intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu làm rõ thực trạng về quản lý, sử dụng tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) tại tỉnh Nghệ An. Từ đó, tìm ra nguyên nhân, làm cơ sở đề ra một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá thực trạng quản lý tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  1. 18. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ASSESSMENT OF THE CURRENT STATE OF PUBLIC ASSET MANAGEMENT AT PUBLIC SERVICE UNITS IN NGHE AN PROVINCE Phạm Thị Thúy Hằng* *Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh Tóm tắt Tài sản công (TSC) là nguồn lực vô cùng quan trọng của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Việc quản lý và sử dụng TSC có hiệu quả, góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu làm rõ thực trạng về quản lý, sử dụng TSC tại các đơn vị sự nghiệp công lập (SNCL) tại tỉnh Nghệ An. Từ đó, tìm ra nguyên nhân, làm cơ sở đề ra một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TSC tại các đơn vị sự nghiệp sau này. Từ khoá: tài sản công, đơn vị sự nghiệp công lập. Abstract Public assets are an extremely important resource for the country as a whole and for each locality in particular. Effective management and utilization of public assets greatly contribute to socio-economic development. This study clarifies the current state of management and utilization of public assets at public service units in Nghe an province, identifies the underlying causes, and provides a basis for proposing solutions to improve the effectiveness of public asset management at these units in the future. Keywords : public asset, public service units, nghe an province. JEL Classifications: H80, H83, H89. 1. Đặt vấn đề TSC là nền tảng, tạo ra cho đất nước một tiềm lực phát triển, giúp xây dựng kinh tế, thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. TSC được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đều thuộc sở hữu và quản lý của Nhà nước. TSC là cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp công và các hoạt động xã hội khác. Đơn 1
  2. vị SNCL không có quyền sở hữu TSC, mà chỉ có quyền quản lý và sử dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao. 2. Cơ sở lý luận Khái niệm TSC, tài sản thuộc sở hữu toàn dân là các khái niệm phức tạp, đây là những vấn đề cơ bản nhất được quy định tại Hiến pháp và các đạo luật chính ở mỗi nước. Ở mỗi nước nội hàm của TSC là khác nhau, được quyết định bởi quan hệ xã hội, quan hệ sở hữu và quan điểm quản lý ở mỗi nước [1]. Theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008: Tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị SNCL (ĐVSNCL), tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức và đơn vị), bao gồm trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất; quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức và đơn vị; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định [3]. Theo Điều 53 Hiến pháp năm 2013: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là TSC thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [4]. Theo giáo trình tổ chức và nhân sự hành chính nhà nước: Công sản gồm tất cả các tài sản (động sản và bất động sản) thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích của Nhà nước và lợi ích của toàn dân [5]. Các đơn vị SNCL là tổ chức nhà nước, thực hiện hoạt động công. Là một khía cạnh tiếp cận cụ thể trong chức năng và nhiệm vụ được nhà nước giao. Các tài sản của tổ chức quản lý thuộc vào tài sản của nhà nước được giao cho đơn vị sự nghiệp. Để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch, thực hiện trong hoạt động. Cũng như hoàn thành các nhiệm vụ, chức năng. Các tài sản này có thể được sử dụng với nhu cầu khác nhau như mua sắm, đầu tư,… Đảm bảo trong hiệu quả tìm kiếm các giá trị, lợi ích và tiềm năng cho quốc gia [2]. TSC tại đơn vị SNCL có thể được hình thành đan xen từ nguồn NSNN và huy động xã hội hóa; TSC tại các đơn vị SNCL đa dạng và phong phú về chủng loại; Giá trị của TSC tại cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện giảm dần trong quá trình sử dụng. Từ những quan điểm trên, theo quan điểm tác giả thì TSC tại ĐVSNCL bao gồm: Đất đai đất sử dụng làm trụ sở làm việc, đất xây dựng cơ sở hoạt động sự nghiệp công); nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất đai nhà làm việc, nhà kho; nhà, công trình đảm bảo cho các hoạt động sự nghiệp...); các tài sản khác gắn liền với đất đai; các phương 2
  3. tiện giao thông vận tải (ô tô, xe máy, tàu, thuyền...); các máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác. Những tài sản trên đây là cơ sở vật chất cần thiết để tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước, các hoạt động sự nghiệp công và các hoạt động xã hội khác. Cơ quan nhà nước, ĐVSNCL không có quyền sở hữu TSC mà chỉ có quyền quản lý, sử dụng các tài sản này để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các cơ quan trên không được sử dụng vào mục đích cá nhân, kinh doanh và mục đích khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác mà phải sử dụng tài sản phải đúng mục đích, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định. 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TSC TẠI CÁC ĐƠN VỊ SNCL TRÊN ĐỊA BÀN NGHỆ AN 3.1. Hiện trạng TSC tại các đơn vị SNCL tỉnh Nghệ An Tỉnh Nghệ An có 1.693 đơn vị SNCL, trong đó cấp tỉnh là 134 đơn vị và cấp huyện là 1559 đơn vị. Hàng năm, UBND tiến hành triển khai đến cơ quan tiến hành công tác kê khai, đăng ký tài sản nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh, qua đó nắm được tổng quan về số lượng, chất lượng, giá trị và cơ cấu phân bổ sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. TSC trên địa bàn tỉnh Nghệ An được giao trực tiếp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng TSC và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Bảng 1: Tổng hợp tài sản nhà nước đến 31/12/2023 Đơn vị tính: Triệu đồng Tên Mã Số lượng TS Nguyên giá Đất 1 952 13.950.443,41 Nhà 2 2211 10.212.480,13 Xe ôtô 3 318 155.840,74 TS khác trên 500 triệu đồng 4 69 4.222.904,62 Tổng cộng 28.541.668,89 (Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Nghệ An) 3.2. Thực trạng quản lý TSC các đơn vị SNCL tỉnh Nghệ An Quản lý quá trình hình thành TSC 3
  4. - Phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư, mua sắm TSC Tỉnh Nghệ An đã ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý và sử dụng TSC, từ hoàn thành tài sản, quản lý và sử dụng tài sản, đến thanh lý, nhượng bán và thu hồi TSC theo đúng Luật Quản lý, sử dụng TSC (Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND, ngày 21/06/2019 của HĐND tỉnh Nghệ An, quy định thẩm quyền quyết định đầu tư và mua sắm TSC). Hình 1: Đánh giá mức độ phân cấp thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục xử lý TSC (Nguồn: khảo sát của tác giả) - Quy trình đầu tư, mua sắm TSC Đơn vị SNCL khi đi vào hoạt động sẽ được cấp trụ sở làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc làm việc,… theo quy định của Nhà nước. Hình 2: Mức độ đồng bộ và thống nhất của các văn bản chi phối việc mua sắm TSC (Nguồn: khảo sát của tác giả) Kết quả tổng hợp các ý kiến khảo sát cho thấy, 36% đánh giá là tương đối thống 4
  5. nhất và đồng bộ; 58% đánh giá là thống nhất và đồng bộ; 6% các ý kiến cho là không thống nhất và đồng bộ. Việc đánh giá có những khác nhau như trên, tập trung vào quá trình áp dụng hệ thống văn bản vào thực tế và việc ban hành các văn bản của tỉnh còn chậm và làm giảm tính đồng bộ. - Quản lý quá trình quản lý, sử dụng TSC Công tác quản lý, sử dụng TSC của đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An được thực hiện bởi các quy định của Nhà nước và các Nghị quyết của HĐND và UBND tỉnh. Tất cả các đơn vị đã thực hiện công tác kê khai, đăng ký tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh, để tổng hợp tổng quan về số lượng, chất lượng, giá trị và cơ cấu phân bổ sử dụng TSC trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tỉnh đã có những văn bản hướng dẫn về nội dung quản lý, sử dụng tài sản như Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 của HĐND tỉnh Nghệ An Quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định trong quản lý, sử dụng TSC tại các cơ quan và tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An, quy rõ về định mức, kinh phí sử dụng TSC như kinh phí nhà ở công vụ, khoán kinh phí sử dụng tài sản phục vụ công tác, hay là việc bảo dưỡng, sửa chữa TSC. TSC phục vụ công tác phải được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo tiêu chuẩn kỹ thuật do các bộ quản lý chuyên ngành ban hành để đảm bảo tài sản đó luôn hoạt động tốt. Hình 3: Mức độ chấp hành chế độ đăng ký và báo cáo tài sản (Nguồn: khảo sát của tác giả) Trên thực tế chế độ đăng ký vào báo cáo tài sản của các đơn vị chưa hoàn toàn chuẩn chỉnh, qua khảo sát có 56,52% cho rằng các đơn vị chấp hành đăng ký và báo cáo 5
  6. đầy đủ; 36,23% ý kiến cho rằng các đơn vị cơ bản chấp hành báo cáo và đăng ký TSC và 7,24% ý kiến đánh giá các đơn vị chưa chấp hành nghiêm chỉnh việc đăng ký và báo cáo TSC đúng theo yêu cầu. TSC trên địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An được theo dõi theo chi tiết đến các bậc, trong đó bậc 1 bao gồm: đất, nhà, ô tô, tài sản khác trên 500 triệu đồng. Quản lý quá trình kết thúc sử dụng TSC Các TSC được giao cho các đơn vị quản lý, sử dụng (trừ tài sản là đất hay những công trình có tính chất tài sản lâu bền) đều được Nhà nước quy định về thời hạn sử dụng. Theo Luật Quản lý, sử dụng TSC và Nghị định 151/2017/NĐ - CP khi kết thúc thời hạn sử dụng quy định, TSC sẽ được tiến hành thanh lý, tiêu hủy, thu hồi, điều chuyển, bán….và được thay thế bằng TSC khác. Căn cứ theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 02/2019/NQ-HĐND ngày 21/06/2019 của HĐND tỉnh Nghệ An ban hành phân cấp rõ thẩm quyền quyết định thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý và tiêu hủy TSC. Đối với tài sản là đất và trụ sở: giai đoạn 2021 - 2023, tổng giá trị tài sản đất và trụ giảm do bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất là 426.395 triệu đồng. Bảng 2: Thực trạng thanh lý TSC tại đơn vị SNCL giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị tính: triệu đồng 2021 2022 2023 Tài sản Số Số tiền thu Số Số tiền thu Số Số tiền thu lượng được từ lượng được từ lượng được từ tài sản bán/thanh lý tài sản bán/thanh lý tài sản bán/thanh lý 1. Nhà 22 65.750 29 124.850 34 406.466 2. Vật kiến trúc 1 1.000 3 6.500 4 10.000 3. Xe ôtô 16 484.650 1 55.550 - - 4. Máy móc, thiết bị 109 5.085 253 46.070 251 238.879 5. TSCĐ hữu hình 2 7 khác 8.500 7.700 10 3.606 6. TSCĐ vô hình 3 - 293 240.670 1 - Tổng cộng 153 564.985 586 481.340 300 658.952 (Nguồn: Sở Tài chính tỉnh Nghệ An) 6
  7. 4. Hạn chế và nguyên nhân 4.1. Hạn chế Hệ thống tiêu chuẩn, định mức quản lý, sử dụng TSC áp dụng cho đơn vị SNCL là chưa phù hợp Hoạt động của đơn vị SNCL khác với cơ quan nhà nước. Ngoài các hoạt động thực hiện theo nhiệm vụ do Nhà nước giao, đơn vị SNCL còn thực hiện các hoạt động cung cấp các dịch vụ theo chức năng nhiệm vụ và nhu cầu của xã hội. Vì vậy, các đơn vị SNCL vẫn cần thêm cơ sở dữ liệu để làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng làm căn cứ lập dự toán ngân sách; giao, đầu tư, mua sắm, thuê, khoán kinh phí sử dụng thiết bị; quản lý, sử dụng thiết bị. * Xây dựng quy chế liên quan đến quản lý TSC để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản tại các đơn vị SNCL của tỉnh còn thiếu Một số đơn vị chưa xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng tại sản công tại đơn vị; Có đơn vị đã xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng TSC tại đơn vị. Tuy nhiên, một số đơn vị xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng TSC còn sơ sài, chưa đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính, hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý và sử dụng TSC. Hình 4: Xây dựng quy chế liên quan đến quản lý TSC để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản Cơ chế phân cấp về quản lý, xử lý tài sản còn phân tán, hiệu quả quản lý, sử dụng TSC còn thấp Quy trình đầu tư và mua sắm, xử lý TSC bị phân tán do nhiều cơ quan, đơn vị cùng làm, tính chuyên nghiệp thấp, nặng về hành chính, bao cấp; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao; khả năng điều tiết và vai trò của cơ quan quản lý TSC hạn chế nên còn tình 7
  8. trạng nơi thừa nơi thiếu, sử dụng tài sản sai công năng, sai mục đích gây lãng phí; chưa tách bạch giữa nhiệm vụ quản lý về TSC và cung cấp dịch vụ công trong quản lý và sử dụng TSC. Hình 5: Cơ chế phân cấp về quản lý, xử lý tài sản (Nguồn: Khảo sát của tác giả) * Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc còn xa hoa, lãng phí, việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc chưa hiệu qua, sai mục đích Về đầu tư xây dựng trụ sở làm việc tại Luật Quản lý, sử dụng TSC chủ yếu sử dụng phương pháp dẫn chiếu sang các luật có liên quan (Luật Đầu tư, Luật Xây dựng). Một số mô hình, cách làm mới nhưng chưa được “luật hóa” nên quá trình triển khai thực hiện còn có những khó khăn như: xây dựng, vận hành khu hành chính tập trung. Thực tế việc sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước còn lãng phí, chưa hiệu quả; vẫn có hiện tượng để trống, bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn, liên doanh, liên kết không đúng quy định. Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, các cơ sở sản xuất nằm ở những vị trị đắc địa nhưng không khai thác nguồn lực từ đất đai; đồng thời gây ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. * Việc triển khai mua sắm TSC theo phương thức tập trung còn chậm, chưa phát huy hiệu quả của phương thức mua sắm này Mô hình tổ chức mua sắm tập trung chủ yếu theo chế độ kiêm nhiệm nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện do chưa bố trí đủ nhân lực; Thời gian thực hiện mua sắm tập trung kéo dài, Thời gian tổ chức mua sắm tập trung kéo dài, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của đơn vị, nhất là trong các trường hợp phát sinh đột xuất, cấp bách để do phải thực hiện qua nhiều khâu, nhiều bước 8
  9. Hình 6: Tốc độ triển khai mua sắm TSC theo phương thức tập trung (Nguồn: Khảo sát của tác giả) Chưa khai thác hiệu quả nguồn TSC tại đơn vị SNCL Thực tế cho thấy rất nhiều đơn vị công lập tự chủ tài chính đã sử dụng tài sản để cho thuê, liên doanh, liên kết tuy nhiên trong quá trình cho thuê, liên doanh, liên kết đang còn sai mục đích; dẫn đến có nhiều sai phạm trong việc quản lý, sử dụng TSC. Một số đơn vị SNCL, đặc biệt là các bệnh viện, trường học chạy theo mô hình hợp tác để tăng thu nhập và làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị của Nhà nước và chất lượng dịch vụ. 4.2. Nguyên nhân TSC tại ĐVSN công lập có rất nhiều loại, được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, hình thức sử dụng đa dạng, hệ thống pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu quản lý TSC tại ĐVSN công lập được mua sắm, đầu tư xây dựng mới, được tiếp quản sau đó xác lập sở hữu nhà nước nên chế độ sử dụng khác nhau; phân b không đều giữa các ngành; hình thức sử dụng đa dạng ví dụ như: nhà biệt thự tiếp quản, nhà ở, nhà kho... cũng được bố trí làm tài sản làm việc). Vì vậy, các chính sách, chế độ quản lý TSC trong chưa bao quát, chưa điều chỉnh hết tình hình thực tế phức tạp trong việc quản lý TSC tại ĐVSN công lập hiện nay Bộ máy tổ chức và năng lực của các bộ quản lý và cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý TSC tại các đơn vị SNCL chưa đáp ứng yêu cầu quản lý Bộ máy tổ chức và biên chế tại các cơ quan, đơn vị, các huyện thành phố hầu hết vẫn chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi tình hình quản lý, sử dụng TSC. Bộ phận cán bộ quản lý, sử dụng tài sản vẫn thiếu chuyên nghiệp, ít được đào tạo, bồi dưỡng do vậy thiếu kinh nghiệm quản lý trong việc quản lý, sử dụng TSC. Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước trong quản lý TSC. Do chịu tác động của nhiều chủ thể quản lý khác nhau nên quản lý TSC rất đa dạng, phức 9
  10. tạp. Trong quá trình quản lý TSC có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước để tránh tình trạng có những đơn vị thiếu TSC trong quá trình hoạt động, có những đơn vị lại dư thừa gây lãng phí. Sự phối hợp giữa các đơn vị sẽ giúp cho việc điều phối TSC trở nên dễ dàng, giúp cho việc quản lý tài sản đạt được hiệu quả. Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ quản lý TSC chưa đồng bộ, đang còn bị chồng chéo. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở đây bao gồm các thiết bị công nghệ, máy móc để lưu lại thông tin quá trình quản lý. Nếu cán bộ quản lý được tiếp xúc với cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị quản lý hiện đại thì công tác quản lý TSC sẽ trở nên dễ dàng hơn, đảm bảo được sự minh bạch rõ ràng. Nhận thức và trách nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý, công chức tại các đơn vị SNCL về quản lý, sử dụng TSC trên địa bàn tỉnh chưa cao. Chính quyền các cấp chưa nhận thức đầy đủ về chức năng quản lý, sử dụng TSC, nhận thức còn hạn chế về mặt tư duy bao cấp, nhận thức về việc quản lý TSC tại ĐVSN công lập còn đơn giản, thiếu trách nhiệm vì vậy cơ chế quản lý chưa có những bước đột phá phù hợp với cơ chế thị trường và cơ chế quản lý nhà nước bằng pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc chỉ đạo điều hành, đặc biệt là công tác phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương trong quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách. Công tác học tập, phổ biến tuyên truyền cơ chế quản lý, sử dụng TSC tại các đơn vị SNCL chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác giáo dục tuyên truyền nâng cao ý thức trong quản lý sử dụng TSC tại các đơn vị chưa được thật sự coi trọng, vẫn còn tình trạng sử dụng lãng phí TSC trong quá trình quản lý, sử dụng tại một số đơn vị. Công tác kiểm tra, thanh tra chưa được quan tâm đúng mức và chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trình độ năng lực của các cán bộ kiểm tra, thanh tra ở một số đơn vị còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm mà ít có sự cập nhật kiến thức mới để cải tiến quy trình, phương pháp kiểm tra, thanh tra TSC. 5. Kết luận TSC tại các đơn vị SNCL tỉnh Nghệ An, hiện nay chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá trị tài sản các đơn vị. Việc quản lý, sử dụng, khai thác hiệu quả TSC có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế đất nước và thế giới có nhiều biến động với nhiều khó khăn thách thức. Với mục tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng 10
  11. TSC tại các đơn vị SNCL tỉnh Nghệ An nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý TSC các đơn vị. Từ đó, xác định nguyên nhân làm cơ sở cho thực hiện giải pháp hoàn thiện quản lý TSC sau này. Tài liệu tham khảo Nguyễn Thị Bất và Nguyễn Văn A. (2009). Quản lý công sản, Hà Nội. Olga K. and James M. (2006). Managing Goverment Property Assets, The Urban Institute Press,Washington DC. Quốc hội. (2008). Luật Sử dụng, quản lý tài sản nhà nước. Quốc hội. (2013). Hiến pháp Võ Kim Sơn và công sự. (2007). Giáo trình Tổ chức nhân sự hành chính nhà nước. NXB khoa học và kỹ thuật. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2