Trường THCS Đức Trí, Q1<br />
<br />
NỘI DUNG ÔN TẬP HKII<br />
Môn : Lịch sử 7. Năm học : 2015 - 2016<br />
Câu 1 : Kinh tế nông nghiệp thế kỉ XVI – XVIII:<br />
Câu hỏi: Vì sao đến nửa đầu thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp Đàng Trong có điều kiện phát<br />
triển hơn Đàng ngoài ?<br />
<br />
Tình<br />
hình<br />
Nguyên<br />
nhân<br />
<br />
Đàng Ngoài<br />
Sản xuất nông nghiệp bị phá hoại nghiêm<br />
trọng<br />
- Các cuộc xung đột kéo dài của các tập<br />
đoàn phong kiến.<br />
- Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm tổ<br />
chức khai hoang và thủy lợi.<br />
- Ruộng đất công bị cường hào cầm bán.<br />
<br />
Đàng Trong<br />
Sản xuất nông nghiệp phát triển<br />
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.<br />
- Chính quyền chúa Nguyễn có các chính<br />
sách khuyến khích khai hoang.<br />
- Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh<br />
lược vùng Nam Bộ, đặt phủ Gia Định <br />
đất đai mở rộng.<br />
<br />
Câu 2 : Hoàn cảnh ra đời của chữ Quốc ngữ :<br />
- Thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Trên cơ sở đó, các giáo sĩ phương Tây đã<br />
dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa.<br />
- Năm 1651, giáo sĩ A- lêc - xăng đơ Rốt (Alexandre de Rhôdes) đã cho xuất bản cuốn Từ điển<br />
Việt - Bồ - Latinh.<br />
- Đây là chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.<br />
Câu 3 : Văn học và nghệ thuật dân gian thế kỉ XVII - XVIII :<br />
- Văn học dân gian phát triển phong phú : truyện Nôm (Thạch Sanh), truyện tiếu lâm (Trạng Quỳnh,<br />
Trạng Lợn), các thể thơ lục bát, song thất lục bát ….<br />
- Nghệ thuật dân gian : phục hồi và phát triển, như múa đèn, ảo thuật ….<br />
- Điêu khắc gỗ trong các đình chùa (tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay nghìn mắt)<br />
- Nghệ thuật sân khấu đa dạng như chèo, tuồng …. phản ánh đời sống lao động cần cù, lạc quan của<br />
nhân dân<br />
Câu 4 : Trình bày cuộc tiến quân của Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu<br />
1789 :<br />
- Tháng 12/1788, nhận được tin quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế<br />
(niên hiệu Quang Trung) và tiến quân ra Bắc.<br />
- Đến Tam Điệp (Ninh Bình), Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến đánh Thăng Long.<br />
+ Đêm 30 tết, quân ta tiêu diệt giặc ở đồn tiền tiêu.<br />
+ Đêm mồng 3 tết, quân ta bao vây, hạ đồn Hạ Hồi.<br />
+ Sáng mồng 5 tết, quân ta đồng loạt tấn công giặc tại đồn Ngọc Hồi và Đống Đa.<br />
+ Trưa mồng 5 tết, quân ta làm chủ Thăng Long.<br />
Câu 5 : Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn :<br />
a. Nguyên nhân thắng lợi :<br />
- Do tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột của nhân dân ta.<br />
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.<br />
b. Ý nghĩa lịch sử :<br />
- Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh - Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt, đặt nền tảng<br />
thống nhất đất nước.<br />
- Đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc.<br />
<br />
Câu 6 : Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789<br />
Thời gian<br />
1771<br />
1774<br />
1777<br />
1785<br />
1786<br />
1789<br />
<br />
Sự kiện chính<br />
Phong trào Tây Sơn bùng nổ<br />
Nghĩa quân kiểm soát một vùng từ Quảng Nam đến Bình Thuận<br />
Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong<br />
Đánh tan 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm – Xoài Mút<br />
Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài<br />
Đánh tan 29 vạn quân Thanh<br />
<br />
Câu 7 : Quang Trung xây dựng đất nước :<br />
a. Chính sách phục hồi kinh tế :<br />
- Ban hành Chiếu khuyến nông, nhằm giải quyết tình trạng ruộng đất hoang và dân lưu vong.<br />
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ tô thuế.<br />
- Mở cửa ải, thông chợ búa.<br />
- Thủ công nghiệp được phục hồi dần.<br />
b. Chính sách xây dựng văn hóa dân tộc :<br />
- Ban bố Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học.<br />
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của đất nước.<br />
- Lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm làm tài liệu học tập.<br />
Lịch sử địa phương<br />
Quá trình vùng đất Sài Gòn sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt :<br />
- Năm 1623, được sự đồng ý của vua Chân Lạp, chúa Nguyễn cho lập sở thuế tại vùng Nam Bộ.<br />
- Năm 1698, chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lược vùng đất Nam Bộ, đặt phủ Gia Định,<br />
lấy đất Sài Gòn (TP. HCM) làm huyện Tân Bình, cử quan lại đến cai trị<br />
→ Sài Gòn (TP. HCM) trở thành một đơn vị hành chính của nước ta.<br />
Tìm hiểu thêm:<br />
* Các ngành, nghề phát triển ở TP. HCM hiện nay:<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
* Các công trình mới đã và đang xây dựng ở TP. HCM:<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
.............................................................................................................................................................<br />
HẾT<br />
<br />