intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Danh mục loài lưỡng cư, bò sát có giá trị bảo tồn và đang bị khai thác vùng biên giới Việt - Lào, phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này thống kê các loài LCBS quý hiếm có giá trị bảo tồn và các loài đang bị khai thác ở khu vực rừng biên giới Việt - Lào thuộc ba tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Sơn La dựa trên kết quả nghiên cứu 16 chuyến khảo sát thực địa trong giai đoạn 2015 - 2020 và tổng hợp từ các tài liệu đã công bố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Danh mục loài lưỡng cư, bò sát có giá trị bảo tồn và đang bị khai thác vùng biên giới Việt - Lào, phía Bắc Việt Nam

  1. Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam DANH MỤC LOÀI LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN VÀ ĐANG BỊ KHAI THÁC VÙNG BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO, PHÍA BẮC VIỆT NAM Phạm Văn Anh1*, Sùng Bả Nênh1, Phạm Thế Cường2, Nguyễn Quảng Trường2 1 Trường Đại học Tây Bắc 2 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam * Email: phamanh@utb.edu.vn Tóm tắt: Dựa trên kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 2015 - 2020 tại khu vực biên giới Việt - Lào thuộc ba tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An, chúng tôi đã ghi nhận 63 loài lưỡng cư, bò sát có giá trị bảo tồn, bao gồm 32 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 5 loài tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 25 loài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính Phủ; 22 loài có tên trong các Phụ lục của CITES (2019) và 39 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2020). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng ghi nhận 43 loài đang bị người dân khai thác sử dụng làm thực phẩm và buôn bán, trong đó có 21 các loài quý hiếm. Từ khóa: Bò sát, Lưỡng cư, loài bị đe dọa, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An. 1. GIỚI THIỆU Khu vực biên giới Việt - Lào thuộc địa phận ba tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An có địa hình núi cao bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, hệ thống sông suối phong phú, khu vực này đã có nhiều Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) và Vườn Quốc gia (VQG) được thành lập như KBTTN Sốp Cộp và Xuân Nha, tỉnh Sơn La; KBTTN Pù Hu và Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa; VQG Pù Mát và KBTTN Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. Ở tỉnh Sơn La, Nguyen et al. (2009) ghi nhận 100 loài LCBS; Nguyễn Văn Sáng và nnk. (2010) ghi nhận tại KBTTN Xuân Nha có 78 loài lưỡng cư, bò sát (LCBS); Phạm et al. (2014) ghi nhận vùng phân bố mới của 7 loài rắn ở Sơn La; Phạm et al. (2019) ghi nhận 6 loài lưỡng cư (LC) thuộc họ Megophryidae ở tỉnh Sơn La. Ở tỉnh Thanh Hóa, Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận 94 loài LCBS; Nguyễn Kim Tiến và nnk. (2011) đã ghi nhận KBTTN Pù Hu có 78 loài LCBS; Phạm Thế Cường và nnk. (2012) đã thống kê được 70 loài LCBS tại KBTTN Xuân Liên; Nguyen et al. (2016) ghi nhận 38 loài rắn ở KBTTN Xuân Liên; Đậu Quang Vinh và nnk. (2019), ghi nhận vùng phân bố mới của 6 loài rắn và nâng tổng số loài rắn hiện biết tại KBTTN Pù Luông lên 23 loài. Ở tỉnh Nghệ An, Nguyen et al. (2009) ghi nhận 121 loài LCBS; Đậu Quang Vinh (2014) đã thống kê được 107 loài LCBS ở KBTTN Pù Hoạt; Nguyễn Xuân Khoa và nnk. (2016) ghi nhận 56 loài LC có giá trị bảo tồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Bài báo này thống kê các loài LCBS quý hiếm có giá trị bảo tồn và các loài đang bị khai thác ở khu vực rừng biên giới Việt - Lào thuộc ba tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Sơn La dựa trên kết quả nghiên cứu 16 chuyến khảo sát thực địa trong giai đoạn 2015 - 2020 và tổng hợp từ các tài liệu đã công bố. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 chuyến khảo sát thực địa đã được tiến hành trong các năm 2015 - 2020 tại các khu vực rừng dọc biên giới Việt - Lào thuộc ba tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An (Hình 1) bởi các nhà khoa học của Trường Đại học Tây Bắc và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Mẫu vật đại diện cho các loài được thu thập bằng tay và đựng trong các túi vải. Sau khi chụp ảnh, mẫu vật các loài quý hiếm được thả lại tự nhiên, một số mẫu của các loài đang bị khai thác mạnh khó định loại được giữ lại làm tiêu bản nghiên cứu. Mẫu vật được gây mê, đeo nhãn và định hình trong cồn 85 % trong vòng 5 - 8 tiếng, sau đó chuyển sang ngâm bảo quản trong cồn 70 % (Simmon, 2002). Mẫu vật được lưu giữ tại Bảo tàng Sinh vật, Khoa Khoa học tự nhiên - Công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc (TBU), tỉnh Sơn La và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR), Hà Nội. Định loại mẫu vật: Định loại tên khoa học các loài lưỡng cư, bò sát theo các tài liệu của Bourret (1942), Smith (1935, 1943), Taylor (1962, 1963), Inger & Darevsky (1999) và các tài liệu mới công bố gần đây. Tên khoa học và phổ thông của loài theo Nguyen et al. (2009), Frost (2020), Uetz et al.(2020). Trong nghiên cứu này, các loài có giá trị bảo tồn là loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, Phần Động vật (2007); Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 và Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính
  2. Danh mục loài lưỡng cư, bò sát có giá trị bảo tồn và đang bị khai thác 63 vùng biên giới Việt - Lào, phía bắc Việt Nam phủ; Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam; Danh lục Đỏ IUCN (2020). Ghi nhận các loài đang bị khai thác thông qua quan sát trực tiếp trong quá trình khảo sát thực địa, phỏng vấn nhanh người dân địa phương về mục đích sử dụng như làm thực phẩm hoặc buôn bán. Hình 1. Các địa điểm nghiên cứu lưỡng cư và bò sát 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Dựa vào kết quả nghiên cứu tại thực địa, phân tích mẫu vật trong phòng thí nghiệm và kế thừa một số tài liệu đã công bố, chúng tôi ghi nhận được danh sách gồm 83 loài LCBS (44 loài LC và 39 loài BS) có giá trị bảo tồn và đang bị khai thác sử dụng. Bảng 1. Các loài LCBS có giá trị bảo tồn và đang bị khai thác, sử dụng ở khu vực biên giới Việt – Lào thuộc ba tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An TT Tên khoa học Tên phổ thông TL A B C D E F AMPHIBIA LINAEUS, 1758 LỚP LƯỠNG CƯ 1 Ichthyophis bannanicus Yang, 1984 Ếch giun [10] VU T, N Bombina microdeladigitora Liu, Hu & 2 Cóc tía [6] CR N Yang, 1960 Duttaphrynus melanostictus (Schneider, S, T, 3 Cóc nhà 1799)* N 4 Ingerophrynus galeatus (Günther, 1864) Cóc rừng [2,6] VU T, N 5 Bufo pageoti Bouret, 1937 Cóc pagiô [6] EN NT N Leptobrachella pluvialis (Ohler, Marquis, 6 Cóc mày mưa [14] EN T Swan & Grosjean, 2000) Megophrys gigantica Liu, Hu & Yang, Cóc mày 7 VU S 1960 gi-gan-ti-ca S, T, 8 Megophrys major Boulenger, 1908* Cóc mắt bên N
  3. 64 Phạm Văn Anh, Sùng Bả Nênh, Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường Megophrys palpebralespinosa Bourret, 9 Cóc mày gai mí CR S, N 1937 S, T, 10 Kaloula pulchra Gray, 1831* Ễnh ương thường N 11 Microhyla annamensis Smith, 1923 Nhái bầu an nam [10,6] VU T, N S, T, 12 Microhyla pulchra (Hallowell, 1861)* Nhái bầu vân N Fejervarya limnocharis (Gravenhost, S, T, 13 Ngóe 1829)* N Hoplobatrachus rugulosus (Wiegmann, S, T, 14 Ếch đồng 1834*) N Limnonectes bannaensis Ye, Fei & Jiang, 15 Ếch nhẽo ban-na S, T 2007* 16 Nanorana aenea (Smith, 1922)* Ếch đồi chang S, N 17 Nanorana yunnanensis (Anderson, 1879)* Ếch gai vân nam EN N 18 Quasipaa boulengeri (Günther, 1889) Ếch gai boulenge [6,10] EN S, N [14, S, T, 19 Quasipaa delacouri (Angel, 1928) Ếch vạch EN 10, 6] N 20 Quasipaa spinosa (David, 1875) Ếch gai [6,10] EN VU N S, T, 21 Quasipaa verrucospinosa (Bourret, 1937)* Ếch gai sần NT N Amolops vitreus (Bain, Stuart & Orlov, Ếch bám đá thủy 22 VU S 2006) tinh 23 Nidirana chapaensis (Bourret, 1937)* Chàng sa pa S, T S, T, 24 Odorrana andersonii (Boulenger, 1882)* Chàng an đec sơn VU N S, T, 25 Odorrana chloronota (Günther, 1876)* Ếch xanh N 26 Odorrana chapaensis (Bourret, 1937)* Ếch bám đá sa pa NT S, N 27 Odorrana graminea (Boulenger, 1900)* Ếch g-ra-mi-nê S, N Odorrana jingdongensis Fei, Ye & Li, 28 Ếch jing-dong VU S 2001* S, T, 29 Odorrana nasica (Boulenger, 1903)* Ếch mõm dài N Odorrana tiannanensis (Yang & Li, S, T, 30 Ếch ti-an-nan 1980)* N 31 Sylvirana cubitalis (Smith, 1917)* Ếch thái lan S, N S, T, 32 Sylvirana guentheri (Boulenger, 1882)* Chẫu chuộc N
  4. Danh mục loài lưỡng cư, bò sát có giá trị bảo tồn và đang bị khai thác 65 vùng biên giới Việt - Lào, phía bắc Việt Nam S, T, 33 Sylvirana maosonensis (Bourret, 1937)* Chàng mẫu sơn N Gracixalus quangi Rowley, Dau, Nguyen, S, T, 34 Ếch cây quang VU Cao & Nguyen, 2011 N Polypedates megacephalus Hallowell, 35 Ếch cây đầu to S, T 1861 Chẫu chàng S, T, 36 Polypedates mutus (Smith, 1940) mi-an-ma N 37 Raorchestes gryllus (Smith, 1924) Nhái cây dế [10] VU T S, T, 38 Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006* Ếch cây ki-ô EN N Ếch cây sần hai 39 Theloderma bicolor (Bourret, 1937) EN S màu 40 Theloderma corticale (Boulenger, 1903) Ếch cây sần bắc bộ EN S 41 Zhangixalus feae (Boulenger, 1893)* Ếch cây phê EN S, N Tylototriton anguliceps Le, Nguyen, 42 Nishikawa, Nguyen, Pham, Matsui, Cá cóc gờ sọ mảnh IIB II S Bernardes & Nguyen, 2015 Tylototriton notialis Stuart, Phimmachak, 43 Cá cóc sần IIB II VU N Sivongxay & Robichaud, 2010 Tylototriton pasmansi Bernardes, Le, 44 Nguyen, Pham, Pham, Nguyen, and Cá cóc sần IIB II S, T Ziegler, 2020 REPTILIA LAURENTI, 1768 LỚP BÒ SÁT S, T, 45 Physignathus cocincinusCuvier, 1829* Rồng đất VU VU N S, T, 46 Gekko reevesii (Gray, 1831)* Tắc kè N Cyrtodactylus bichnganae Tri & Grismer, Thạch sùng ngón 47 VU S 2010 bích ngân Thằn lằn bóng đuôi S, T, 48 Eutropis longicaudatus (Hallowell, 1856)* dài N Sphenomorphus tritaeniatus (Bourret, Thằn lằn phê nô ba 49 [23] NT T 1937) vạch S, T, 50 Varanus salvator (Laurenti, 1786)* Kỳ đà hoa EN IIB II N S, T, 51 Python molurus (Linnaeus, 1758)* Trăn đất CR IIB I VU N S, T, 52 Xenopeltis unicolor Reinwardt, 1827* Rắn mống N
  5. 66 Phạm Văn Anh, Sùng Bả Nênh, Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường S, T, 53 Coelognathus radiatus (Boie, 1827)* Rắn sọc dưa EN N Rắn sọc đuôi S, T, 54 Elaphe moellendorffi (Boettger, 1886)* VU VU khoanh N 55 Euprepiophis mandarinus (Cantor, 1842) Rắn sọc quan VU S 56 Gonyosoma prasinum (Blyth, 1854) Rắn sọc xanh [12] VU S, N Oreocryptophis porphyraceus (Cantor, 57 Rắn sọc đốm đỏ VU S 1839) S, T, 58 Ptyas korros (Schlegel, 1837)* Rắn ráo thường EN N S, T, 59 Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758)* Rắn ráo Trâu EN IIB II N S, T, 60 Ptyas mucosa (Linnaeus, 1758) Rắn ráo trâu [2,10] N S, T, 61 Bungarus fasciatus (Schneider, 1801)* Rắn cạp nong EN N S, T, 62 Naja atra Cantor, 1842* Rắn hổ mang EN IIB II VU N S, T, 63 Ophiophagus hannah (Cantor, 1836) Rắn hổ chúa [10] CR II IB II VU N 64 Protobothrops cornutus (Smith, 1930) Rắn lục sừng [19] NT N S, T, 65 Platysternon megacephalum Gray, 1831* Rùa đầu to EN II IB I EN N 66 Cuora bourreti Obst & Reimann, 1994 Rùa hộp bua rê [10] II IB I CR N Cuora cyclornata (Blanck, Mccord & Le 67 Rùa hộp ba vạch [10] II IIB II T, N Minh, 2006) S,T, 68 Cuora galbinifrons Bourret, 1939* Rùa hộp trán vàng EN II IIB II CR N S, T, 69 Coura mouhotii (Gray, 1862)* Rùa sa nhân IIB II N 70 Cyclemys oldhami Gray, 1863 Rùa đất âu ham [2] IIB II T 71 Cyclemys dentata Gray, 1831 Rùa dứa [19] IIB II NT N S, T, 72 Geoemyda spengleri (Gmelin, 1789) Rùa đất spengle [2,10] IIB EN N 73 Mauremys nigricans (Gray, 1834) Rùa đầm cổ đỏ [10] IIB II EN N 74 Mauremys mutica (Cantor, 1842) Rùa câm [10] IIB II EN S,N S, T, 75 Mauremys sinensis (Gray, 1834) Rùa cổ sọc [10] EN N Sacalia quadriocellata (Siebenrock, S, T, 76 Rùa bốn mắt IIB II EN 1903)* N
  6. Danh mục loài lưỡng cư, bò sát có giá trị bảo tồn và đang bị khai thác 67 vùng biên giới Việt - Lào, phía bắc Việt Nam Malayemys subtrijuga (Schlegel & Müller, 77 Rùa ba gờ [23] VU IIB VU T 1845) 78 Heosemys grandis (Gray, 1860) Rùa đất lớn [2] VU IIB VU T S, T, 79 Manouria impressa (Günther, 1882)* Rùa núi viền VU IIB II VU N S, T, 80 Indotestudo elongata (Blyth, 1854) Rùa núi vàng [10] EN IIB II CR N S, T, 81 Palea steindachneri (Siebenrock, 1906) Ba ba gai VU IIB II EN N 82 Pelochelys cantorii Gray, 1864 Giải khổng lồ [10] EN IB II EN N [23, 83 Pelodiscus sinensis (Wiegmann, 1835) Ba ba trơn VU T, N 19] Tổng 32 5 25 22 39 Ghi chú: * = Loài đang bị khai thác, sử dụng làm thực phẩm hoặc buôn bán; TL = Nguồn tư liệu; A = Sách Đỏ Việt Nam (2007): E = Danh lục Đỏ IUCN (2020): EN (nguy cấp); VU (sẽ nguy cấp); NT (Sắp bị đe dọa); CR (Rất nguy cấp); B = Nghị định số 64/2019/Nghị định Chính phủ. Phụ lục II = Động vật; C = Nghị định số 06/2019/NĐ-CP: Nhóm IB (các loài động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại); Nhóm IIB (Các loài động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ hạn chế hai thác sử dụng vì mục đích thương mại); D = CITES (2019): Phụ lục I, II, III; Địa điểm ghi nhận: S = Sơn La; T = Thanh Hóa; C = Nghệ An. 3.1. Các loài lưỡng cư, bò sát có giá trị bảo tồn Trong số các loài LCBS thống kê trên có 62 loài có giá trị bảo tồn tại khu vực rừng biên giới Việt - Lào thuộc ba tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An gồm: 26 loài LC và 36 loài BS (Bảng 1). Trong đó, có 32 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): 4 loài ở bậc CR, 16 loài ở bậc EN và 12 loài ở bậc VU; 5 loài có tên trong Phụ lục I của Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 25 loài có tên trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Nhóm IB có 4 loài, Nhóm IIB có 21 loài; 22 loài có tên trong các Phụ lục của CITES (2019) (3 loài có tên trong Phụ lục I; 19 loài có tên trong Phục lục II); 39 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2020) gồm 3 loài ở bậc CR, 12 loài ở bậc EN, 18 loài ở bậc VU và 6 ở loài bậc NT (Bảng 1). Về phân bố các loài quý hiếm theo các điểm nghiên cứu: Ở Nghệ An ghi nhận số loài nhiều nhất với 45 loài; ở Thanh Hóa ghi nhận 39 loài và thấp nhất Sơn La ghi nhận 37 loài (chiếm 58,7 %). Nghệ An có số lượng loài quý hiếm nhiều hơn là do có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, đồng thời các VQG và KBTTN dọc khu vực biên giới Việt - Lào thuộc tỉnh Nghệ An cũng có diện tích lớn như VQG Pù Mát (94.804 ha), chất lượng sinh cảnh tốt là môi trường sống lý tưởng cho các loài LCBS; mặt khác số lượng các nghiên cứu về LCBS ở tỉnh này cũng nhiều hơn so với hai tỉnh còn lại. 3.2. Các loài lưỡng cư, bò sát đang bị khai thác, sử dụng Qua quá trình nghiên cứu và điều tra thông tin về tình hình khai thác LCBS tại các khu vực rừng dọc biên giới Việt - Lào thuộc ba tỉnh Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An, chúng tôi đã thống kê được 43 loài LCBS đang bị khái thác để làm thực phẩm và buôn bán, trong đó gồm 25 loài LC và 18 loài BS. Số loài ghi nhận nhiều nhất là ở tỉnh Sơn La với 43 loài, tiếp theo là Nghệ An với 38 loài và Thanh Hóa với 35 loài (Bảng 1). Các loài LCBS thường xuyên bị người dân khai thác thường có kích cỡ cỡ thể lớn được sử dụng chủ yếu để
  7. 68 Phạm Văn Anh, Sùng Bả Nênh, Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường làm thực phẩm như: Duttaphrynus melanostictus, Megophrys major, Kaloula pulchra, Microhyla pulchra, Fejervarya limnocharis, Hoplobatrachus rugulosus, Limnonectes bannaensis, Nanorana aenea, Nanorana yunnanensis, Quasipaa verrucospinosa, Nidirana chapaensis, Sylvirana cubitalis, Sylvirana guentheri, Physignathus cocincinus. Một số loài được khai thác để bán cho thương lái như: Gekko reevesii, Varanus salvator, Python molurus, Ptyas korros, Ptyas mucosa, Platysternon megacephalum. Đáng chú ý, có rất nhiều loài quý hiếm cần được bảo vệ như: Nanorana yunnanensis, Odorrana jingdongensis, Physignathus cocincinus, Varanus salvator, Python molurus, Naja atra, Platysternon megacephalum, Cuora galbinifrons, Coura mouhotii, Sacalia quadriocellata. Trong số các loài trên, có 21 loài thuộc danh mục các loài có giá trị bảo tồn. Hầu hết các địa điểm nghiên cứu của chúng tôi đều bắt gặp người dân khai thác các loài LCBS làm thực phẩm và một số loài buôn bán, gặp phổ biến nhất là khu vực ven vùng đệm của KBTTN Sốp Cộp, Xuân Nha và Xuân Liên. 1. Quasipaa verrucospinosa 2. Odorrana jingdongensis 3. Rhacophorus kio 4. Zhangixalus feae 3. Varanus salvator 4. Elaphe moellendorffi 5. Platysternon megacephalum 6. Manouria impressa Hình 2. Một số loài LCBS quý hiếm đang bị khai thác ở khu vực biên giới Việt - Lào thuộc ba tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Sơn La
  8. Danh mục loài lưỡng cư, bò sát có giá trị bảo tồn và đang bị khai thác 69 vùng biên giới Việt - Lào, phía bắc Việt Nam 4. KẾT LUẬN Đã ghi nhận 62 loài LCBS quý hiếm có giá trị bảo tồn ở khu vực rừng biên giới Việt - Lào, phía Bắc Việt Nam. Trong đó, 32 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007); 5 loài Nghị định số 64/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 25 loài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ; 22 loài có tên trong CITES (2019) và 39 loài có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2020). Qua quan sát trực tiếp tại thực địa và phỏng vấn người dân địa phương đã ghi nhận 43 loài LCBS đã và đang bị người dân khai thác để làm thực phẩm và buôn bán, trong đó nhiều loài quý, hiếm cần được bảo vệ. Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Ngân sách Nhà nước trong đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số B2019-TTB-562-13 (Thuộc Chương trình 562). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bourret R. (1942), Les Batraciens de l’Indochine, Institut Oce‘anographique de l‘Indoch, Ha Noi, 517 pp. [2]. Phạm Thế Cường, Hoàng Văn Chung, Nguyễn Quảng Trường, Chu Thị Thảo (2012), Thành phần loài bò sát và ếch nhái ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam, lần thứ 2. [3]. Frost D. R. (2020), Amphibian Species of the World: an Online Reference. Version 6.0. Electronic Database accessible at http://research.amnh.org/herpetology/amphibia/index.html. American Museum of Natural History, New York, USA. Last accessed in August 2020. [4]. Inger R.F., Orlov N.L. & Darevsky I.S. (1999), Frogs of Vietnam: Areportonnew collection, Fieldiana: Zoology, 92, pp. 1-46. [5]. IUCN (2020), The IUCN Red list of Threatened Species, Version 2020.2. http://www.iucnredlist.org/ [6]. Nguyễn Xuân Khoa, Nguyễn Anh Dũng (2014), Tìm hiểu các loài lưỡng cư có giá trị bảo tồn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tạp chí KH-CN Nghệ An. Số 7/2016. [7]. Chính phủ (2019), Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. [8]. Chính phủ (2019), Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 về việc Sửa đổi Điều 7 Nghị định 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. [9]. Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Quảng Trường (2010), Đa dạng về thành phần loài bò sát và ếch nhái ở KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La, Tạp chí Sinh học 32(4), tr. 54-61. [10]. Nguyen V. S., Ho T. C. & Nguyen Q. T. (2009), Herpetofauna of Vietnam. Edition Chimaira, Frankfurt am Main, 768 pp. [11]. Nguyen V. T., Pham T. C., Nguyen Q. T. (2016), New provincial records and an updated list of snakes (Squamata: Serpentes) from Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa Province, Vietnam. Journal of Biology (Tạp chí sinh học), 38(3): 324-332. [12]. Pham V. A., Nguyen L. H. S. & Nguyen Q. T. (2014), New records of snakes (Squamata: Serpentes) from Son La Province, Vietnam. Herpetology Notes, volume 7: 771-777 (2014) (published online on 21 December 2014). [13]. Pham V. A., Pham T. C., Doan Đ. L. Ziegler. T. & Nguyen Q. T. (2019), New records of megophryids (Amphibia: Anura: Megophryidae) from Son La Province, Vietnam. Biodiversity Data Journal 7: e39140. [14]. Pham T. C., Nguyen Q. T., Hoang V. C. & Ziegler T. (2016), New records and an updated list of amphibians from Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa Province, Vietnam. Herpetology Notes, volume 9: 31-41 (2016) (published online on 17 February 2016) [15]. Simmons J. E. (2002), Herpetological collecting and collections management. Revised edition. Society for the Study of Amphibians and Reptiles. Herpetological Circular, 31, 1-153. [16]. Smith M. A. (1935), The fauna of Bristish India, Ceylon & Burma, Reptilia & Amphibia, Vol II. Sauria, Taylor and Francis, London, 440 pp.
  9. 70 Phạm Văn Anh, Sùng Bả Nênh, Phạm Thế Cường, Nguyễn Quảng Trường [17]. Smith M. A. (1943), The fauna of Bristish India, Ceylon & Burma, Reptilia & Amphibia, Vol III. Serpentes, Taylor and Francis, London, 583 pp. [18]. Đặng Ngọc Thanh, Trần Kiên, Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Cử, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Huy Yết, Đặng Thị Đáp (Biên tập, 2007), Sách Đỏ Việt Nam: Phần I. Động vật, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, 515 trang. [19]. Hoàng Ngọc Thảo, Cao Tiến Trung, Ông Vĩnh An, Nguyễn Thị Lương, Hoàng Xuân Quang (2012), Đa dạng thành phần ếch nhái, bò sát ở khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An. Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư, bò sát ở Việt Nam lần thứ 2: 245-254. [20]. Taylor E. H. (1962), The amphibian fauna of Thailand, University of Kansas Science Bulletin 43: 265-599. [21]. Taylor E. H. (1963), The Lizard of Thailand, University of Kansas Science Bulletin, 44: 687-1077. [22]. Nguyễn Kim Tiến, Nguyễn Thị Dung, Hoàng Thị Ngân, Trương Nho Tự (2011), Thành phần loài LC, BS KBTTN Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa. Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4. [23]. Nguyễn Kim Tiến, Hoàng Ngọc Hùng (2014), Thành phần loài lưỡng cư, bò sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Hồng Đức - Số 18, 2014. [24]. Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về việc công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phục lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật nguy cấp (CITES). [25]. Đậu Quang Vinh (2014), Nghiên cứu lưỡng cư, bò sát ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. [26]. Đậu Quang Vinh, Phạm Hoài Anh, Bùi Thị Hà, Vũ Thị Hồng Hà, Bùi Bảo Thịnh (2019), Ghi nhận mới các loài rắn (Reptila: Squamata: Serpentes) ở KBTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa lên 23 loài. Báo cáo Khoa học Hội thao Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ 4. A CHECKLIST OF THREATENED SPECIES FROM VIETNAM – LAO BODER AREAS IN NGHE AN, THANH HOA AND SON LA PROVINCES, VIETNAM Pham Van Anh1, Sung Ba Nenh1, Pham The Cuong2, Nguyen Quang Truong2 1 Tay Bac University, 2 Institute of Ecology and Biological Resources Abstract: Basing on the recent field surveys conducted between 2015 and 2020, this paper reports a checklist of 62 threatened species of reptiles and amphibians from Vietnam - Laos border areas inSon La, Thanh Hoa, and Nghe An provinces.It shows that 32 species (out of 62 species) are listed in the Vietnam RedData Book (2007), 5 species in the Governmental Decree No. 64/2019/ND-CP, 25 species in the Governmental Decree No. 06/2019/ND-CP, 22 species in the CITESAppendices, and 39 species in the IUCN Red List (2020). It further reveals that 21 species are being exploited for food and illegally traded by local people. Keywords: Amphibians, Reptiles, Threatened species, Son La, Thanh Hoa, Nghe An.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2