intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2016-2017

Chia sẻ: Nguyễn Văn Toàn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

95
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2016-2017 tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2016-2017

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THANH ĐẰNG<br /> ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – MÔN LỊCH SỬ 7<br /> NĂM HỌC : 2016 – 2017<br /> Câu 1. Diễn biến, ý nghĩa trận Rạch Gầm – Xoài mút 1785? Vì sao nói trận Rạch Gầm – Xoài<br /> Mút là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử dân tộc?<br /> Diễn biến:<br /> Tháng 1/ 1785 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền , đoạn từ<br /> Rạch Gầm – Xoài Mút để nhử quân địch.<br /> Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, vài nghìn tên sống sót chạy về nước.<br /> Nguyễn ÁNh sang Xiêm lưu vong..<br /> Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm<br /> của dân tộc ta. Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới – trở thành phong trào quật<br /> khởi của cả dân tộc.<br /> Câu 2. Tên tuổi và công lao của vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ không chỉ gắn liền với<br /> những chiến công lừng lẫy về quân sự mà còn rất tài ba trong việc xây dựng đất nước.<br /> Bằng kiến thức đã học ở bài 26 “ Quang Trung xây dựng đất nước” Em hãy làm sáng tỏ nhận<br /> định trên.<br /> - Sau chiến thắng, Quang Trung bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân<br /> - Ra “Chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó<br /> sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng<br /> - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ các loại thuế, nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần<br /> - Ban bố “ Chiếu lập học” , các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học; dùng chữ<br /> Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.<br /> - Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh<br /> và kị binh; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500-600 lính…<br /> - Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tất đất của<br /> Tổ quốc.<br /> Câu 3. Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn<br /> - Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất<br /> nước , đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.<br /> - Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh giải phóng đất nước giữ vững nền độc lập của Tổ quốc,<br /> đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.<br /> Câu 4. Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ 1771 đến 1789<br /> Thời gian<br /> 1771<br /> 9 – 1773<br /> 1777<br /> 1 -1785<br /> 6 -1786<br /> 1786<br /> 1788<br /> 1789<br /> <br /> Sự kiện<br /> <br /> Câu 5. Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền phong kiến Nguyễn-Trịnh –<br /> Lê?<br /> - Chính quyền phong kiến suy yếu, mục nát<br /> - Được nhân dân và nhiều sĩ phu nổi tiếng ủng hộ, giúp đỡ<br /> - Lực lượng nghĩa quân Tây Sơn lớn mạnh<br /> - Sự đoàn kết của quân và dân<br /> - Sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đúng đầu là Nguyễn Huệ<br /> Câu 6. Nhà Nguyễn đã làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền?<br /> - Năm 1802 Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, đặt niên hiệu là Gia Long , đóng đô ở Phú<br /> Xuân (Huế)<br /> - Hành chính: xây dựng bộ máy nhà nước tập quyền, chia nước thành 30 tỉnh và một phủ trực<br /> thuộc( Thừa Thiên) năm 1831-1832<br /> - Luật pháp: năm 1815 ban hành bộ “ Hoàng triều luật lệ” ( Luật Gia Long)<br /> - Bảo vệ chính quyền: xây thành luỹ từ trung ương đến địa phương, thiết lập hệ thống trạm ngựa<br /> liên lạc dọc theo chiều dài đất nước<br /> Câu 7. Các thành tựu về văn hóa nghệ thuật của nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX?<br /> 1.Văn học:<br /> - Văn học dân gian: ca dao, tục ngữ, truyện Nôm, truyện tiếu lâm,…<br /> - Văn học bác học (văn học viết chữ Nôm): truyện Kiều: Nguyễn Du.<br /> * Nội dung : phản ánh cuộc sống xã hội, nguyện vọng của nhân dân.<br /> 2. Nghệ thuật:<br /> - Các loại hình văn nghệ dân gian phong phú, hát lí hát dặm, hò vè,….<br /> - Dòng tranh dân gian Đông Hồ<br /> - Kiến trúc điêu khắc : tạc tượng, đúc đồng rất phát triển<br /> 3.Giáo dục , thi cử:<br /> Quốc tử giám đặt ở Huế<br /> Năm 1836 vua Minh Mạng cho thành lập “ Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài( Pháp,<br /> Xiêm)<br /> 4. Sử học, Địa lí, Y học.<br /> - Sử học:<br /> + Đại Nam thực lục.<br /> + Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú<br /> - Địa lí:<br /> + Trịnh Hoài Đức: Gia định thống chí<br /> + Lê Quang Định: Nhất thống dư địa chí<br /> +Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí……<br /> - Y học:<br /> + Lê Hữu Trác ( Hải Thượng Lãn ông):thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh. Đặc biệt là<br /> bộ sách: Hải thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển)<br /> 5.Những thành tựu về kĩ thuật.<br /> Kĩ thuật làm đồng hồ, kính thiên văn, tàu thủy chạy bằng hơi nước, máy xẻ gỗ...<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2