intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2014-2015

Chia sẻ: Trần Cao Huỳnh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

112
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2014-2015 các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2014-2015

  1. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2014 – 2015 I. TIẾNG VIỆT   a. Lí thuyết Câu 1. Khởi ngữ là gì? Nêu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ?      a. Khái niệm: Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói  đến trong câu.     Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ chỉ quan hệ như: về, còn, với, đối với…    ­ Khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ.    ­Trước khởi ngữ có thể có hoặc dễ dàng thêm các quan hệ từ như: về, còn, với, đối với…    ­Có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với CN, VN hoặc thành phần nào đó trong câu.     b. Công dụng: Nêu lên đề tài của câu. Câu 2. Nêu khái niệm các thành phần biệt lập?Tại sao các thành phần tình thái, gọi –   đáp, cảm thán và phụ chú được gọi là thành phần biệt lập?      a.Thành phần tình thái được dùng để  thể  hiện cách nhìn của người nói đối với sự  việc   được nói đến trong câu.  ­ Chức năng của tình thái:     + Tình thái thể hiện thái độ tin cậy đối với sự việc được nói tới như: chắc chắn, chắc hẳn,   chắc là ( độ tin cậy cao ) hình như, hầu như, dường như, có vẻ như…(chỉ độ tin cậy thấp)     + Tình thái thể hiện ý kiến của người nói như: theo ý tôi, theo anh, theo ý ông ấy ,…     + Tình thái cảm thán: thay, sao,…     + Tình thái nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,…     + Tình thái cầu khiến: nào, đi, với,…     + Tình thái biểu thị sắc thái tình cảm như: à , ạ, hử, nhỉ, đây, đấy, nhé, cơ , mà…    b. Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, ngạc nhiên,   mừng, giận…)    c. Thành phần gọi – đáp được dùng để tạo lập  hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.    d.Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.     Thành phần phụ chú được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn  hoặcgiữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ  chú còn được   đặt sau dấu hai chấm.   * Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi – đáp và phụ chú không tham gia vào việc diễn đạt   nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập. Câu 3.Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản?    Liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản là sự  nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và  giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. Câu 4.Thế nào là liên kết nội dung và liên kết hình thức?     a. Liên kết nội dung:      ­ Các đoạn văn  phải phục vụ  chủ  đề  chung của văn bản, các câu phải phục vụ  chủ  đề  của đoạn văn ( liên kết chủ đề )      ­ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí ( liên kết lô­ gic)     b. Liên kết hình thức:      Các câu và các đoạn văn  có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như  sau: Năm học: 2014 – 2015                                                                                                                   1
  2. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9      ­ Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. ­ Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng  ở câu đứng sau các từ  ngữ  đồng nghĩa,   trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.       ­ Phép thế: Sử dụng  ở câu đứng sau các từ  ngữ  có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở  câu  trước.       ­ Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước. Câu 5.Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?        ­ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ  ngữ  trong câu. ( Nghĩa tường minh còn gọi là hiển ngôn )     Nghĩa tường minh dễ  nhận ra bởi nó thể  hiện qua nguyên văn câu nói, người nghe không   phải suy diễn, ai cũng hiểu như vậy.            ­ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ  ngữ  trong câu  nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. ( Nghĩa hàm ý còn gọi là hàm ngôn hoặc hàm ẩn ) Hàm ý được sử  dụng  với nhiều mục đích khác nhau: mời mọc, rủ  rê, từ  chối, đề  nghị  kín  đáo, hoặc có khi là lời thiếu thiện chí,… Câu 6. Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý?      Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây:         ­Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.         ­Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán hàm ý. b. Thực hành Bài 1:  Xác định thành phần biệt lập và gọi tên các thành phần đó trong các câu sau :  a. Chao ôi, có biết đâu rằng : hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những  cử chỉ ngu dại của mình thôi.   ( Tô Hoài )  b.Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. (Nam Cao)  c. Hình như bộ đội ta sắp đánh lớn.  d.  Đàn cò chở nắng qua sông       Cò ơi, cò chớ quên đồng làng ta  e. Kìa đàn chim én, sứ giả mùa xuân­ đang đưa thoi trên đồng lúa xanh rì.  g. Nắng đã lên rồi. Chao ôi cứ mong mãi. Bài 2:  Chuyển câu sau đây thành câu có khởi ngữ : Bạn ấy làm bài tập rất cẩn thận. Bài 3:  Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn sau : a. Nhà khoa học người Anh Phơ­răng­xit  Bê­cơn đã nói một câu nổi tiếng : “Tri thức là sức  mạnh”…Đó là một tư  tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được tư  tưởng   ấy. b. “Khi cuộc chinh chiến đã xong xuôi, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ,   cô đơn của chúng. Tóm lại, bộ  mặt lấm lét, dáng vẻ  hoang dã, tiếng hú rùng rợn, mùi hôi   gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu.” Bài 4:  Thêm phần phụ  chú vào chỗ  thích hợp trong câu sau: Chúng em chúc mừng thầy  cô nhân ngày 20/11. Bài 5:  Xác định hàm ý của câu in đậm sau :     Người nhà một bệnh nhân nặng hỏi bác sĩ :     ­ Tình trạng sức khoẻ của nhà tôi như thế nào, thưa bác sĩ ?     ­ Anh cứ yên tâm. Còn nước còn tát. Bài 6:   Xác định hàm ý của câu sau :                              Bao giờ chạch đẻ ngọn đa                        Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. Năm học: 2014 – 2015                                                                                                                   2
  3. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 Bài 7:  Thêm câu có chứa hàm ý từ chối vào lượt lời của B :      A : ­ Cho mình mượn  cây viết của bạn một chút được không ?      B : ­………………………………………………….. Bài 8:  Xác định khởi ngữ trong đoạn văn sau : “ Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt  chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó nhìn theo con, nỗi đau đớn   khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuôi như  bị  gẫy.” (Nguyễn   Quang sáng­ Chiếc lược ngà) Bài 9:  Tìm từ ngữ liên kết và phép liên kết trong đọan văn sau : Hằng ngày, việc ăn uống của người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút  cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Và người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ quần áo,   vài vật kỉ niệm của một cuộc đời dài.  (Lê Anh Trà) Bài 10:  Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi  ngữ (có thể thêm trợ từ thì) a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. Bài 11:  Xác định từ ngữ liên kết và các phép liên kết trong các đoạn văn sau : a. Chế độ thực dân  đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn  hònh làm thoái hoá dân tộc ta. b. Mùa xuân đã về thật rồi. Mùa xuân tràn ngập đất trời và lòng người.   bài 12:  Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau ? a. Chẳng lẽ ông ấy không biết. b. Phiền anh giúp tôi một tay. c. Thưa ông, ta đi thôi ạ! d. Anh Sơn (vốn dân Nam bộ gốc) làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ. bài 13:  Hàm ý là gì ? Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng hàm ý. Gạch chân và  giải thích hàm ý vừa dùng. Bài 14:  Đặt hai câu có sử dụng thành phần phụ chú và thành phần tình thái. Bài 15: Đặt câu có sử dụng khởi ngữ. Gạch chân khởi ngữ đó II. PHẦN VĂN BẢN a. Kiến thức văn bản 1. MÙA XUÂN NHO NHỎ  (Thanh Hải ) 1.1.Tác giả:    ­ Thanh Hải (1930 – 1980) Tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa   Thiên Huế.  ­ Tham gia hoạt động văn nghệ  từ  cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Là cây bút có  công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ  những ngày đầu. Ông   từng là một  người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ  với tư  cách là một nhà   văn.   ­ Thơ Thanh Hải  chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành.   ­  Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó  cho đến lúc qua đời.  ­ Tác Phẩm chính: Những đ /c trung kiên, Huế mùa xuân, Dấu võng trường sơn Năm học: 2014 – 2015                                                                                                                   3
  4. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 1.2. Tác phẩm: ­ Bài thơ  ra đời năm 1980 trong  một hoàn cảnh đặc biệt khi nhà thơ  đang   nằm trên giường bệnh, ít lâu sau ông qua đời.  a. Nội dung:  Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất  nước, với cuộc đời; thể  hiện  ước nguyện chân thành của nhà thơ  được cống hiến cho đất  nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.  b. Nghệ thuật: + Bài thơ theo thể 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca.  + Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị đi từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa   biểu trưng, khái quát.  + Cấu tứ của bài chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.  + Giọng điệu bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. c. Chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước và khát vọng dâng hiến cho cuộc đời. 2. SANG THU   (Hữu Thỉnh)  2.1. Tác giả: ­ Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942 ­ quê ở Tam Dương ­ Vĩnh Phúc ­ Là nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. ­ Thơ Hữu Thỉnh ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Ông viết nhiều và hay về con người,   cuộc sống ở nông thôn về mùa thu. ­ Có nhiều tập thơ, trường ca nổi tiếng: Âm vang chiến hào, đường tới thành phố,trường ca   biển... ­ Giải thưởng báo V/n 1973. giải thương hội nhà văn V/Nam 1980... 2.2. Tác phẩm.  a. Nội dung:  Bức tranh mùa thu được tác giả miêu tả bằng những chuyển mình đầy tinh tế  của chính sự vật trước thời điểm giao mùa.  ­ Tín hiệu của mùa thu đã về  (sự  chuyển mùa cuối hạ  đầu thu) Kết hợp một loạt các từ:   “Bỗng ­ phả ­ hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng, cảm nhận tinh   tế của tác giả tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật.  ­ Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một hình ảnh đám mây của mùa hạ  cũng như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Dường như giữa mùa hạ  và mùa thu   có một ranh giới cụ thể, hữu hình, hiển hiện, liên tưởng đầy thú vị không chỉ cảm nhận bằng  thị  giác mà là sự cảm nhận bằng chính tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết   của Hữu Thỉnh. ­ Ý nghĩa thực và ẩn dụ ở hai câu thơ cuối.  b. Nghệ thuật:  ­ Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng. ­ Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc. ­ Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ. ­ Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa  hạ ­ thu.   c. Chủ đề: Thiên nhiên và những suy ngẫm về cuộc đời. 3. NÓI VỚI CON  (Y Phương) 3.1. Tác giả:  ­ Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng  Khánh, tỉnh Cao Bằng. Y Phương  nhập ngũ 1968.  ­ Thơ Y Phương thể hiện tâm hồn chân chất, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy hình ảnh  Năm học: 2014 – 2015                                                                                                                   4
  5. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 của con người miền núi. 3.2.Tác phẩm:  a. Nội dung:  ­  Bài thơ “Nói với con” rất tiêu biểu cho hồn thơ Y Phương: ­ Dân tộc Tày  yêu quê hương,   làng bản, tự hào và gắn bó với dân tộc mình. ­ Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức   sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.     + Con  lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên   thơ của quê hương.    + Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương và   niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy. => Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần   gũi mà nâng lên thành lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi phạm vi gia đình để mang một ý nghĩa  khái quát:  Nói với con nhưng cũng là để nói với mọi người về một tư thế, một cách sống. b. Nghệ thuật:  ­ Giọng điệu tha thiết.  ­ Hình ảnh cụ thể, sinh động có sức khái quát, mộc mạc, giàu chất thơ.  ­ Bố cục mạch lạc, mạch cảm xúc hợp lý, tự nhiên. 4. VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương) 4.1. Tác giả:  ­ Viễn Phương tên thật là Phan Thanh Viễn (1928) quê  ở  tỉnh An Giang. Tham gia hai cuộc   kháng chiến chống Pháp và Mỹ.  ­ Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực  lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước. ­ Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ  mộng ngay trong hoàn cảnh  chiến đấu ác liệt ở chiến trường  ­ Tác phẩm chính: “Mắt sáng học trò” (1970); “Nhớ  lời di chúc” (1972); “Như  mấy mùa  xuân” (1978)   4.2. Tácphẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác  Bài “Viếng lăng Bác” được viết năm 1976,  lúc công trình lăng Chủ  tịch Hồ Chí Minh đ ược  hoàn thành. Tác giả  cùng đồng  bào, chiến sĩ từ miền Nam ra viếng Bác. b. Nội dung và nghệ thuật *Nội dung : Cảm xúc bao trùm trong toàn bài thơ  là niềm xúc động thiêng liêng thành kính,  lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi tác giả từ miền Nam ra viếng lăng Bác. * Nghệ thuật : ­ Thể thơ và nhịp điệu    ­> Các yếu tố  ấy tạo nên giọng điệu thiết tha trầm lắng và trang trọng thành kính, phù hợp   với không khí và cảm xúc của bài thơ. ­ Từ ngữ và hình ảnh : Các từ xưng hô, các hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm thể  hiện được lòng thành kính    ­> Lời thơ dung dị mà cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.  5. BẾN QUÊ (Nguyễn Minh Châu) Năm học: 2014 – 2015                                                                                                                   5
  6. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9  5.1. Tác giả:    ­ Nguyễn Minh Châu (1930­ 1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, gia nhập quân đội   trong thời kì kháng chiến chống Pháp và trở  thành cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam   thời kì kháng chiến chống Mĩ.  ­ Sau năm 1975, bằng những tìm tòi đổi mới sâu sắc về  văn học nghệ  thuật, đặc biệt là về  truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu trở thành một trong những người mở đường cho công cuộc   đổi mới văn học. Bến quê là một trong những truyện ngắn được viết trong giai đoạn đó. 5.2.Tác phẩm:  a. Nội dung: Truyện chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về  con  người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị  bình dị, gần   gũi của gia đình của quê hương.  b.  Nghệ  thuật: Kết hợp tự sự với miêu tả  và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố  tâm lí. c. Chủ  đề: Bằng việc đặt nhân vật vào tình huống có tính nghịch lí, truyện Bến quê phát   hiện một điều có tính quy luật: trong cuộc đời, con người khó tránh khỏi những điều  vòng vèo, chùng chình, đồng thời thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống   ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững. Câu 1: Hãy tóm tắt truyện ngắn “Bến quê”  bằng một đoạn văn khoảng  15 dòng.   Gợi ý:          Nhĩ từng đi khắp mọi nơi trên thề giới nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh   bởi một căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng cũng chính vào thời điểm ấy, Nhĩ đã phát hiện ra vùng  đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc, một vẻ đẹp bình dị  và hết sức quyến rũ , từ  màu   hoa bằng lăng, màu nước sông Hồng, vùng bãi bồi phù xa bên bờ sông Hồng... Cũng như đến   lúc nằm liệt giường, nhận được sự săn sóc tận tình của vợ, Nhĩ mới cảm nhận hết được nỗi  vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của vợ mình. Nhĩ cũng nhận được sự  quan tâm của chăm sóc của những người hàng xóm  như của bọn trẻ con sống cùng nhà, của   cụ giáo Khuyến...   Nhĩ vô cùng khao khát được một lần đặt chân lên bờ bãi bên kia sông, cái  miền đất thật gần gũi nhưng đã trở  nên rất xa vời đối với anh. Nhĩ nhờ  Tuấn – anh con trai   thứ hai của mình đi sang bờ bên kia hộ bố. Nhưng Tuấn đã sa vào một đám chơi phá cờ thế  trên hè phố. Và anh đã chậm mất chuyến đò duy nhất trong ngày, không làm được điều người  cha mong muốn. Điều đó đã giúp  Nhĩ đã chiêm nghiệm được cái quy luật đầy vẻ  nghịch lý   của đời người: “...con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo   hoặc chùng chình, [...]. Nhĩ thu hết sức tàn vẫy vẫy khi thuyền chạm mũi bên kia sông.    Câu 2: Qua truyện ngắn  “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, em rút ra được bài học gì cho  bản thân ?    Gợi ý:      ­ Học sinh  tự rút ra bài học bổ ích cho bản thân. Nhưng có thể dựa trên các ý sau:    ­ Phải biết phát hiện và trân trọng những vẻ đẹp và giá trị  bình dị  gần gũi của cuộc sống   của quê hương. Năm học: 2014 – 2015                                                                                                                   6
  7. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9    ­ Phải biết tin yêu vào cuộc sống quanh ta và làm cho nó đẹp hơn…  Câu 3: Giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nhà văn Nguyễn Minh Châu.       Gợi ý:         a.Tác giả:  ­ Nguyễn Minh Châu (1930­ 1989) quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, gia nhập quân đội   trong thời kì kháng chiến chống Pháp và trở  thành cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam   thời kì kháng chiến chống Mĩ.  ­ Sau năm 1975, sáng tác của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là về  truyện ngắn, đã thể  hiện  những tìm tòi quan trọng về tư tưởng và nghệ thuât, góp phần đổi mới văn học ở nước ta từ  những năm 80 của thế  kỉ  XX đến nay. Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ  Chí   Minh về văn học nghệ thuật (năm 2000)         b. Tác phẩm: ­ Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu xuất bản năm   1985. * Nội dung: ­ Truyện chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc   đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình  của quê hương. * Nghệ thuật:  ­  Miêu tả tâm lí tinh tế, nhiều hình ảnh giàu tính biểu tượng, cách xây dựng tình huống, trần   thuật theo dòng tâm trạng của nhân vật. 6. NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI  (Lê Minh Khuê) 6. 1. Tác giả: ­ Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Từ một nữ sinh Trung   học phổ  thông Lê Minh Khuê gia nhập đội thanh niên xung phong thời chống Mĩ cứu nước.   Năm 1970 chị bắt đầu viết văn.Trong những năm chiến tranh, truyện của Lê Minh Khuê viết   về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong (mà bản thân chị là thành viên) và bộ đội  trên tuyến đường Trường Sơn đã gây được sự chú ý của bạn đọc. ­ Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con   người với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ  nữ. 6.2. Tác phẩm: ­ Truyện " Những ngôi sao xa xôi"  ở  trong số  những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,  viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.  ­ Lê Minh Khuê am hiểu cặn kẽ nỗi lòng cùng với tâm lí của những con người tuổi trẻ  trên  tuyến đường Trường Sơn. ­ Truyện được trần thuật qua lời một nhân vật nữ Phương Định, một cô gái thanh niên xung   phong trẻ nhiều mơ mộng, có tâm hồn nhạy cảm và trong sáng. a. Nội dung: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mộng mơ, tinh thần dũng  cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô  gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó là hình  ảnh đẹp, tiêu biểu về  Năm học: 2014 – 2015                                                                                                                   7
  8. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.  b. Nghệ thuật:      Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, có cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động,   trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. c. Chủ đề: Ca ngợi những cô gái thanh niên xung phong trên những nẻo đường Trường Sơn thời kì kháng  chiến chống Mĩ với tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần lạc quan, dũng cảm, cuộc sống   chiến đấu đầy gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan. Đó là hình ảnh đẹp của thế hệ  trẻ Việt Nam những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỉ XX.  Câu 1: Hãy tóm tắt truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" bằng một đoạn văn khoảng   20 câu. Gợi ý: Đoạn tóm tắt truyện gồm các ý sau: ­ Tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn gồm ba nữ thanh  niên xung phong rất trẻ là Phương Định, Nho và tổ trưởng là chị Thao. ­ Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch  gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. ­ Công việc của họ nguy hiểm, thường xuyên đối mặt với thần chết. ­ Cuộc sống của họ gian khổ, nguy hiểm nhưng họ vẫn có niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ,   những giây phút thanh thản mơ mộng và dù mỗi người một tính, họ vẫn rất yêu thương nhau. ­ Phương Định là cô gái mơ mộng, hồn nhiên và dũng cảm. ­ Phần cuối truyện kể  về  hành động, tâm trạng các nhân vật trong lúc chăm sóc Nho bị  thương khi phá bom. Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm " Những ngôi sao xa xôi"của Lê Minh Khuê. Gợi ý: ­ Những ngôi sao xa xôi là một nhan đề  rất lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời kháng  chiến chống Mĩ.  ­ Nhan đề những ngôi sao xa xôi xuất phát từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các   anh bộ đội lái xe ngợi ca họ, hình ảnh lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp với những cô  gái mơ  mộng đang sống và chiến đấu trên cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn những  năm chống Mĩ (60­70) ác liệt. Ba cô gái trẻ  ba vì sao xa xôi trên cao điểm của tuyến đường   Trường Sơn. ­ Những ngôi sao xa xôi cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi, dịu dàng mát mẻ như sương núi, có sức   mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về  sự  ngời sáng của phẩm chất cách mạng trong   những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Phương Định, Nho hay Thao đều là những   "ngôi sao xa" nơi cuối rừng Trường Sơn, sáng ngời vẻ  đẹp của chủ  nghĩa anh hùng cách   mạng. Bằng khả năng sáng tạo và nhờ có những ngày từng lăn lộn với chiến trường " Những  ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã có một chỗ đứng vững vàng, luôn hấp dẫn người đọ. b. Thực hành Câu 1:  Trình bày những hiểu biết của em về đặc điểm nghệ thuật trong bài thơ “Con   cò” của Chế Lan Viên. ­ Về thể  thơ: Sử dụng thể thơ tự do nhưng có nhiều câu mang dáng dấp thể thơ 8 chữ. Thể  thơ  tự  do cho tác gải khả năng thể  hiện tình điệu cảm xúc một cách linh hoạt dễ  dàng biến  đổi  ở  bài thơ  này các đoạn thường được bắt đầu từ  những câu thơ  ngắn có cấu trúc giống   nhau nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Năm học: 2014 – 2015                                                                                                                   8
  9. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 ­ Vần : Cũng là yếu tố được tận dụng để tạo âm hưởng lời ru vì vậy tuy không sử dụng thể  lục bát quen thuộc. Bài thơ vẫn gợi được âm hưởng lời hát ru. Tuy nhiên bài thơ của Chế Lan   Viên không phải là một bài hát ru thực sư, giọng điệu của bài thơ  còn là giọng suy ngẫm, có  cả triết ly. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng  vào tâm trí nhiều hơn sự suy ngẫm phát hiện. ­ Về hình ảnh: sáng tạo hình ảnh trong ca dao chỉ là nơi xuất phát là điểm tựa cho những liên   tưởng, tưởng tượng sáng tạo mở  rộng của tác giả. Đặc điểm chung của hình  ảnh trong bài  thơ  này thiên về  ý nghĩa biểu tượng mà nghĩa biểu tượng không phải chỗ  nào cũng rành  mạch rõ ràng. Những hình  ảnh biểu tượng trong bài thơ  lại gần gũi rất quen thuộc vẫn có  khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới và có giá trị biểu cảm.  Câu 2: Nêu ngắn gọn  giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” ­   Thanh Hải. ­ Giá trị nội dung: + Đề tài mùa xuân là đề tài phong phú cho các thi nhân thử bút. Đã có bao nhiêu bài thơ hay về  mùa xuân. Nhà thơ Thanh Hải khá thành công khi phát hiện “Mùa xuân nho nhỏ” – ước vọng   khiêm tốn dâng hiến cho đời của bản thân mình và con người. Hãy làm tiếng chim, làm sắc  hoa, làm nốt nhạc hòa vào bản hòa ca mùa xuân bất tận của đất trời, cuộc đđời. ­ Giá trị nghệ thuật: + Bài thơ là tiếng nói tâm tình, là cảm hứng mùa xuân. Tác giả đã phát hiện được sự hòa hợp   các tầng bậc mùa xuân. Xuân của đất trời – Xuân của đất nước, của những người làm nên   lịch sử – xuân trong lòng của mỗi cá nhân. + Sự thay đổi cách xưng hô, sử dụng cấu trúc điệp, lựa chọn từ ngữ chính xác đã làm cho bài   thơ vừa cụ thể lại vừa khái quát, vừa riêng lại vừa chung. Nó l “nốt trầm” nhưng lại là “nốt  trầm xao xuyến”, không hòa lẫn. + Cấu tứ  của bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự  phát triển của hình ảnh mùa xuân. Từ  mùa xuân   đất trời sang mùa xuân đất nước và mùa xuân của mỗi người góp vào mùa xuân lớn của cuộc  đời. + Giọng điệu bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng điệu có sự biến đổi phù   hợp với nội dung từng đoạn: vui, say sưa ở đoạn đầu; nhịp nhanh, hối hả, phấn chấn ở đoạn   giữa; bộc bạch những tâm niệm trầm lắng và tha thiết ở đoạn kết.  Câu 3: Trình bày nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ “Viếng lăng Bác” ­ Viễn Phương? ­ Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. + Bài thơ tả việc viếng lăng Bác theo trình tự thời gian và không gian từ ngoài vào trong lăng,  từ  khi viếng và xúc cảm sau khi viếng với những thủ  pháp nghệ  thuật quen thuộc:  ẩn dụ,   nhân hóa, tượng trưng...nhưng gây một cảm xúc đặc biệt. Thành công trước hết là nhờ  cảm   xúc hết sức chân thành và sâu sắc của Viễn Phương. Xúc cảm đó lại được “cộng hưởng” bởi   tình cảm thiêng liêng mà Bác dành cho nhân dân miền Nam và tình cảm thành kính, ngưỡng   mộ mà toàn dân tộc dành cho Bác. + Bài thơ có bố cục gọn rõ, giọng điệu phù hợp với nội dung cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu  lắng, vừa thiết tha, đau xót xen lẫn sự tự hào. Giọng điệu thơ  được tạo nên bởi các yếu tố:   thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh. + Thể  thơ: chủ  yếu là tám tiếng, riêng khổ  thứ  ba chỉ  có bảy tiếng và dòng cuối khổ  hai là   chín tiếng, cách hiệp vần có hai dạng: vần liền và vần cách: nhịp thơ nhìn chung là chậm rãi,  Năm học: 2014 – 2015                                                                                                                   9
  10. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 diễn tả  được sự  trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng tác giả. Riêng khổ  thơ  cuối nhịp thơ  có phần nhanh hơn, với điệp ngữ  “muốn làm” và điệp cấu trúc, thể  hiện rõ   mong ước tha thiết và nỗi niềm lưu luyến của nhà thơ. + Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, nhất là có sự kết hợp giữa hình ảnh thực với hình ảnh ẩn  dụ giàu tính biểu tượng, nhất là các ẩn dụ – biểu tượng như: mặt trời trong lăng, tràng hoa,   vầng trăng sáng dịu hiền, trời xanh mãi mãi... Câu 4: Sự tinh tế trong cảm nhận của Hữu Thỉnh về những biến chuyển trong không   gian lúc sang thu? + Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. + Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. + Dòng sông trôi một cách thanh thản gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những  cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi hoàng hôn. + Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi   những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ . + Lúc này cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ gắn cùng những cơn mưa rào mùa hạ thường   có. Biến chuyển không gian lúc sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng   những giác quan và sự rung động tinh tế qua hương vị qua sự vận động của gió, sương, của  dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm và những từ  ngữ  diễn tả  cảm  giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dáng, vắt nửa mình... Câu 5:  Mượn lời nói với con trong bài thơ “Nói với con” của Y phương, nhà thơ gợi về  cội nguồn sinh dưỡng con người, gợi về  sức sống mạnh mẽ, bền bỉ  của quê hương  mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý đó như thế nào? ­ Lòng yêu thương con cái, ước mơ thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phát huy truyền thống của   tổ tiên, quê hương vốn là một tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta đi suốt bao đời   nay.  Bài thơ  “Nói  với  con”   cũng nằm  trong  cảm  hứng  rộng  lớn,   phổ   hiến  ấy  nhưng Y   Phương đã có cách nói xúc động của riêng mình. Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội   nguồn dinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ  của   quê hương mình. Bài thơ được bố cục thành hai đoạn: + Đoạn 1: (Từ  đầu đến Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời) Con lớn lên trong tình yêu thương,   sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương. + Đoạn 2: (Phần còn lại) Lòng tự  hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao   đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.  Với bố cục như vậy, bài thơ đi từ  tình cảm gia đình mà mở  rộng ra tình cảm quê hương, từ  những kỉ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên lẽ sống. Cảm x úc, chủ  đề  của bài thơ bộc lộ,   dẫn dắt một cách tự  nhiên, có tầm khái quát nhưng cụ  thể, diễn tả  mộc mạc mà gợi cảm,   mạnh mẽ.  Câu 6: Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Mây và Sóng”của Ta­go? ­ Bài thơ  là một lời em bé thủ  thỉ  ,chuyên trò với mẹ:em bé yêu mây và sóng,muốn đi chơi  cùng mây và sóng nhưng em còn yêu mẹ  hơn, nên đã  ở  nhà bày ra “cái trò mây và sóng” để  Năm học: 2014 – 2015  10
  11. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 được quấn quýt bên me. Ta­go không đối lập tình mẹ  con với tình yêu thiên nhiên mà chỉ  muốn nhấn mạnh một điều: cho dù thiên nhiên có đẹp đến đâu có hấp dẫn đến đâu nhưng   cũng không thể cuốn hút bằng tình mẹ. Điều này đã tạo nên tứ  thơ Mây và sóng để  ca ngợi   tình mẫu tử thiêng liêng. ­ Bài thơ  tràn ngập những hình  ảnh thiên nhiên thơ  mộng, giàu ý nghĩa tượng trưng: mây,  trăng và bầu trời; sóng và bờ biển. Từ những hình ảnh này, nhà thơ  đã xây dựng một tứ  thơ  độc đáo nói về tình mẫu tử thiêng liêng, nó chắp cánh cho trí tưởng tượng bay bổng để tạo ra   hai cảnh giàu chất thơ theo cách nghĩ của trẻ thơ: Mây và sóng rủ em bé đi chơi và em đã từ  chối để ở nhà bày ra “cái trò chơi mây và sóng” cùng với mẹ. Hai cảnh này lại được diễn tả  bằng lời em bé thủ thỉ kể chuyện với mẹ dưới hình thức đối thoại lồng trong độc thoại.  ­ Tất cả  đặc sắc nghệ  thuật này tạo nên vẻ  đẹp của bài thơ  Mây và sóng – một vẻ  đẹp kì  thú, huyền ảo, lấp lánh ánh sáng của tình mẫu tử thiêng liêng. Câu 7: a. Trình bày nội dung, ý nghĩa và nét đặc sắc về  nghệ  thuật của truyện ngắn   “Những ngôi sao xa xôi” ­ Lê Minh Khuê. Truyện ngợi ca thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ  cứu nước qua hình   ảnh đẹp đẽ  của những cô gái thanh niên xung phong  ở  một tổ  trinh sát phá bom trên tuyến   đường Trường Sơn. Đó là những cô gái trẻ trung tâm hồn trong sáng, giàu mộng mơ, và trong   cuộc sống chiến trường đầy gian khổ, hy sinh họ  luôn luôn hồn nhiên, yêu đời, dũng cảm.  Cuộc sống riêng và những kỷ niệm đẹp thời niên thiếu đã giúp họ vươn lên trong cuộc chiến   đấu và làm ngời sáng thêm gương mặt của tứng người trong chiến trận. Phải là người trong  cuộc, phải hiểu, phải yêu thương và cảm phục họ  đến thế  nào thì nhà văn mới viết về  họ  những trang đẹp và thấm tình đến thế . ­ Đặc sắc nghệ thuật: + Về phương thức trần thuật: truyện được trần thuật từ  ngôi thứ  nhất, cũng là nhân vật  chính. Cách này tạo điều kiện thuận lợi để  tác giả  tập trung miêu tả  thế  giới nội tâm của   nhân vật và tạo ra một điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng   điểm trên tuyến đường Trường Sơn. + Một nét đặc sắc nổi bật là nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu là miêu tả tâm lí. + Ngôn ngữ  và giọng điệu: ngôn ngữ  trần thuật phù hợp với nhân vật kể  chuyện – cô gái  thanh niên xung người Hà Nội – tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ  tự   nhiên, gần  với khẩu ngữ, trẻ trung và có chất nữ tính. Lời kể thường dùng những câu ngắn, nhịp nhanh,  tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường.  Ở  những đoạn hồi tưởng,   nhịp kể chậm lại , gợi nhớ những kỉ niệm của tuổi niên thiếu hồn nhiên, vô tư  và không khí   thanh bình trước chiến tranh. b. Beân caïnh nhöõng phaåm chaát chung nhö hai ñoàng ñoäi cuøng toå , em thaáy Phöông Đònh trong Truyeän ngaén “N höõng ngoâi sao xa xoâi” coù neùt gì rieâng veà taâm hoàn tính caùch , Haõy phaân tích ? a. Nét chung: ­ Có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ: (ở đây đầy bom Mỹ, cái chết có thể đến bất   cứ khi nào nhưng để thông mạch giao thông luôn thông suốt nên các cô luôn vẫn sẵn sàng cho  việc ra trận địa; Có những lúc họ nghĩ đến cái chết khi nguy hiểm kề bên, nhưng điều ấy chỉ  thoáng qua rất mờ nhạt nhường chỗ cho ý nghĩ làm thế nào để những quả bom kia phải nổ ­>   Đặt nhiệm vụ lên trên cả tính mạng). Năm học: 2014 – 2015  11
  12. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 ­ Dũng cảm, gan dạ: (Sẵn sàng nhận việc phá bom mà không cần sự  trợ  giúp của đơn vị,   dám đối mặt với thần chết mà không hề  run sợ). Sau mỗi đợt bom đánh họ  lại lao lên mặt  đường làm nhiệm vụ. Không biết bao nhiêu lần họ bị bom vùi. Trong 3 người thì 2 người đã  từng bị  tưhưong đó là Nho và Phương Định. Họ  nói về  cái chết nhẹ  nhàng. Để  rồi sau mỗi   trận bom vượt qua cái chết họ lại hát say sưa những bài hát tươi vui. ­ Họ  có tình đồng đội gắn bó, thân thiết, hiểu được tính tình, sở  thích của nhau, quan tâm  chăm sóc nhau rất chu đáo (Phương Định bồn chồn, lo lắng khi chờ Thao và Nho đi trinh sát   bom trên cao điểm; khi Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã lo lắng, băng bó chăm sóc   Nho cẩn thận với một niềm xót xa như chị em ruột thịt. + Tâm hồn: Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ  không đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới” ­> bình tĩnh, tự tin thực hiện từng thao   tác phá bom, chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. Chi tiết miêu tả này thống nhất với   tính cách của nhân vật luôn mang trong mình lòng kiêu hãnh của một cô gái Hà Nội. Phương Định là hình  ảnh tiêu biểu của những người con gái Hà Nội vào chiến trường đánh  giặc. ­ Cô rất trẻ, có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ trong những ngày thanh bình của   thành phố. ­ Ngay giữa chiến trường ác liệt, Phương Định vẫn không mất đi sự hồn nhiên, trong sáng: cô   hiện lên rất đời thường, rất thực với những nét đẹp tâm hồn: nhạy cảm, hay mơ  mộng và  thích hát (cảm xúc của Định trước cơn mưa đá). ­ Là cô gái kín đáo trong tình cảm và tự  trọng về  bản thân mình (hay ngắm nhìn mình qua   gương, biết mình đẹp và được các anh bộ đội để  ý nhưng không tỏ ra săn sóc, vồn vã… nét  kiêu kỳ của những cô gái Hà Thành). ­ Tình cảm đồng đội sâu sắc: yêu mến hai cô bạn cùng tổ, yêu mến và cảm phục tất cả  những   chiến   sĩ   mà   cô   gặp   trên   tuyến   đường   Trường   Sơn.   (chăm   sóc   Nho   khi   Nho   bị  thương…). ­ Ngời lên những phẩm chất đáng quý: có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự  tin…(thể  hiện tâm trạng suy nghĩ của nhân vật trong một lần phá bom). Tác giả  am hiểu và   miêu tả sinh động nét tâm lý của những nữ thanh niên xung phong. => Nhân vật Phương Định đã để  lại trong lòng người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và   sự kính phục về phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống   Mỹ. c. Từ đó giải thích vì sao taùc giaû laïi ñaët teân truyeän laø “ Nhöõng ngoâi sao xa  xoâi” câu 8: Bài học cần rút ra cho bản thân qua bức chân dung tự họa của “Rô­bin­xơn Cru­ xô” trích tác phẩm cùng tên của nhà văn Anh Đi­phô? Qua những chi tiết về bức chân dung tự  họa, ta còn thấy hiện lên thấp thoáng cuộc sống vô   cùng gian khổ  của Rô­bin­xơn ngoài đảo hoang. Anh đã lâm vào cảnh thiếu thốn nghiêm  trọng (chuyển trang phục, trang bị bằng vải sang trang phục, trang bị b ằng da) ph ải đối mặt   Năm học: 2014 – 2015  12
  13. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 với sự  khắc nghiệt của thời tiết (nắng mưa thất thường) các trang bị  mà Rơ­bin­xơn mang  trên người chứng tỏ cuộc sống của Rô­bin­xơn trên đảo hoang rất vất vả, anh vừa phải lao   động, chăn nuôi, săn bắn, vừa phải tự  bảo vệ  mình không chỉ  có vậy chân dung tự  họa và  giọng kể  của Rô­bin­xơn còn thể  hiện một tinh thần lạc quan bất chấp mọi khó khăn gian  khổ. Khắc họa chân dung của mình, Rô­bin­xơn không lần nào than phiền về sự thiếu thốn,   khổ sở. Trái lại cách kể, tả một cách hài hước chân dung của mình đã thể  hiện rõ tinh thần   lạc quan của Rô­bin­xơn. Chất hài hước, lạc quan được thể hiện rõ nhất ở phần đầu “tôi cứ  mỉm cười tưởng tượng” “xin các bạn vui lòng hình dung bộ  dạng của tôi” và ở  phần mô tả  về bộ ria mép, anh hài hước so sánh bộ ria mép như cái mắc treo một bị lạc giữa đảo hoang,   sống tách biệt giữa loài người và gặp rất nhiều khó khăn nhưng Rô­bin­xơn vẫn không buông  xuôi. Anh đã biết mình khắc phục mọi khó khăn, luôn luôn vượt lên trên mọi hoàn cảnh để  làm cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Có thể  nói bức chân dung tự  họa và lời kể  của Rô­bin­xơn đã giúp ta rút ra bài học cho mình về  tinh thần vượt khó, lạc quan vươn lên  trong cuộc sống. Câu 9: Giá trị nội dung và nghệ thuật qua văn bản “Bố của Xi­mông” của Mô­pa­xăng. ­ Nội dung. + Qua văn bản “Bố của Xi – mông” tác giả  đã miêu tả  sâu sắc, tinh tế nỗi đau không có bố  của chú bé Xi – Mông và niềm khát khao có bố của em. Tác giả đã cảm thông bênh vực Xi –  Mông và phê phn những trị  cười giễu trên nỗi đau của người khác, Mô­pa­xăng cĩ cch nhìn   nhn hậu, độ lượng và bênh vực những người phụ nữ đã từng lầm lỡ như  chị  Blăng­sốt. Tuy  lầm lỡ nhưng chị vẫn là người đứng đắn, đáng được nể trọng, đáng được hưởng hạnh phúc   như mọi người. + Truyện ngắn cũng thể  hiện rõ quan điểm tiến bộ  của Mô­pa­xăng phê phán những cách  nhìn định kến, hẹp hòi, trân trọng những con người bình thường như  Blăng­sốt, Phi­líp, Xi –  Mông đã vượt qua định kiến để có một gia đình hạnh phúc. ­ Nghệ thuật. + Nét đặc sắc của truyện ngắn là tác giả đã thấu hiểu sâu sắc tâm lí trẻ em, sự ngây thơ, hồn   nhiên và dễ bị tổn thương của tâm hồn con trẻ + Diễn biến câu chuyện theo trình tự  thời gian mà vẫn duy trì được hứng thú , Xi­mông từ  tuyệt vọng đến hi vọng và tin tưởng, Phi­líp đ an ủi cậu bé, rồi nhận đùa làm bố, từ  ông bố  danh nghĩa đến ông bố chính thức. + Câu chuyện có hậu mà không dễ dãi, giản đơn.  Câu 10: Tình yêu thương của Thoĩc­tơn và chú chó Bấc qua ngòi bút của Giắc Lân­đơn. ­ Tình yêu thương đặc biệt của Thoĩc­tơn và chú chó Bấc đã làm thức dậy trong lòng ta  những tình cảm trong sáng, vị tha những cách sống có tình có nghĩa, đoạn trích tràn đầy cảm   hứng nhân văn khi Giắc Lân­đơn miêu tả  sự  cảm hóa chú chĩ Bấc của Thoĩc­tơn với một  niềm tin mãnh liệt vào con người. Hy yêu thương loài vật, hãy quan hệ tốt đẹp với thế giới   tự  nhiên và với con người – phải chăng đó là thông điệp gửi đến mọi người của Giắc Lân­ đơn? ­ Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, tài quan sát tinh tế, hiểu biết sâu sắc về đời sống, tập   tính của loài chó kéo xe trượt tuyết ở Bắc Mĩ, cùng với trí tưởng tượng tuyệt vời, nhà văn đã  đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc và diễn tả  sinh động nhiều biểu hiện khác nhau về  tình yêu thương của nó đối với Thooc­tơn . Thủ  pháp so sánh được tác giả  sử  dụng thành   Năm học: 2014 – 2015  13
  14. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 công đ góp phần tô đậm và khắc sâu tâm trạng và tính cách của con chó Bấc.  Câu 11:    Nêu hoàn cảnh sáng tác của vở  kịch “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng và  tóm tắt hồi 4 của vở kịch. Vở  kịch Bắc Sơn được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946,  trong không khí sôi sục của những năm đầu cách mạng (công diễn ngày 6­4­1946) tác phẩm   được đánh giá là sự  khởi đầu cho nền kịch cách mạng trên sân khấu nước nhà, với sự  thể  hiện thành công một sự  kiện cách mạng và những con người mới: quần chúng và người  chiến sĩ cách mạng, vở  kịch gồm 5 hồi, văn bản chọn đưa vào sách giáo khoa là 4 lớp đầu   của hồi 4 * Tóm tắt hồi 4 Đêm khuya Thơm thấy Ngọc, chồng mình cầm gậy và đèn bấm định đi đâu trong cái dáng   điệu rất khả  nghi. Nàng hỏi nhưng Ngọc cứ  giấu quanh. Nàng cho chồng biết có tin đồn   Ngọc dắt tây vào đánh Vũ Lăng. Ngọc chối và nói tránh sang chuyện về Thái (một chiến sĩ  cách mạng). Có tiếng gọi và Ngọc vội vã ra đi. Thơm ngồi một mình, nghĩ  đến mé (mẹ) rồi   nghĩ đến Thái không khéo thì bị  bắt mất (lớp 1) Thái và Cưủ  bị  giặc đuổi, chạy nhầm vào   nhà Thơm, Thơm tìm cách giấu hai người vào buồng của mình (lớp 2).Ngọc lại trở về nhà để  truy lùng Thái và Cửu. Thơm khôn khéo thông báo cho hai người biết để đề phòng đồng thời   cũng tìm mọi cách để che chắn không cho Ngọc biết. Cuối cùng Ngọc lại ra đi (lớp 3) Thơm   thở dài khoan khoái nhìn theo Ngọc đi, mỉm cười : “May thế” (lớp 4). Câu 12: Truyện ngắn “Bến quê” có mấy tình huống? Hãy tóm tắt truyện ngắn “Bến   quê” .Từ đó nêu  khái quát chủ đề của truyện ngắn này? Tình huống: ­ Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ, người đã đi đến hầu khắp mọi nơi trên thế giới ­ hầu như  bị liệt toàn thân không thể tự di chuyển được, dù chỉ loà nhích nửa người trên giường bệnh.  Tất cả  mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ  vào sự  giúp đỡ  của người khác mà chủ  yếu là   của Liên, vợ anh. ­ Tình huống trớ trêu ấy lại dẫn đến một tình huống tiếp theo, cũng đầy nghịch lý. Khi Nhĩ đã   phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng  anh biết rằng sẽ không bao giờ có thể được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở  rất gần anh.  Nhĩ đã nhờ  cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều khao khát  ấy, nhưng rồi cậu ta lại sa   vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. * Tóm tắt truyện “Bến quê”: Buổi sáng đầu thu, Nhĩ bị bệnh nặng nằm bên cửa sổ để Liên ­ vợ anh săn sóc. Anh nghĩ suốt   đời mình đã làm vợ  khổ. Nhĩ nhìn qua cửa sổ  đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ  lùng của bãi bồi   bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà anh và trong anh bỗng bừng lên khao khát được đặt  chân lên vùng đất ấy, anh cũng biết rằng sẽ không bao giờ thực hiện được điều ấy. Anh sai  thằng Tuấn ( con trai) thay anh sang bên kia sông chơi loanh quanh một lúc. Chàng trai vâng lời nhưng lại   ham vui nên muộn chuyến đò. Bọn trẻ hàng xóm sang giúp anh. Cụ giáo Khuyến ghé vào hỏi  thăm. Nhĩ cố sức giơ tay ra ngoài cửa sổ như ra hiệu khẩn thiết cho một người nào đó. *Chu đề ̉  : Nhưng suy ngâm trai nghiêm sâu săc cua nha văn vê  con ng ̃ ̃ ̉ ̣ ́ ̉ ̀ ̀ ười va cuôc đ ̀ ̣ ời , thức  Năm học: 2014 – 2015  14
  15. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 ̉ ở moi ng tinh  ̣ ươi s ̀ ự trân trong nh ̣ ưng ve đep va gia tri binh di ,gân gui cua gia đinh, quê  ̃ ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ̃ ̉ ̀ hương. ­ Qua truyện ngắn  “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, em rút ra được bài học gì cho bản   thân ? III. ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XàHỘI  1. Viết văn bản nghị luận ngắn ( khoảng 10 câu) về lòng khoan dung, 2. Viết một đoạn văn ( từ 8 đến 10 dòng) có nội dung về lòng nhân hậu. 3. Viết đoạn văn ( 8 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về thần tượng của tuổi học trò. 4. Viết một đoạn văn ( từ 6 đến 10 câu) có nội dung về vấn đề bảo vệ môi trường. 5. Viết đoạn văn ( 7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề an toàn giao thông. 6. Viết đoạn văn ( 6 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về tình bạn. 7. IV. TẬP LÀM VĂN  a. Đề bài nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí Đề 1: Lòng tự trọng của mỗi con người trong cuộc sống. Đề 2: Suy nghĩ về vấn đề thanh niên phải sống có lí tưởng. Để 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. Đề 4: Suy nghĩ vể đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” Đề 5: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” Để 6: Suy nghĩ vể câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” Để 7: Suy nghĩ của em vể bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con” ** Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý: Đề 2 Yêu cầu: ­ Viết bài văn nghị luận vể một vấn đề tư tưởng, đạo lí. ­ Vấn đề cần bàn luận: “Thanh niên sống phải có lí tưởng” ­ Bài viết có luận điểm rõ ràng, luận cứ đầy đủ và lập luận rành mạch. ­ Cần trình bày được những suy nghĩ về  vấn đề  tư  tưởng sống cao đẹp, phê phán lối sống   tầm thường, ích kỉ, cá nhân và nêu lên lí tưởng sống của thanh niên. Gợi ý: ­ Cần làm rõ lí tưởng sống là gì? Vì sao cuộc sống lại phải có lí tưởng, lí tưởng như thế nào  được coi là tiến bộ, tốt đẹp? Những biểu hiện nào trái với lí tưởng sống đẹp. ­ Trong bài viết cần làm cho mọi người hiểu biết về những tấm gương có lí tưởng sống cao   đẹp. ­ Suy nghĩ về “lí tưởng sống” và hướng phấn đấu của bản thân. ­ Cần kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm một cách thích hợp. Lập dàn ý: *Mở bài: Lí tưởng sống và cuộc đời của mỗi người. Năm học: 2014 – 2015  15
  16. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 *Thân bài: ­ Lí tưởng sống là gì? Vì sao con người cần sống có lí tưởng? ­ Suy nghĩ của người viết vể cuộc sống có lí tưởng? ­ Những tấm gương về cuộc đời những người có lí tưởng sống cao đẹp. ­ Phê phán lối sống ích kỷ, cá nhân của những người sống không có lí tưởng. *Kết bài:Suy nghĩ về  việc phấn đấu cho lí tưởng sống phục vụ  cho đất nước và dân tộc   trong công cuộc đổi mới hiện nay. b. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Đề 1:.Cảm nhận của em về đoạn thơ sau :  “… Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hươg thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con             (Y Phương, Nói với con) Gợi ý :  +Mở bài : +Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.               + Khái quát nội dung cảm xúc của đoạn thơ : lời cha nói với con về sức sống mạnh   mẽ  của quê hương, về  những phẩm chất tốt đẹp, đáng tự  hào của “người đồng mình” và  niềm kỳ vọng con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ấy.  +Thân bài :  Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ : 1/ Lơì  cha nói với con về những đức tính tốt đẹp của người dân quê mình : a. Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Biết vượt qua gian khổ bằng ý chí nghị lực của bản thân : b.  Người đồng mình tuy thô sơ da thịt Chẳng mấy  ai nhỏ bé đâu con  Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương    Còn quê hương thì làm phong tục Người đồng mình tuy vật chất còn thiếu thốn  nhưng tâm hồn quyết không nhỏ  bé  tầm  thường. Họ biết xây dựng  quê hương bằng chính đôi bàn tay và sức lao động của mình. Họ  Năm học: 2014 – 2015  16
  17. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 biết trân trọng giữ  gìn những phong tục, truyền thống tốt đẹp của quê hương. Qua những lời tâm tình, cha đã truyền cho con lòng yêu mến, tự hào về truyền thống tốt đẹp  của quê hương. 2/Những điều cha mong mỏi, kỳ vọng nơi con :  a. Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập  ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Cha mong con lớn lên trở  thành một người biết sống tình nghĩa, thủy chung, không chê bai   phản bội quê hương dù quê hương còn nghèo khổ. Mong con biết phát huy truyền thống tốt   đẹp của quê hương, biết sống mạnh mẽ, khoáng đạt , vượt qua mọi khó khăn trở  ngại như  tính cách vốn có của “người đồng mình” b/ Con ơi tuy thô sơ da thịt     Lên đường    Không bao giờ nhỏ bé được   Nghe con. Cha mong con  tự hào về truyền thống quê hương, tự tin vững bước vào đời, Lồng vào những nội dung trên, HS biết phân tích giá trị  những chi tiết nghệ thuật : cách nói   bằng hình  ảnh cụ  thể, mộc mạc (thô sơ  da thịt, tự  đục đá kê cao quê hương), Hình ảnh so  sánh (như sông như suối), ẩn dụ (đá gập ghềnh, thung nghèo đói), điệp ngữ (những câu thơ, ý  thơ  được lặp đi lặp lại  : người đồng mình yêu lắm, …thương lắm con  ơi,  nghe con, đâu  con…) tạo giọng điệu nhắn nhủ  tha thiết,    ấm áp, trìu mến cho lời thơ, thể  hiện tình yêu   thương,  tin tưởng và niềm kỳ vọng của cha với đứa con yêu.   +Kết bài : ­Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.                   ­Cảm nghĩ của bản thân.  ĐỀ 2 : Cảm nhận và suy nghĩ của em về hai khổ trong bài thơ “ Viếng lăng Bác ”, nhà  thơ Viễn Phương: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân... Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!                              Mở bài: - Giới thiệu bài thơ “Viếng lăng Bác” ( tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác…).  - Nêu ý kiến khái quát về đoạn thơ ( khổ 2,3). Thân bài: (Lần lượt trình bày những cảm nhận,suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật  Năm học: 2014 – 2015  17
  18. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 của đoạn thơ). Khổ thơ 2: được tạo nên bằng hai cặp câu với những hình ảnh thực và ảo sóng đôi.                   + “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng                        Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”                   + “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” +Thực: là hình  ảnh ngày ngày “mặt trời đi qua trên lăng” và dòng người đông đảo chậm rãi,  thành kính xếp hàng nối tiếp nhau vào lăng viếng Bác di chuyển thành một vòng tròn.  +Ảo: là hình ảnh “mặt trời trong lăng rất đỏ” và dòng người đó kết thành “tràng hoa dâng bảy   mươi chín mùa xuân”… Khổ thơ 3: diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng Bác. +Nhà thơ tả Bác bằng hai câu thơ giản dị và xúc động:           “ Bác nằm trong giấc ngủ bình yên,             Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền.” +Hình ảnh vầng trăng gợi ta liên tưởng đến đời sống tinh thần thanh cao, trong sáng và những   bài thơ tràn ngập ánh trăng của Bác. +Phút giây bên Bác là phút giây thiêng liêng nhất trong đời nhà thơ. Cảm xúc trào dâng thành  niềm xúc động vô bờ, vượt qua cả qui luật sinh tử của Tạo hóa:           “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi,              Mà sao nghe nhói ở trong tim!”…. Kết bài: ­ Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ. ­ Cảm nghĩ sâu sắc nhất của bản thân về đoạn thơ.  Đề 3: Cam nhân va suy nghi cua em vê đoan th ̉ ̣ ̀ ̃ ̉ ̀ ̣ ơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”  – Thanh Hải. “Ta lam con chim hot ̀ ́ ̣ ̀ Ta lam môt canh hoa ̀ ̣ Ta nhâp vao hoa ca ̀ ̀ ̣ Môt nôt trâm xao xuyên. ́ ̀ ́ ̣ Môt mua xuân nho nho ̀ ̉ ̣ Lăng le dâng cho đ ̃ ời ̀ ̀ ̉ Du la tuôi hai m ươi ́ ̣ Du la khi toc bac.” ̀ ̀ Gợi ý : ­ Tâm niêm,  ̣ ươc nguyên cua tac gia la khat vong đ ́ ̣ ̉ ́ ̉ ̀ ́ ̣ ược hoa nhâp vao cuôc sông cua đât n ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̉ ́ ước,  ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ̉ công hiên phân tôt đep – du be nho cua minh cho cuôc đ ́ ́ ̀ ̣ ời chung, cho đât ń ước. ̉ ̀ ̣ ­ Tac gia đê câp đên môt vân đê l ́ ́ ̣ ́ ̀ ớn cua nhân sinh quan, đo la môi quan hê gi ̉ ́ ̀ ́ ̣ ưa ca nhân v ̃ ́ ới  ̣ công đông. ̀ ­ Ươc nguyên chân thanh, gian di la  mang đên cho cuôc đ ́ ̣ ̀ ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ời chung môt net riêng. Cai phân tinh  ̣ ́ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ̉ tuy cua riêng minh, lam môt nôt trâm trong ban hoa ca. dâng hiên hoa nhâp nh ̀ ́ ̀ ̣ ưng không la mât  ̀ ́ ́ ̉ đi net riêng cua minh, lam môt nôt trâm nh ̀ ̀ ̣ ́ ̀ ưng phai la nôt trâm ‘xao xuyên”. ̉ ̀ ́ ̀ ́ ­ Cac t́ ư ng ̀ ư, hinh anh: ta lam con chim hot; ta lam môt canh hoa; môt nôt trâm xao xuyên; Môt  ̃ ̀ ̉ ̀ ́ ̀ ̣ ̀ ̣ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̣ mua xuân nho nho; lăng le; du la; tuôi hai m ̀ ̃ ̀ ̀ ươi; toc bac ….  ́ ̣ ́ ̣ ̣ ­ Net đăc săc nghê thuât: Âm h ́ ̣ ưởng thơ nhe nhang, tha thiêt; hinh anh t ̣ ̀ ́ ̀ ̉ ự nhiên, gian di nh ̉ ̣ ưng  Năm học: 2014 – 2015  18
  19. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 ̣ ̣ ̃ ̉ ưng, khai quat; giong điêu phu h đep, dăc săc va giau y nghi biêu tr ́ ̀ ̀ ́ ́ ́ ̣ ̣ ̀ ợp với tâm trang, cam xuc  ̣ ̉ ́ cux3 tac gia… ́ ̉ ̉ ̣ ̀ ́ ̣ ̣ ̣ ̣ ̉ ̣ ­ Nêu cam nhân chung vê gia tri nôi dung va nghê thuât cua đoan th ̀ ơ. ­ Muốn làm những việc hữu ích dâng hiến cho đời bày tỏ qua những hình ảnh tự nhiên, giản   dị và đẹp. Đẹp và tự nhiên và giàu ý nghĩa vì nhà thơ đã lấy cái đẹp tinh tuý của thiên nhiên   để diễn tả vẻ đẹp của tâm hồn: “Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến". ­ Làm "con chim hót" giữa muôn ngàn tiếng chim vô tư  cống hiến tiếng hót vui, làm "một  cành hoa" giữa vườn hoa xuân rực rỡ vô tư cống hiến hương sắc cho đời, làm "một nốt trầm"  giữa bản hoà tấu muôn điệu, làm "một mùa xuân nho nhỏ" góp vào mùa xuân lớn của đất  nước, của cuộc đời chung. Ở phần đầu bài thơ, tác giả đã phác hoạ hình ảnh mùa xuân bằng  các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Cấu tứ lặp đi lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt   chẽ. Hình ảnh chọn lọc ấy trở lại đã mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có  ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên. ­ Điệp từ  "ta" như  một lời khẳng định. Nó không chỉ  là lời tâm niệm thiết tha, chân thành  của nhà thơ mà nó còn đề cập đến một vấn đề lớn là khát vọng chung của nhiều người. "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc” ­  Ước nguyện hoá thân đso vô cùng cháy bỏng, nhưng được tác giả  âm thầm “lặng lẽ  dâng  cho đời”. “Nho nhỏ”, “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị, là cách sống cao   đẹp. Tác giả muốn mỗi người là một mùa xuân nhỏ hoà vào cuộc sống, là ước nguyện sống  có ích, được cống hiến cho đời như Tố Hữu đã viết trong “Một khúc ca xuân”. “Nếu là con chim, chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” ­ “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, cũng là cách thể hiện thiết tha, cảm động.   Nó đã khắc sâu ý tưởng: “Mỗi cuộc đời đã hoá núi sông ta” (Nguyễn Khoa Điềm). Đó không  phải mong muốn trong một lúc mà là cả  một cuộc đời “Dù là tuổi hai mươi. Dù là khi tóc   bạc”. ­ Điệp từ “Dù là” khiến âm điệu câu thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được nhấn mạnh làm cho   người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp, mà còn xúc động trước lời tâm sự  thiết tha của một con người đã từng trải qua 2 cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc đời  và sự  nghiệp cho cách mạng vẫn tha thiết được sống đẹp, sống có ích với tất cả  sức sống   tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung. Năm học: 2014 – 2015  19
  20. Đề cương ôn tập học kì II – Môn Ngữ văn 9 ­ Bài thơ được viết một tháng trước khi nhà thơ trở về với cát bụi nhưng không gợi chút băn   khoăn về bệnh tật, những suy nghĩ riêng tư cho bản thân mà chỉ “lặng lẽ cháy bỏng một khát   khao được dâng hiến”.  Đề 4.  Câu thơ:   “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng                                   Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”                                 ( Viếng lăng Bác­ Viễn Phương) a­ Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ  "mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên b­Tìm những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học ( ghi rõ tên   và tác giả bài thơ) Gợi ý: + Phân tích để thấy: ­ Hai câu thơ  sóng đôi hình  ảnh thực và  ẩn dụ  “ Mặt trời” điều đó khiến  ẩn dụ  “mặt trời   trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. ­ Dùng hình ảnh ẩn dụ  "mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ   đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. ­ Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của  nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta. b­ Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời                    “ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi                       Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ­ Nguyễn Khoa Điềm) Đề 5: Suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”của Thanh Hải *Gợi ý: a. Mở bài:  ­ Giới thiệu tác giả. ­ Hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ . ­ Những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ  muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời.  b. Thân bài  *. Mùa xuân của thiên nhiên ­ Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn rã qua   các hình  ảnh thơ  đẹp: Bông hoa tím biếc, dòng sông xanh, âm thanh của tiếng chim chiền   chiện ­ Nghệ thuật:  + Từ ngữ gợi cảm, gợi tả. + Đảo cấu trúc câu.  + Sử dụng màu sắc, âm thanh… + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”.        ­> Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân        * Mùa xuân của đất nước Năm học: 2014 – 2015  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2