CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Câu 1. Thức ăn chăn nuôi được phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế được chia
làm mấy nhóm? Nêu tên nhóm cho 2dụ cụ thể tương ứng với mỗi nhóm
thức ăn
Thức ăn chăn nuôi được phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế được chia làm 8 nhóm
1. Thức ăn thô khô: cỏ khô, rơm lúa…
2. Thức ăn xanh: cỏ voi, cỏ stylo, rau muống, rau lang….
3. Thức ăn ủ chua: thân cây bắp ủ chua, rơm ủ ure, cỏ voi ủ chua…
4. Thức ăn giàu năng lượng: gạo, củ khoai lang, khoai mì
5. Thức ăn giàu protein: khô dầu đậu tương, bột cá, bột tôm…
6. Thức ăn bổ sung khoáng: bột xương, bột sò, vỏ hến, canxiphotphat…
7. Thức ăn bổ sung vitamin: bột rau xanh, dầu gan cá, premix vitamin….
8. Các loại thức ăn bổ sung khác: premix khoáng, probiotic, axit amin công
nghiệp, thuốc chống nấm mốc….
Câu 2. Trình bày đặc điểm sử dụng thức ăn xanh
Đặc điểm sử dụng thức ăn thô xanh cho gia súc gia cầm
- Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Thu hoạch quá
muộn hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn
lipit và protein giảm.
- Đề phòng một số chất sẵn trong thức ăn: sắn, cây cao lương, cỏ Xu đăng..
có độc tố HCN.
- Cỏ họ đậu chứa nhiều saponin ăn nhiều gây chướng hơi dạ cỏ
- Trong thức ăn xanh chứa nhiều NO3 dưới dạng KNO3 khoảng 1 - 1,5%. NO3 quá
cao sẽ làm cho con vật ngộ độc và chết.
Nên đảm bảo tỷ lệ thích hợp thức ăn xanh trong khẩu phần:
Lợn: 20 - 30%
Trâu bò (cao sản): 70 - 80%
Trâu bò (thông thường):100%
Gia cầm lớn: 5 - 10% (dạng tươi)
Gà thịt: 2% (dạng bột)
Gia cầm khác: 4 - 6% (dạng bột)(0.25đ)
Câu 3. Trình bày đặc điểm dinh dưỡng của rơm rạ. Nêu một số phương pháp
xử lý chế biến rơm rạ làm thức ăn cho gia súc mà em biết.
Đặc điểm dinh dưỡng của rơm rạ
- Rơm rạ sản phẩm phụ của cây ngũ cốc hay cây họ đậu: rơm lúa mì, lúa
mạch, thân cây ngô sau lấy bắp …
- Chứa nhiều xơ, chiếm 350-400 g/kg chất khô chủ yếu lignin, giá trị
dinh dưỡng thấp.
- Hàm lượng protein trong rơm rạ chiếm từ 2-5%
- Hàm lượng lignin tương đối cao, chiếm 60-70g/kg chất khô
- Nghèo khoáng vitamin: Ca, P, Na các nguyên tố khoáng vi lượng;
thiếu hụt các vitamin như vitamin A, và D3.
- Giá trị năng lượng thấp 1664 kcal/kg vật chất khô.
- Nâng cao tỷ lệ tiêu hóa chất xơ của rơm rạ bằng phương pháp kiềm hóa
Một số phương pháp xử lý chế biến rơm rạ làm thức ăn cho gia súc
- Xử lý rơm khô với urê và vôi
- Rơm ủ tươi với urê
Câu 4. Đặc điểm dinh dưỡng của khô dầu lạc (đậu phộng). Độc tố thường
xuất hiện trong khô dầu lạc tương khi điều kiện bảo quản kém. Nêu phương
pháp xử lý khi phát hiện độc tố.
Đặc điểm khô dầu lạc(đậu phộng)
- Khô dầu lạc nếu ép thủ công thì còn 10-12% dầu, ép bằng máy còn 4% dầu nếu
chiết suất còn 0,5% dầu.
- Trong khô dầu lạc 35 - 38% protein thô. Axit amin không cân đối, thiếu
lysine, cystine, methionine. Axit amin hạn chế thứ nhất của khô dầu lạc là lysine.
- Trong khô dầu lạc không vitamin B12, do vậy khi dùng protein khô dầu lạc
đối với lợn và gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12.
- Sử dụng mức tối đa là 25% tính theo khối lượng khẩu phần đối với heo.
* Lượng dầu ép còn trong khô dầu nhiều bị ôi. Khi trong điều kiện bảo quản kém
nấm móc dễ phát triển nhất là Aflatoxin
Phương pháp xử lý khi phát hiện độc tố:
- Phương pháp sinh học: thử nghiệm trên động vật mẫn cảm tây con hoặc vịt
con
- Phương pháp học: formaldehyt 2% xử nhiệt độ 100oC, thời gian 120
phút hoặc NH3 nồng độ 2% cho vào một túi nylon kín xử lý nhiệt 43oC
Câu 5. Thế nào thức ăn hỗn hợp. Vai trò của thức ăn hỗn hợp trong chăn
nuôi. Trình bày quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Thức ăn hỗn hợp:
-Là loại thức ăn đã chế biến sẵn, do một số loại thức ăn phối hợp với nhau mà tạo
thành.
- Có đủ tất cả các chất dinh dưỡng thỏa mãn được nhu cầu của con vật hoặc chỉ có
một số chất dinh dưỡng nhất định để bổ sung cho con vật.
- Được phối hợp theo công thức của nhà chế tạo,
- Là một sản phẩm hàng hoá và phải theo những quy định pháp luật của hàng hoá.
Vai trò của thức ăn hỗn hợp trong chăn nuôi
- Giúp cho con giống có đặc điểm di truyền tốt thể hiện được tính ưu việt về phẩm
chất giống mới.
- Tận dụng hết hiệu quả đầu tư trong chăn nuôi
- Sử dụng thức ăn hỗn hợp thuận tiện, giảm chi phí sản xuất đem lại hiệu quả kinh
tế cao trong chăn nuôi.
- Chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm s liên quan đến nhiều ngành, tạo
ra sự phân công lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người.
- Thức ăn hỗn hợp giá trị dinh dưỡng phù hợp với tuổi gia súc, phù hợp với
hướng sản xuất của gia súc, gia cầm thoả mãn các yêu cầu về quản kinh tế
chăn nuôi.
Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên:
Câu 6. Ưu và nhược điểm của thức ăn hỗn hợp dạng viên là gì? Trình bày quy
trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Ưu điểm thức ăn hỗn hợp dạng viên
- Giảm được lượng thức ăn rơi vãi, giảm được thời gian cho ăn, dễ cho ăn. Làm
tăng hiệu quả lợi dụng thức ăn, giảm tiêu hao năng lượng khi ăn.
- Giảm được không gian dự trữ, giảm dung tích máng ăn, dễ bao gói, dễ vận
chuyển. Vitamin tan trong dầu mỡ oxy hóa chậm hơn bảo quản lâu không hỏng
- Thức ăn khi cho gia súc ăn không bụi, tránh được những triệu chứng bụi mắt,
bệnh đường hô hấp.
- Tác động giới, áp suất, nhiệt trong quá trình ép viên đã phá vỡ kết cấu của
lignin và cellulose làm cho tỷ lệ tiêu hóa tinh bột, xơ tăng.
- Nhiệt độ, áp suất trong quá trình ép viên đã tiêu diệt phần lớn vi sinh vật, nấm
mốc và một số mầm bệnh.
- Thức ăn viên phù hợp với tập tính ăn của vịt, không bị dính mỏ như khi ăn thức
ăn bột, tránh hao phí thức ăn.
Nhược điểm
- Giá thành cao hơn do chi phí thêm cho quá trình ép viên.
- Nhiệt trong quá trình ép viên cũng làm phân hủy một số vitamin.
- Gà nuôi công nghiệp ăn thức ăn viên tỷ lệ gà mổ cắn nhau (Cannibalism) tăng lên
vì thế phải cắt mỏ.
Chú ý: Khi cho ăn thức ăn viên nên cung cấp đủ nước lượng nước tiêu thụ
khi cho ăn thức ăn viên cao hơn thức ăn bột.
Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên:
Câu 7. Nêu tác dụng của kháng sinh với mục đích dinh dưỡng những hạn
chế củasử dụng trong chăn nuôi. Kể 5 tên kháng sinh hoặc thuốc cấm lưu
hành ở Việt Nam hiện nay.
Tác dụng của kháng sinh với mục đích dinh dưỡng
- Kháng sinh tác dụng kích thích sinh trưởng, giúp gia súc gia cầm sinh trưởng
phát triển tăng năng suất sinh sản.
- Kháng sinh giúp cho con vật khỏe mạnh, hạn chế còi cọc, hạn chế bệnh tiêu chảy
và rối loạn tiêu hóa.
- Kháng sinh làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn do ức chế sự phát triển của vi
khuẩn có hại trong đường ruột, tăng sự tiêu hóa hấp thu dưỡng chất trong thức ăn.
- Kháng sinh bị ảnh hưởng bởi môi trường chăn nuôi và mục đích sử dụng.
Hạn chế của kháng sinh
- Khi kháng sinh thường xuyên trong thức ăn thể không sản sinh sức đề
kháng để chống lại vi trùng, do đó sức đề kháng của động vật giảm.
- Vi khuẩn gây bệnh tiếp xúc với kháng sinh liều thấp sẽ thích ứng, có một số biến
đổi, thay đổi cấu trúc ADN để chống lại kháng sinh
- Tồn dư kháng sinh trong sản phẩm động vật có hại cho sức khỏe của người.
- Dùng kháng sinh còn không tốt chỗ kháng sinh không những loại bỏ các vi
khuẩn có hại mà còn loại bỏ cả vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa.