tiếp đến là giống ĐTDH.02 (6654,95) và ĐTDH.04 (6357,32), thấp nhất là giống MTĐ 176 (6169,16). Khả năng chịu hạn của 4 giống còn được xác định bằng diện tích đồ thị hình rađa (Hình 1). Giống nào có diện tích rađa càng lớn thì khả năng chịu hạn càng cao. Hình 1. Đồ thị hình rađa thể hiện khả năng chịu hạn của 4 giống đậu tương ở giai đoạn cây non 1, 3, 5: Tỷ lệ % cây sống sau 2, 4, 6 ngày; 2, 4, 6: Khả năng giữ nước (%) sau 2, 4, 6 ngày.
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 643 Hình 1 cho thấy giống đậu tương ĐTDH.03 có diện tích đồ thị hình rađa lớn nhất do vậy có khả năng chịu hạn tốt nhất, 2 giống ĐTDH.02 và ĐTDH.04 có diện tích đồ thị hình rađa nhỏ hơn nên khả năng chịu hạn kém hơn và giống MTĐ 176 có diện tích đồ thị hình rađa nhỏ nhất nên có khả năng chịu hạn kém nhất (Vũ Thị Xuân Thùy, Nguyễn Lam Điền, 2008; Trần Thị Ánh Tuyết và nnk., 2016). Kết quả này phù hợp với kết quả đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn hạt nảy mầm đã được trình bày ở Phần 3.1. 3.3. Ảnh hưởng của hạn đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 4 giống đậu tương trồng trong chậu Số quả/cây và số hạt chắc/cây là thành phần cấu thành năng suất rất quan trọng và tương quan thuận với năng suất. Bảng 6. Số quả/cây và số hạt chắc/cây của 4 giống đậu tương nghiên cứu Số quả/cây Số hạt chắc/cây Giống ĐC TN % so ĐC ĐC TN % so ĐC ĐTDH.03 20,67a±0,07 17,68a±0,06 85,54 57,17a±0,87 48,63a±0,21 85,07 ĐTDH.02 20,33b±0,15 16,27b±0,15 80,02 54,76b±0,53 44,02b±0,34 80,38 ĐTDH.04 c c 19,07 ±0,53 14,85 ±0,03 77,89 c c 52,07 ±1,12 40,79 ±0,16 78,34 MTĐ 176 17,67d±0,57 10,18d±0,17 57,61 49,17d±0,52 31,81d±0,05 64,70 Mức ý nghĩa * * * * CV % 6,35 9,98 5,85 5,51 LSD 0,22 0,25 0,16 0,29 Ghi chú: * Sai khác giữa lô đối chứng và thí nghiệm ở mức P
- 644 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hạn cũng đã tác động mạnh đến số hạt chắc/chậu của 4 giống đậu tương, trong đó giống ĐTDH.03 giảm ít nhất (giảm 14,08%) và giống MTĐ 176 giảm nhiều nhất (giảm 33,95%). Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu, khối lượng 100 hạt của 3 giống ĐTDH.03, ĐTDH. 02 và ĐTDH.04 giảm không đáng kể so với công thức đối chứng (Bảng 7). Năng suất thực thu của 4 giống đậu tương trong điều kiện bình thường cao hơn nhiều so với thí nghiệm (Bảng 8), chứng tỏ thời gian và thời điểm xử lý hạn trong nghiên cứu đã ảnh hưởng lớn đến năng suất của 4 giống đậu tương. Bảng 8. Năng suất thực thu và mức suy giảm của các giống đậu tương nghiên cứu dưới tác động của hạn Năng suất thực thu (g/chậu) Năng suất thực thu (tạ/ha) Mức suy Giống Đối chứng Thí nghiệm Đối chứng Thí nghiệm giảm (%) ĐTDH.03 19,85a±0,11 15,97a±0,02 21,88a±0,11 17,61a±0,02 19,55 ĐTDH.02 b 19,11 ±0,05 b 14,05 ±0,25 b 21,06 ±0,05 15,48b±0,25 26,49 ĐTDH.04 17,31c±0,04 12,24c±0,03 19,08c±0,04 13,49c±0,02 29,32 MTĐ 176 d 15,98 ±0,02 d 10,25 ±0,02 d 17,61 ±0,05 d 11,29 ±0,03 35,90 Mức ý nghĩa * * CV% 8,78 16,86 LSD 0,12 0,04 Ghi chú: *Sai khác giữa lô đối chứng và thí nghiệm ở mức P
- PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 645 Nguyễn Phước Đằng, Phan Thị Thanh Thủy, Nguyễn Lộc Hiền, Nguyễn Thị Thu Đông, Trần Thanh Vũ và Thái Kim Tuyến (2010). “Chọn tạo giống đậu nành năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh, thích nghi trên địa bàn Đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Số 16a, tr. 223-233. Trần Đình Long (1999). Cây đậu tương, Nxb. Nông nghiệp. Nguyễn Văn Mã, Phan Hồng Quân (2000). “Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí, sinh hoá của cây đậu tương trong điều kiện gây hạn”, Tạp chí Sinh học, Số 4, tr. 47-52. Chu Hoàng Mậu, Hà Tiến Sỹ (2007). “Khả năng chịu hạn của một số giống đậu tương địa phương tỉnh Cao Bằng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 3 (43), tr. 13-19. Vũ Thị Xuân Thùy, Nguyễn Lam Điền (2008). “Nghiên cứu khả năng chịu hạn ở giai đoạn mạ của 5 giống lúa cạn Sơn La”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 2 (46), Tập 2. Trần Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Thúy Oanh, Nguyễn Văn Đức (2016). Đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương trong vụ Xuân Hè tại Thừa Thiên - Huế, Hội thảo Quốc gia về Khoa học cây trồng lần thứ 2, tr. 525-531. Volcova A. M (1984). Xác định tính chịu nóng và chịu hạn tương đối của các mẫu ngũ cốc bằng phương pháp gieo hạt trong dung dịch đường và sau xử lí nhiệt, Nxb. Leningrat (bản dịch tiếng Nga). Xiong L., Schumaker K. S., Zhu J. K. (2002). “Cell signaling during cold, drought, and salt stress". Plant Cell 14 (Suppl): pp. 165-183. EVALUATION OF THE ABILITY OF DROUGHT TOLERANCE OF NUMBER OF SOYBEAN VARIETIES CURRENTLY BEING TESTED IN BINH DINH PROVINCE Truong Thi Hue*, Ngo Kim Khue Abstract: In recent years, frequent drought has adversely affected growth, development, and productivity of crops including soybeans. Therefore, the selection of drought tolerant varieties of crops is necessary. This study aimed to assess drought tolerance of 3 varieties of soybean including DTDH.02, DTDH.03 and DTDH.04 which are currently being tested in Binh Dinh province, MTD 176 was used as a control. The experiment was arranged in 3 stages including germination, young plants and flowering and fruiting. Soybean plants were treated with drought by no watering and isolation from water, and then compared with plants which were grown in normal condition as control plants. The research results showed that DTDH.03 is quite drought tolerant, 2 varieties of soybean with medium drought tolerance are DTDH.02 and DTDH.04 and MTD 176 has low drought tolerance. Keywords: Glycine max, drought, soybean varieties, Binh Dinh. Quy Nhon University *Email: truongthihue@qnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khả năng chịu hạn của một số giống lúa cạn địa phương (Oryza sativa L.)
10 p | 94 | 8
-
Đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con của một số giống ngô tại Sơn La
6 p | 74 | 5
-
Đánh giá khả năng chịu hạn của bộ 102 giống lúa Indica địa phương Việt Nam
12 p | 40 | 3
-
Đánh giá khả năng chống chịu của một số nguồn gen lúa Việt Nam
8 p | 88 | 3
-
Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô và xác định trình tự Gen Cystatin ở giống ngô LVN885
6 p | 66 | 3
-
Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống hồ tiêu tại Tây Nguyên
7 p | 8 | 2
-
Đánh giá khả năng chịu hạn của các tổ hợp lai luân phiên từ 8 dòng ngô thuần ở giai đoạn cây con và trong thí nghiệm có điều khiển tưới
9 p | 5 | 2
-
Đánh giá khả năng chịu hạn của các giống lúa Japonica địa phương Việt Nam
9 p | 3 | 2
-
Đánh giá khả năng chịu hạn của một số dòng ngô thuần
8 p | 31 | 2
-
Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống lúa cạn trong điều kiện nhân tạo
6 p | 39 | 2
-
Đánh giá khả năng chịu hạn và một số chỉ tiêu hóa sinh của các dòng chuyển gen ZMDREB2A trong điều kiện hạn nhân tạo giai đoạn cây con
6 p | 9 | 2
-
Đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn nảy mầm của một số mẫu giống lúa cạn địa phương thu thập tại tỉnh Sơn La
5 p | 58 | 2
-
Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống ngô làm thức ăn gia súc tại tỉnh Ninh Thuận
11 p | 54 | 2
-
Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng chịu hạn của một số dòng ngô mang gen modiCspB
6 p | 67 | 2
-
Đánh giá khả năng chịu hạn và một số chỉ tiêu hóa sinh của các dòng ngô chuyển gen ZmDREB2A giai đoạn trước trỗ
0 p | 42 | 1
-
Đánh giá đa dạng di truyền và khả năng chịu hạn của một số giống lúa
7 p | 54 | 1
-
Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn trong điều kiện nhân tạo của một số dòng/giống lạc làm vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống
5 p | 101 | 1
-
Kết quả đánh giá khả năng chịu hạn một số nguồn gen lúa tại ngân hàng gen cây trồng quốc gia
4 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn