intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

256
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam gồm 6 câu hỏi và đáp án tổng hợp các nội dung chính của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giúp các bạn hệ thống lại những kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

  1. ĐỀ CƯƠNG ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của Nguyễn Ái Quốc? • Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? a-Hoàn cảnh quốc tế: - Trên TG lúc này CNTB phát triển mạnh mẽ và chuyển sang ĐQCN, chúng tiến hành đi xâm chiếm các nước khác, nhiều dân tộc bị áp bức thống trị. Vấn đề dân tộc nổi lên và trở thành vấn đề của thời đại. - CNMLN lúc này đã phát triển mạnh mẽ, CMT10 Nga thành công và 1 nước XHCN đầu tiên ra đời, mở ra 1 thời đại mới trong lịch sử phát triển của loài người, thức tỉnh và cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng. Cuộc CM đó đã đem lại cho nhân dân một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. -Nhiều nước học tập kinh nghiệm của CMT10 (CMVS đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của nước Nga biến 1 nước Nga tiền tư bản rất lạc hậu, người dân vô cùng cực khổ thành 1 nước XHCN hoàn toàn "nước Nga có chuyện lạ đời, biến người nô lệ thành người tự do") và trong đó có VN, sự học tập này kinh nghiệm đúng đắn của CMT10 Nga đã dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN. + Các ĐCS liên kết với nhau thành lập Quốc tế CS, trong quốc tế CS có rất nhiều ĐCS rất nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ VN, trong đó nổi bật nhất là: ĐCS Pháp, ĐCS Ấn Độ, ĐCS Trung Quốc và ĐCS Thái Lan. b-Hoàn cảnh trong nước: - Nước ta đã bị thực dân pháp xâm lược và thống trị bằng chính sách cai trị độc ác bảo thủ, đã biến XH Việt Nam thành 1 XH thuộc địa nửa phong kiến (đặc trưng của xh thuộc địa nửa phong kiến là: sự câu kết rất chặt chẽ giữa CNĐQ và các thế lực phong kiến để thống trị, đàn áp, bóc lột nhân dân làm cho nước VN mất hết độc lập chủ quyền, nhân dân VN bị mất hết tự do, dân chủ XH VN bị kìm hãm không phát triển lên được, mặc dù có tiềm lực rất lớn). - Nhiều phong trào yêu nước GPDT đã diễn ra rất sôi nổi, anh dũng nhưng đều bị thất bại và bị dìm trong bể máu. Do đó VN ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối GPDT và khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo. - Nguyễn Ái Quốc trên đường tìm đường cứu nước đã tiếp thu được ánh sáng CMT10 Nga, cùng với việc nghiên cứu các phong trào CM của các nước khác và phong trào cách mạng trong nước đã tìm ra con đường GPDT đó là con đường "độc lập dân tộc gắn liền với CNXH". - Nguyễn Ái Quốc từ 1 nhà yêu nước chân chính đã trở thành 1 người cộng sản mẫu mực và người cũng mong thành lập 1 ĐCS như ĐCS Nga và người đã tích cực chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị, tổ chức cho việc thành lập đảng. Kết quả là 3 đảng CS đã được thành lập trong thời gian rất ngắn và đã được tập hợp lại thành 1 đảng duy nhất là ĐCSVN.
  2. • Vai trò của Nguyễn Ái Quốc ? Câu 2: Đặc điểm ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa lịch sử của sự ra đời của Đảng ? • Đặc điểm ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam • Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời của Đảng Đảng CSVN ra đời ngày 3/2/1930 là 1 tất yếu lịch sử bởi vì: - Đó là kết qủa chín mùi của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại lịch sử mới. - Đó là kết qủa của sự chuẩn bị công phu và khoa học của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. - Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-L với phong trào đấu tranh của GCCN và phong trào yêu nước của nhân dân VN trong đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của ĐCSVN vừa thể hiện quy luật phổ biến của sự hình thành chính đảng CM của GCCN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào công nhân) vừa thể hiện quy luật đặc thù VN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào CN và p/trào yêu nước VN). ĐCSVN ra đời ngày 3/2/1930 đã đánh dấu 1 bước ngoặc trọng đại của lịch sử CMVN là vì: - Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối gpdt "tưởng chừng không có lối ra" ở VN. Mở ra 1 thời kỳ mới: thời kỳ CMVN đi theo con đường CMVS, sự nghiệp GPDT gắn liền với giải phóng GCCN và giải phóng toàn XH, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. - Kết thúc thời kỳ đấu tranh tự phát để chuyển sang thời kỳ đấu tranh tự giác của GCCN. Chứng tỏ GCCN VN đã đến độ trưởng thành đủ sức nắm vai trò lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong cách mạng của mình. - Mở đầu 1 thời kỳ mới CMVN, đã có 1 nhân tố cơ bản nhất, quyết định nhất, để liên tục dấy lên các cao trào cách mạng, đưa CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Câu 3: Phân tích nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2/1930) và luận cương chính trị của Trần Phú (10/1930). Ý nghĩa lịch sử của các cương lĩnh? • Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (2/1930) Các văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như: Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng hợp thành cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh xác định các vấn đề cơ bản của CM Việt Nam: • Mục tiêu
  3. Xác định nhiệm vụ CM Việt Nam là 1 cuộc CM dân tộc dân chủ và lúc đó gọi là CM tư sản dân quyền và thổ địa CM để đi tới XH cộng sản • Nhiệm vụ: • Chính trị: Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, giành độc lập, thành lập chính phủ công nông, quân đội công nông • Kinh tế: Tịch thu TLSX ( công nghiệp, vận tải, ngân hàng ) của đế quốc, tịch thu ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo ; mở mang công nghiệp và nông nghiệp, thi hành luật ngày làm 8 giờ. • Văn hóa – xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình đẳng, phát triển giáo dục. • Lực lượng CM: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. • Về lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp vô sản - sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng • Về quan hệ CM Việt nam với phong trào CM thế giới: Là 1 bộ phận của CM thế giới • Ý nghĩa: • Đáp ứng được yêu cầu cơ bản và cấp bách của nhân dân ta, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới • Trở thành ngọn cờ đoàn kết Đảng, toàn dân • Thể hiện sự nhận thức, vận dụng đúng đắn Chủ nghĩa Mác-Lênin vào CM Việt Nam • Luận cương chính trị của Trần Phú (10/1930) • Hoàn cảnh ra đời: • 4/1930, đồng chí Trần Phú được Quốc tế Cộng sản cử về nước hoạt động • 7/1930, bổ sung ban chấp hành trung ương • 14à31/10/1930, hội nghị Trung ương ược họp do đồng chí Trần Phú chủ trì thảo luận cương chính trị, điều lệ Đảng, điều lệ cđác tổ chức quần chúng và hội nghị đã đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và cử ban chấp hành Trung ương chính thức, Đảng bầu Trần Phú làm tổng bí thư. • Nội dung: • Xác định CM Việt Nam là CM dân tộc, dân chủ do giai cấp công nhân lãnh đạo và sau khi hoàn thành thì đi lên CNXH và bỏ qua thời kì tư bản • Nhiệm vụ CM đặt vấn đề đánh phong kiến và đế quốc Pháp • Lực lượng CM: Xác định công nhân, nông dân là lực lượng chính; tư sản nông nghiệp thì đứng về địa chủ, phong kiến; tư sản thương nghiệp đứng về phía đế quốc, phong kiến; tiểu tư sản công nghiệp thì không tán thành CM; trí thức thì cũng lừng chừng • Phương pháp CM: Luận cương tháng 10 xác định tích cực cho quần chúng trên con đường “võ trang bạo động” • Quan hệ Quốc tế: xác định CM Đông Dương là 1 bộ phận của CM thế giới • Ý nghĩa: • Luận cương tháng 10 không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu và từ đó không đặt nhiệm vụ chống Đế quốc lên hàng đầu, đánh giá không đúng vai trò CM cùa tầng lớp tiểu tư sản
  4. • Phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc • Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp Nguyên nhân: • Luận cương tháng 10 chưa tìm ra và nắm vững những đặc điểm của XH thuộc địa nửa phong kiến • Chịu sự chi phối của khuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản • Phủ nhận quan điểm mới, sáng tạo, độc lập của nguyễn Ái Quốc Câu 4:Đường lối CM dân tộc dân chủ nhân dân của Đảng trong thời kì đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945)? Câu 5: Hoàn cảnh nước ta sau CM tháng 8 năm 1945 và nộị dung, ý nghĩa đường lối kiến quốc? • Hoàn cảnh nước ta sau CM tháng 8 năm 1945. • Thuận lợi: • Hệ thống XHCN do Liên Xô đứng đầu đã được hình thành • Phong trào GPDT và hòa bình phát triển mạnh • Trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập • Khó khăn: • Nạn đói, dốt, ngân sách quốc gia trống rỗng • Kinh nghiệm quản lí đất nước còn non yếu • Nền độc lập của ta chưa được quốc gia nào trên TG công nhận và đặt ngoại giao • Với danh nghĩa đồng minh đến tước khí giới của Nhật, quân đội các nước ồ ạt vào chiếm đóng VN tạo cơ hội để bọn phản động ngóc đầu dậy • Anh, Pháp đồng lõa bổ sung, đánh chiếm Sài Gòn, hòng tách Nam Bộ ra khỏi VN • Nội dung đường lối kiến quốc
  5. Ngày 25/11/1945, Ban chấp hành Trung ương ra chỉ thị về “kháng chiến kiến quốc”, chủ trương: - Về chỉ đạo chiến lược, nêu cao mục tiêu “dân tộc giải phóng”, bảo vệ độc lập dân tộc, với khẩu hiệu “ dân tộc là trên hết , tổ quốc trên hết “ - Về xác định kẻ thù: là Pháp xâm lược và phải thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp - Về phương hướng, nhiệm vụ: • Về nhiệm vụ: củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, diệt giặc đói, giặc dốt, cải thiện đời sống nhân dân • Về phương hướng: kiên trì theo nguyên tắc “thêm bạn bớt thù” nên đưa ra khẩu hiệu “Hoa Việt thân thiện” đối với quân đội của tưởng giới thạch. Nhân nhượng Pháp về mặt kinh tế nhưng độc lập về mặt chính trị • Ý nghĩa đường lối kiến quốc - Bảo vệ được nền độc lập dân tộc, giữ vững chính quyền cách mạng - xây dựng được nền móng đầu tiên cho một chế độ xã hội mới chế độ VN dân chủ cộng hòa - Chuẩn bị những điều kiện trực tiếp, cần thiết cho cuộc kháng chiến toàn quốc sau đó . Câu 6: Nội dung và ý nghĩa đường lối kháng chiến kiến quốc của Đảng ( 1946-1954 ) • Nội dung • Mục đích kháng chiến: Kế tục và phát triển sự nghiệp CM tháng Tám, “đánh phản động, thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập” • Tính chất kháng chiến: Trường kì kháng chiến, toàn diện kháng chiến • Nhiệm vụ kháng chiến: “Cuộc kháng chiến này chính là 1 cuộc chiến tranh CM có tính chất dân tộc độc lập và dân chủ tự do…. nhằm hoàn thành nhiệm vụ GPDT và phát triển dân chủ mới” • Phương châm tiến hành kháng chiến : Tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện chiến cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính • Đến đầu năm 1951, nước ta được các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Lợi dụng khó khăn của Pháp, Mỹ can thiệp vào Đông Dương. Điều kiện lịch sử đó đã đặt ra yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh đường lối CM, đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi • Đáp ứng yêu cầu đó, vào 2/1951, ĐCS Đông Dương đã họp và chia tách ĐCS Đông Dương làm 3 Đảng. riêng ĐCS Việt Nam đổi tên thành Đảng lao động Việt Nam. Đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư và báo cáo chính trị với nội dung cơ bản: • Tính chất XH: Dân chủ nhân dân, 1 phần thuộc địa và nửa phong kiến • Đối tượng: Đối tượng chính là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ. đối tượng phụ là phong kiến phản động. • Nhiệm vụ: Đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất cho dân tộc ; xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân; xây dựng cơ sở cho CNXH • Lực lượng CM: Công, nông, tri thức, tư sản thành thị, tư sản dân tộc, địa chủ yêu nước • Triển vọng CM: Hoàn thành CM dân tộc dân chủ nhân dân đi lên CNXH • Con đường đi lên chủ nghĩa XH: Là một con đường đấu tranh lâu dài, trải qua 3 giai đoạn là 3 nhiệm vụ trên • Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: Người lãnh đạo CM là giai cấp công nhân. Mục tiêu: Phát triển chế độ dân chủ nhân dân , tiến lên chế độ XHCN ở
  6. Việt Nam để thực hiện tự do, hạnh phúc cho GCCN, nhân dân LĐ và tất cả các dân tộc đa số, thỉu số ở Việt Nam • Quan hệ quốc tế: Việt nam đứng về phe hòa bình và dân chủ, tranh thủ sự giúp đỡ các nước XHCN và nhân dân TG, của Trung Quốc, Liên Xô; thực hiện đoàn kết Việt-Trung-Xô và đoàn kết Việt – Miên – Lào Đường lối, chính sách của Đại hội đã được bổ sung, phát triển qua các Hội nghị Trung ương tiếp theo • Hội nghị Trung ương lần thứ nhất ( 3/1951), Đảng phân tích tình hình quốc tế trong nước là tập trung XD bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân xung kích, giúp đỡ tư sản dân tộc kinh doanh, kêu gọi phát triển công thương nghiệp • Hội nghị Trung ương lần thứ 2 ( 27/9/1951 à 5/10/1951 ):Chỉ đạo ra sức tiêu diệt sinh lực địch giành ưu thế về quân sự • Hội nghị Trung ương lần thứ 4 (1/1953) : Chỉ đạo triệt để giảm tô thuế và chuẩn bị cải cách ruộng đất • Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (11/1953) : Tiếp tục giảm tô, tiến hành cải cách ruộng đất • Ý nghĩa: • Cổ vũ mạnh mẽ phong trào GPDT trên TG, trong đó có Lào – Việt Nam – Campuchia • Đập tan ách thống trị của Pháp ở Đông Dương • Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, 1 nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng 1 nước thực dân hùng mạnh
  7. Câu 7: Nội dung và ý nghĩa đường lối CM miền Nam (1954-1964) • Nội dung • 9/1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc CM Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình và nước nhà chia làm 2 miền • Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3/1955)và lần thứ 8 (8/1955) nhận định: Chúng ta muốn đánh thắng Mỹ hoàn thành độc lập dân tộc thì điều cốt lõi là phải củng cố và xây dựng miền Bắc về mọi mặt và đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhân dân miền Nam • Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (12/1957) và lần thứ 15 (1/1959)xác định miền Bắc phải làm tốt cuộc CM XHCN và miền Nam phải hoàn thành cuộc CM dân tộc dân chủ nhân dân và con đường là phải khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân • Đại hội lần thứ III của Đảng đã họp tại Hà Nội (5/9 à 10/9/1960) : Tiếp tục hoàn chỉnh đường lối và giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Đẩy mạnh CM XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam • Ý nghĩa: - Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam và phù hợp với tình hình quốc tế. - Đường lối chung của cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ trong lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam vừa phù hợp với lợi ích của thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống nhân loại và xu thế của thời đại. - Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quan dân ta phấn đấu giành được những các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. Câu 8: Nội dung và ý nghĩa đường lối chống M c u nước của Đảng (1965-1975) • Nội dung: • Bộ Chính trị đưa ra chủ trương phải kết hợp khởi nghĩa quần chúng và chiến tranh CM • Đẩy mạnh đấu tranh chính trị và vũ trang • Đẩy mạnh 3 mũi giáp công (Quân sự, Chính trị, Binh vận) • Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (11/1963) , lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) tập trung phát động kháng chiến chống Mỹ trong toàn quốc và quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ. Miền Bắc không chỉ là hậu phương mà còn là tiền tuyến, miền Nam là tiền tuyến lớn. Cả nước dương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH • Thực hiện chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính • Ý nghĩa:
  8. - Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, độc lập tự chủ, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng đắn ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. - Thể hiện tư tưởng nắm vững, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ 2 chiến lược cách mạng trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh ở mức độ khác nhau, phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế. - Đó là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Câu 9: Phân tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa (CNH)-Hiện đại hóa (HĐH) ở nước ta ? • Quá trình đổi mới tư duy của CNH Đại hội VI của Đảng đã phê phán nghiêm túc chủ trương CNH thời kì 1960 – 1985 Đại hội VI của Đảng (12/1986), phê phán: • Chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu, bước đi xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật. Đẩy mạnh CNH trong khi chưa có đủ tiền đề cần thiết, chậm đổi mới cơ chế quản lí: • Không kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu công nghiệp và nông nghiệp, thiên về xây dựng công nghiệp nặng • Không tập trung sức giải quyết về căn bản lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu • Đầu tư nhiều, hiệu quả thấp, chưa thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu • Công nghiệp nặng phục vụ không kịp thời cho công nghiệp nhẹ và nông nghiệp nhẹ • Quá trình đổi mới tư duy về CNH ( Đại hội VI → Đại hội X ) • Đại hội VI đã cụ thể hóa CNH trong chặng đường đầu tiên thực hiện 3 chương trình mục tiêu : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu • Đến hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VII (11/1994), đã có bước đột phá mới trong nhận thức về khái niệm CNH, HĐH. “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế, XH từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học-công nghệ, tạo ra năng suất lao động XH cao” • Đại hội VIII của Đảng ( 6/1996 ) nhận định nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ là chuẩn bị tiền đề cho CNH đã cơ bản hoàn thành cho phép nước ta chuyển sang thời kì mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội nêu 6 quan điểm
  9. về CNH, HĐH và định hướng những nội dung cơ bản của CNH, HĐH trong những năm còn lại của thế kỉ XX: • Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; dựa vào nguồn lực trong nước là chính, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài; xây dựng một nền kính tế mở, hội nhập với khu vực và TG, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. • CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. • Lấy việc phát huy yếu tố con người làm yếu tố cơ bản cho việc phát triển nhanh, bền vững; động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng cường tích lũy cho đầu tư và phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn liền với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ môi trường • Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH; kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định • Lấy hiệu quả kinh tế-XH làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển; lựa chọn dự án đầu tư công nghệ; đầu tư chiều sâu để khai thác tối đa năng lực hiện có; trong phát triển mới, ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, công nghệ tiên tiến, tạo việc làm, thu hồi vốn nhanh,… • Kết hợp kinh tế với quốc phòng • Đại hội IX (4/2001) và đại hội X (4/2006) nhấn mạnh một số điểm mới về CNH • Con đường CNH ở nước ta có thể rút ngắn thời gian so với các nước trước đây; phát triển kinh tế và công nghiệp vừa tuần tự, vừa có bước nhảy vọt; gắn CNH với HĐH từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực và trí tuệ của con người, coi trọng giáo dục, khoa học, công nghệ • Hướng CNH và HĐH vào các ngành, các sản phẩm có giá trị cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu • Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn • Phát triển CNH, HĐH phải hết sức chú ý đến yêu cầu phát triển bền vững : Phát triển kinh tế, XH và môi trường
  10. Câu 10: Phân tích quá trình đổi mới tư duy của Đảng về phát triển kinh tế thị trường ở nước ta? • Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường (Đại hội VI → Đại hội VIII) • Coi kinh tế thị trường không phải là cái riêng của CNTB mà là thành tựu chung của nhân loại • Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ của Việt Nam • Đại hội VII (6/1991) khẳng định phải xây dựng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN có sự quản lí của Nhà nước vừa hợp tác vừa cạnh tranh • Cần thiết phải sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH • Coi bất kì chế độ nào, kinh tế thị trường cũng có những điểm sau: • Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, tự chủ kinh doanh và lỗ lãi tự chịu trách nhiệm • Giá cả cơ bản cho quan hệ cung cầu điều tiết và hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo • Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có • Có hệ thống pháp quy được kiện toàn và sự quản lí vĩ mô của Nhà nước • Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường ( Đại hội IX → Đại hội X) • Đại hội IX ( 4/2001) khẳng định: Đẩy mạnh kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và coi kinh tế thị trường như 1 chỉnh thể và là cơ sở kinh tế cho phát triển đất nước và coi kinh tế thị trường là 1 tổ chức kinh tế vừa tuân theo những quy luật của thị trường, vừa chịu sự dắt dẫn, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của CNXH • Đại hội X ( 4/2006 ) tiếp tục khẳng định: Kinh tế thị trường nhằm xây dựng dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh; giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất ; phát triển các thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo và kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển giải quyết các vấn đề XH, bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển con người .
  11. Câu 11: Phân tích đường lối xây dựng hệ thống chính trị (CT) thời kì đổi mối của Đảng (1986 → nay) • Quá trình hình thành đường lối đổi mới hệ thống CT • Cơ sở hình thành đường lối • Do yêu cầu chuyển từ KT kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang KT thị trường định hướng XHCN • Đòi hỏi phải giữ vững CT là nguyên tắc của đổi mới • Phát huy dân chủ • Đổi mới muốn thành công phải mở rộng quan hệ đối ngoại • Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về xây dựng hệ thống CT Cương lĩnh CT của Đảng ( 1991) đã khẳng định: • Hệ thống CT nước ta trong giai đoạn đổi mới là nhằm XD và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN và đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân • XD Nhà nước pháp quyền lần đầu tiên được đề cập tại hội nghị Trung ương 2 khóa VII (1991) • Hệ thống CT thời kì đổi mới theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ • Mục tiêu, quan điểm và chủ trương XD hệ thống CT thời kì đổi mới • Mục tiêu, quan điểm XD hệ thống CT • Cương lĩnh CT (1991) khẳng định: Hoạt động của hệ thống CT nước ta trong giai đoạn mới là nhằm XD và hoàn thiện nền dân chủ XHCN đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân • Quan điểm: • Dùng khái niệm hệ thống CT thay cho khái niệm hệ thống chuyên chính vô sản đã dùng trước đây và khái niệm dân chủ XHCN thay thế cho chế độ làm chủ tập thể • Kết hợp ngay từ đầu giữa đổi mới KT và đổi mới CT • Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống CT để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lí của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân • Đổi mới hệ thống CT toàn diện, đồng bộ, có kế thừa • Đổi mới quan hệ giữa các bộ phận cấu thành hệ thống CT • Chủ trương XD hệ thống CT • XD Đảng trong hệ thống CT: Khắc phục 2 khuynh hướng: • Đảng bao biện làm thay • Đảng buông lỏng sự lãnh đạo
  12. Đề cao vai trò cá nhân • XD Nhà nước: Phải XD Nhà nước pháp quyền • XD Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức CT-XH tronh hệ thống CT để các tổ chức này thực hiện được vai trò giám sát và phản biện XH • Đánh giá sự thực hiện đường lối • Kết quả • Hệ thống CT được sắp xếp theo hướng tin gọi và hướng hoạt động của hệ thống CT về cơ sở • Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nước được phân biệt rõ hơn • Đảng đã thường xuyên coi trọng XD, chỉnh đốn Đảng • Trong thời kì đổi mới, quyền làm chủ của nhân dân được phát huy • Hạn chế, nguyên nhân • Năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước, hoạt động của mặt trận chưa ngang tầm với đòi hỏi thực tiễn • Cải cách hành chính quốc gia còn hạn chế • Nạn tham nhũng trong hệ thống CT còn trầm trọng • Vai trò giám sát, phản biện của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức CT – XH còn yếu và đội ngũ cán bộ làm công tác này năng lực hạn chế • Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống CT chậm đổi mới, có mặt lúng túng Câu 12: Quá trình nhận th c về nội dung đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa (VH) Việt Nam của Đảng? • Thời kì trước đổi mới ( 1945 ¦ trước 1986 ): • Quan điểm, chủ trương xây dựng nền VH mới • Trong những năm 1943 - 1954: • 3/9/1954, phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày với các Bộ trưởng 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có 2 nhiệm vụ cấp bách thuộc về VH : • Cùng với diệt giặc đói phải diệt giặc dốt • Pháp xâm lược Việt Nam đã hủ hóa dân tộc Việt Nam bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác ¦ Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại lại nhân dân chúng ta, làm cho dân tộc chúng ta trở nên 1 dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu độc lập • Trong Hội nghị VH (7/1948), đồng chí Trường Chinh nhấn mạnh quan hệ giữa VH và CM GPDT, cổ động VH cứu quốc; XD nền VH dân chủ mới Việt Nam có tính dân tộc, khoa học, đại chúng • Trong những năm 1955 – 1986, đường lối phát triển VH được thông qua các Đại hội III, IV, V đều nhấn mạnh phát triển nền VH mới có nội dung XHCN, có tính dân tộc, tính Đảng và tính nhân dân • Đánh giá sự thực hiện đường lối • Kết quả: • Xóa bỏ tư sản, VH phong kiến và VH nô dịch của thực dân Pháp; XD VH dân chủ mới, khoa học và đại chúng • Hoàn thành xóa nạn mù chữ, phát triển hệ thống GD • VH cứu quốc động viên toàn dân tham gia chống Pháp xâm lược
  13. • 1960 ¦ 1975: Đạt được nhiều thành tựu về công tác tư tưởng, VH, phát triển GD ở miền Bắc ngay trong thời kì chiến tranh ác liệt • Đánh Pháp, đánh Mỹ thắng lợi đã khẳng định đường lối Chính trị đúng đắn và đồng thời khẳng định đường lối VH đúng đắn • Hạn chế: • Công tác tư tưởng VH thiếu sắc bén, thiếu tính chiến đấu • XD thể chế VH chậm bộc lộ suy thoái đạo đức, lối sống • Cơ chế kế hoạch hóa bao cấp gây triệt tiêu VH – GD và kìm hãm tự do sáng tạo • 1 số công trình VH tập thể, phi vật thể được quan tâm, bảo tồn thậm chí là phá hủy • Trong thời kì đổi mới: • Quá trình đổi mới tư duy về XD, phát triển nền VH • Đại hội VI đã xác định khoa học – kĩ thuật là động lực phát triển KT – XH • Cương lĩnh Chính trị 1991 nêu VH Việt Nam có 2 đặc trưng: • Tiên tiến • Đậm đà bản sắc dân tộc • Đại hội VII, VIII, IX, X xác định VH là nền tảng tinh thần của XH coi VH vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển • Quan điểm chỉ đạo và chủ trương XD, phát triển nền VH • Quan điểm: Đảng nêu bật các quan điểm sau: • VH vừa là nền tảng tinh thần của XH, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển KT – XH • XD VH tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Tiên tiến là nền VH tiến bộ và nội dung cốt lõi của tiên tiến là yêu nước , độc lập dân tộc và CNXH; bản sắc dân tộc là nhấn mạnh chủ nghĩa yêu nước nồng nàn, tự cường dân tộc, đoàn kết dân tộc, nhân ái, khoan dung, cần cù, sáng tạo, ứng xử tinh tế, giản dị trong lối sống • Nền VH Việt Nam là VH thống nhất, đa dạng trong cộng đồng các dân tộc và không có sự đồng hóa hoặc thôn tính, kì thị • XD và phát triển VH là sự nghiệp chung cùa toàn dân do Đảng lãnh đạovà tri thức đóng vai trò quan trọng • VH là mặt trận và là sự nghiệp CM lâu dài đòi hỏi phải có nghị lực, ý chí • GD đào tạo, khoa học – công nghệ coi là quốc sách hàng đầu • Chủ trương: • Phát triển VH phải gắn chặt với phát triển KT và XH • Làm cho VH thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống XH • Bảo vệ bản sắc dân tộc, mở rộng giao lưu và tiếp thu VH tiên tiến của nhân loại • Đổi mới toàn diện GD đào tào, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao • Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học và công nghệ • XD, hoàn thiện các giá trị mới và nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới CNH và hội nhập KT quốc tế • Đánh giá việc thực hiện đường lối • Kết quả: • Cơ sở vật chất, kĩ thuật của nền VH bước đầu được tạo dựng • Môi trường VH có chuyển biến theo hướng tích cực và hợp tác VH quốc tế được tăng cường • GD đào tạo, khoa học – công nghệ có bước phát triển mới • XD đời sống VH, nếp sống văn minh có tiến bộ • Hạn chế: • Thành tựu đạt được về VH chưa tương xứng với yêu cầu của XH và chưa vững chắc • Môi trường VH bị ô nhiễm bời các tệ nạn XH
  14. • XD thể chế VH chậm, thiếu đồng bộ • Tình trạng nghèo, lạc hậu về VH tinh thần còn thể hiện ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng căn cứ CM • Khoảng cách chênh lệch giữa các vùng về hưởng thụ VH giữa các vùng miền, khu vực, tầng lớp XH tiếp tục mở rộng • Các quan điểm chỉ đạo, phát triển VH chưa được quán triệt nghiêm túc; chưa XD được cơ chế, chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển VH trong cơ chế thị trường định hướng XHCN và hội nhập Quốc tế • 1 bộ phận người công tác trong lĩnh vực VH thì xa rời đời sống thực tế Câu 13: Phân tích quá trình nhận th c và chủ trương giải quyết các vấn đề XH của Đảng trong thời kì đổi mới ? • Thời kì trước đổi mới: • Chủ trương của Đảng giải quết các vấn đề XH • Trong giai đoạn 1945 – 1954 • Chính sách tăng gia sản xuất , chủ trương tiết kiệm • Làm cho người nghèo đủ ăn, người đủ ăn phải giàu thêm, người giàu tiếp tục giàu thêm nữa • Trong giai đoạn 1955 – 1975: Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp ¦ Tính chất XH mang tính chất bình quân • Trong giai đoạn 1976 – 1985: Vẫn dựa trên nền tảng kế hoạch hóa tập trung, bao cấp ¦ Khủng hoảng KT – XH ¦ đề lại nhiều dấu ấn tiêu cực đối với chính sách XH và sự phát triển XH • Đánh giá thực hiện đường lối: • Kết quả: - Đảm bảo được ổn định XH trong điều kiện chiến tranh ác liệt - Đã đạt được 1 số thành tựu trên lĩnh vực VH, GD, y tế, lối sống, kỉ cương và an ninh XH, hoàn thành nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn • Hạn chế: • Hình thành tâm lí thụ động, trông chờ vào Nhà nước và tập thể trong việc giải quyết các vấn đề XH • Chế đô phân phối bình quân đã hình thành 1 XH đóng tuy ổn định nhưng kém năng động, chậm phát triển về mọi mặt • Thời kì đổi mới: • Quá trình đổi mới nhận thức và giải quyết các vấn đề XH • Đại hội VI (1986), Đảng ta nâng các vấn đề XH lên tầng chính sách XH • Mục tiêu chính sách XH thống nhất với mục tiêu phát triển KT nhằm phát huy nhân tố con người • Đại hội VIII nêu các quan điểm: • Tăng trưởng KT gắn với tiến bộ và công bằng XH • Nhấn mạnh thực hiện nhiều hình thức phân phối
  15. • Khuyến khích làm giàu hợp pháp, tích cực xóa đói giảm nghèo • Đại hội IX nhấn mạnh: Hướng chính sách XH giải phóng vào phát triển và làm lành mạnh hóa XH • Đại hội X (2006) nhấn mạnh : Kết hợp các mục tiêu KT và mục tiêu XH trong phạm vi cả nước, từng địa phương, từng địa phương • Quan điểm giải quyết các vấn đề XH: • Kết hợp mục tiêu KT với mục tiêu XH • Gắn tăng trưởng KT với tiến bộ, công bằng XH trong từng chính xách • Chính sách XH phải được thực hiện trên cơ sở phát triển KT và gắn bó giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa cống hiến và hưởng thụ • Coi trọng GDP trên đầu người bình quân hằng năm gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ tiêu phát triển các lĩnh vực XH • Chủ trương giải quyết các vấn đề XH: • Khuyến khích mọi người dân làm giàu theo Pháp luật và tích cực xóa đói giảm nghèo • Đảm bảo cung ứng dịch vụ công thiết yếu cho người dân ( Hệ thống an sinh XH, bảo dưỡng,... ) • Phát triển hệ thống y tế cộng đồng • XD chiến lược quốc gia, nâng cao sức khỏe, cải thiện giống nòi • Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình • Chú trọng các chính sách ưu đãi XH • Đổi mới cơ chế quản lí và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng • Đánh giá việc thục hiện đường lối : • Kết quả • Từ thụ động trông chờ viện trợ (nhất là Liên Xô) ¦ Năng động, chủ động • Từ việc đề cao lợi ích tập thể 1 cách chung chung, trừu tượng ¦ phân phối theo lao động trên danh nghĩa nhưng thực tế là bình quân – cào bằng đã từng bước chuyển sang thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất – kinh doanh và thông qua phúc lợi XH • Gắn mối quan hệ tăng trưởng KT với tiến bộ và công bằng XH • Các thành phần KT và bản thân người lao động tham gia tự tạo việc làm • Coi 1 bộ phận dân giàu lên trước là cần thiết cho sự phát triển • Có nhiều loại hình doanh nghiệp, đội ngũ công nhân tăng lên đáng kể • Hạn chế: • Dân số tăng cao, chất lượng dân số thấp • Phân hoa giàu – nghèo tăng, tệ nạn XH tăng • Môi trường sinh thái bị ô nhiễm nặng, tài nguyên bị khai thác bừa bãi • Hệ thống GD, y tế lạc hậu • Nguyên nhân: • Tăng trưởng KT vẫn tách rời mục tiêu và chính sách XH • Quản lí XH yếu kém
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2