intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập Sinh lý - Dược

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn sinh viên có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập Sinh lý - Dược” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng, kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập Sinh lý - Dược

  1. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP SINH LÝ DƯỢC 10A VŨ HỒNG SƠN Câu 1: Trình bày tính chất lý hóa và chức năng của máu; phân loại hệ thống nhóm máu ABO Trả lời: 1. Tính chất lý hóa của máu - Máu là chất lỏng đỏ tươi bao gồm các tế bào máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và một dịch vàng chanh là huyết tương. - Độ nhớt của máu cao gấp 5 lần so với nước cất. Độ nhớt của máu phụ thuộc số lượng tế bào của máu và tỉ lệ protein huyết tương. - Tỷ trọng của máu toàn phần bằng 1051 ± 5. Tỷ trọng của máu phụ thuộc vào số lượng tế bào và nồng độ các chất trong huyết tương. - pH của máu bằng 7,39 ± 0,02, nó được duy trì hằng định nhờ tác dụng của hệ thống đệm trong máu, vai trò của thận và phối. - Áp suất thẩm thấu của máu toàn phần bằng 7,5 atmotphe, chủ yếu do muối khoáng có trong máu tạo ra. - Các protein trong huyết tương tạo ra áp suất keo, áp suất keo của máu bằng 25 mmHg - Trọng lượng riêng: Máu chiếm 6-8% trọng lượng cơ thể. Thể tích máu của người trưởng thành khoảng 4,5-5,5 lít ở nữ và 5-6 lít ở nam. Trung bình một người có 70 ml/ kg trọng lượng cơ thể 2. Chức năng của máu 2.1. Chức năng hô hấp Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào và cacbonic từ các mô về phổi (do hồng cầu đảm nhiệm) 2.2. Chức năng dinh dưỡng Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ống tiêu hoá đến các mô để cung cấp cho các tế bào hoạt động. pg. 1
  2. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 2.3. Chức năng đào thải Máu vận chuyển sản phẩm cặn bã do chuyển hoá các chất tạo ra từ các mô đến thận, phổi... để đào thải ra ngoài. 2.4. Chức năng bảo vệ cơ thể Nhờ chức năng thực bào, đáp ứng miễn dịch của bạch cầu và cơ chế tự cầm máu mỗi khi tổn thương mạch máu. 2.5. Chức năng điều nhiệt Máu vận chuyển nhiệt từ trung tâm ra ngoại biên, giữ cho nhiệt độ cơ thể dao động trong phạm vi hẹp trong khi nhiệt độ môi trường chênh lệch so với nhiệt độ cơ thể. 2.6 Chức năng điều hoà và duy trì sự cân bằng nội môi Các chỉ số như: cân bằng nước, độ pH, áp suất thẩm thấu, tỷ lệ các chất điện giải...luôn được ổn định bằng cơ chế hấp thu và cơ chế đệm trong máu để hằng định nội môi. 2.7. Chức năng điều hoà thể dịch Máu mang các hormone và các chất dinh dưỡng sinh ra từ cơ quan này đến cơ quan khác, góp phần vào sự điều hoà trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, điều hoà các qúa trình sinh lý và sự thống nhất của toàn bộ cơ thể. 3. Phân loại hệ thống nhóm máu ABO + Hệ thống nhóm máu ABO: Trên màng hồng cầu có 2 loại ngưng kết nguyên (kháng nguyên) A và B. Huyết tương có 2 loại ngưng kết tố (kháng thể) đó là a (anti A) và ẞ (anti B). Khi kháng nguyên A gặp kháng thể tương ứng α và kháng nguyên B gặp kháng thể tương ứng ẞ sẽ gây ngưng kết hồng cầu thành từng đám. Trên màng hồng cầu có thể có kháng nguyên A hoặc kháng nguyên B hoặc có cả 2 kháng nguyên A và B hoặc không có kháng nguyên nào. pg. 2
  3. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 Tên của nhóm máu là tên của kháng nguyên có trên màng hồng cầu. Do đó máu của người gồm 4 nhóm máu: A; B; AB; O. Đồng thời trong huyết tương chứa kháng thể α hoặc ẞ không tương ứng với kháng nguyên có trên màng hồng cầu. Tên nhóm máu Kháng nguyên trên Kháng thể trong huyết mạng hồng cầu tương A A Β (Anti B) B B α (Anti A) AB A và B Không có O Không có α (Anti A) và Β (Anti B) Câu 2. Trình bày nguyên tắc truyền máu? Vẽ sơ đồ truyền máu và giải thích? Cách xác định nhóm máu, các tai biến có thể xảy ra trong truyền máu? Trả lời: 1. Nguyên tắc truyền máu Qui tắc truyền máu cơ bản: Không để kháng nguyên gặp kháng thể tương ứng. Theo qui tắc này thì nhóm máu nào chỉ truyền cho nhóm đó. Ví dụ: nhóm máu A truyền cho nhóm máu A, nhóm máu B truyền cho nhóm máu B.. Qui tắc truyền máu tối thiểu: Không để kháng nguyên trên màng hồng cầu người cho gặp kháng thể tương ứng trong huyết tương người nhận. Như vậy theo nguyên tắc này thì nhóm máu O gọi là nhóm máu "cho phổ thông" (do không có kháng nguyên). Đồng thời nhóm máu AB không có kháng thể nên có thê nhận của tất cả các nhóm khác và nhóm máu AB gọi là nhóm máu "nhận phổ thông". Theo qui tắc này, lượng máu truyền không nên vượt quá 500 ml và phải truyền thật chậm. 2. Sơ đồ truyền máu pg. 3
  4. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 3. Cách xác định nhóm máu Để xác định nhóm máu của người cho và người nhận, ta dùng huyết thanh mẫu hoặc dùng hồng cầu mẫu. Mặc dù đã biết nhóm máu của người cho và người nhận nhưng trước khi truyền máu bao giờ người ta cũng phải làm phản ứng chéo để xác định sự hoà hợp giữa máu người cho và người nhận. + Hệ thống nhóm máu Rh (Rhesus) Các kháng nguyên của hệ thống Rh: Người ta đã xác định được những kháng nguyên của hệ Rh là: C, D, E và c, d, e. Mỗi người sẽ có một trong 2 kháng nguyên của 3 cặp kháng nguyên: Cc, Dd, Ee. Kháng nguyên D phổ biến nhất và cũng có tính kháng nguyên mạnh nhất so với các kháng nguyên khác của hệ Rh nên người có kháng nguyên D được coi là người Rh (+), những người không có kháng nguyên D được gọi là người Rh (-). Ở người Việt Nam, tỉ lệ Rh (+) là 99,92%. * Chú ý: Trong hệ thống nhóm máu ABO, kháng thể được sinh ra một cách tự nhiên, trong khi những kháng thể của hệ thống Rh được sinh ra theo kiểu miễn dịch. 4. Tai biến có thể xảy ra khi truyền máu Tai biến truyền máu: Người Rh (-) nhận máu của người Rh (+) thì lần truyền máu đầu tiên không xây ra tai biến gì nhưng trong cơ thể người nhận có quá trình sản xuất kháng thể chống Rh. Tai biến sẽ xảy ra ở những lần truyền máu sau. Tai biến trong sản khoa: Nếu mẹ là Rh (-), bố là Rh (+) mà bào thai mang Rh (+), hồng câu của con mang Rh (+) sẽ sang máu mẹ và đóng vai trò kháng nguyên kích thích cơ thể mẹ sinh kháng thể chống Rh. Những lần có thai về sau nếu thai vẫn là Rh (+) thì kháng thể ở người mẹ sẽ qua rau thai sang con gây ngưng kết hồng cầu con. Tuỳ mức độ ngưng kết mà có thể gây xảy thai, thai pg. 4
  5. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 chết lưu hoặc đứa trẻ sinh ra có hội chứng vàng da nặng. Tỷ lệ tai biến ở thai sau cao hơn thai trước. Câu 3: Trình bày định nghĩa phản xạ, cung phản xạ? các thành phần cung phản xạ? cho ví dụ về một cung phản xạ và vẽ sơ đồ minh họa? 1. Định nghĩa phản xạ: Là sự đáp ứng của cơ thể đối với các kính thích tác động tới các cơ quan cảm thụ, thông qua hệ thần kinh trung ương. Đầu tiên kích thích tác động vào bộ phận nhận cảm như da, mắt, lưỡi... làm cho cơ quan thu nhận cảm giác trở lên hưng phấn. Sau đó hưng phấn được truyền tới thần kinh trung ương và cuối cùng truyền tới bộ phận đáp ứng. 2. Định nghĩa Cung phản xạ: Là đường đi của luồng xung động thần kinh từ nơi bị kích thích tới bộ phận đáp ứng. 3. Các thành phần của cung phản xạ: - Bộ phận tiếp nhận cảm giác (da, mắt, mũi, …) - Nơ ron cảm giác (thần kinh hướng tâm) - Một hoặc nhiều Nơ ron liên hợp (thần kinh trung ương) - Nơ ron vận động (thần kinh lý tâm) - Bộ phận thực hiện đáp ứng phản xạ (cơ hoặc tế bào tuyến) 4. Ví dụ: - Sờ tay vào vật nóng, tay rụt lại Phân tích cung phản xạ: + Bộ phận tiếp nhận cảm giác là da báo vật nóng phát ra xung thần kinh + Xung thần kinh truyền qua nơ ron cảm giác (thần kinh hướng tâm) về một hoặc nhiều nơ ron liên hợp (thần kinh trung ương) tại đây phát một xung thần kinh truyền Nơ ron vận động (thần kinh ly tâm) đến cơ tay làm cho cơ tay rụt lại. - khi bị kim đâm vào tay, nơ ron cảm giác (TK hướng tâm) dẫn truyền hưng phấn về thần kinh trung ương (tủy sống), nơ ron liên hợp (TK TW) xử lý và lưu giữ thông tin cảm giác rồi đưa ra quyết định đáp ứng thích hợp, những hưng phấn truyền vào được chuyển thành những hưng phân truyền ra. Nơ ron vận động (TK Ly tâm) dẫn truyền hưng phấn từ trung ương ra đến bộ phận thực hiện đáp ứng là cơ ngón tay bằng cách co tay, rụt lại. pg. 5
  6. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 Câu 4. Trình bày định nghĩa các giai đoạn của một chu kỳ tim? Trình bày các biểu hiện bên ngoài của chu chuyển tim? 1.Định nghĩa chu kỳ hoạt động của tim (thời gian của một lần tìm hoạt động) Chu kỳ tim là một vòng hoạt động kể từ một lần tim đập đến lúc lại bắt đầu đập lần sau. 2. Các giai đoạn của chu kỳ tim: Gồm 3 giai đoạn - Nhĩ thu: Kéo dài 0,1 giây. Cơ tâm nhĩ co, áp suất ở buồng tâm nhĩ tăng, đẩy nốt máu (chừng 1/4) từ tâm nhĩ xuống tâm thất qua lỗ van 2 lá và 3 lá đang mở. Sau đó, cơ tâm nhĩ giảm hoàn toàn trong 0,7 giây. - Thất thu: Kéo dài 0,3 giây gồm 2 thời kỳ. pg. 6
  7. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 + Thời kỳ tăng áp (kéo dài 0,05 giây): Cơ tâm thất co, áp lực buồng tâm thất cao hơn buồng tâm nhĩ, làm van nhĩ thất đóng lại, nhưng áp suất ở đây chưa cao hơn áp lực của động mạch nên van động mạch chưa mở. Máu không thoát được nên áp suất buồng tâm thất tăng lên nhanh chóng. + Thời kỳ tống máu (kéo dài 0,25 giây): Cuối thời kỳ tăng áp, áp suất ở buồng tâm thất cao hơn áp suất ở động mạch làm van động mạch mở ra, máu phun vào động mạch. Mỗi lần tâm thất thu đẩy vào động mạch 60ml máu gọi là thể tích tâm thu. Thể tích tâm thu thay đổi tùy theo lượng máu về tim ở giai đoạn tâm trương và lực co bóp của tim giai đoạn tâm thu. - Giai đoạn tâm trương toàn bộ (kéo dài 0,4 giây): Cơ tâm thất bắt đầu giãn, áp suất trong buồng tâm thất giảm, thấp hơn áp suất ở động mạch làm van động mạch đóng lại, áp suất buồng tâm thất tiếp tục giảm, thấp hơn áp suất buồng tâm nhĩ thì van nhĩ thất mở ra. Máu - được hút mạnh từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Lượng máu về tim lúc này khoảng 3/4 thể tích máu về tim. Do vậy, vai trò lấy máu về tim chủ yếu là do cơ tâm thất giãn. + Người bình thường có tần số tim là 75 lần/phút thì thời gian của một chu kỳ tim là 0.8 giây. Áp dụng thực tế: + Suy thất phải: Ứ máu ở tĩnh mạch nên tĩnh mạch cổ nổi to. + Suy tim trái: Ứ máu ở phổi nên người bệnh khó thở. pg. 7
  8. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 + Rung nhĩ: Máu vẫn xuống được tâm thất do tâm thất hút ở giai đoạn tâm trương. 3. Các biểu hiện bên ngoài của chu chuyển tim + Nhịp tim: Là số chu kỳ tim trong thời gian 1 phút. - Người lớn: 70-80 lần /phút. - Trẻ 3-4 tuổi: 100 lần /phút. - Trẻ sơ sinh: 140 lần /phút. + Tiếng tim: Là do từng 2 van tim đóng cùng một lúc gây lên khi tim hoạt động. - Tiếng thứ nhất (T1) là do 2 van nhĩ thất đóng cùng một lúc, đục và dài, xuất hiện ở đầu thời kỳ tâm thu nên gọi là tiếng tâm thu ( ký âm “pùm”), nó đánh dấu điểm khởi đầu cho giai đoạn tăng áp trong tâm thất, nó chiếm khoảng một nửa thời gian tâm thất thu - Tiếng thứ hai (T2) là do 2 van động mạch chủ và động mạch phổi đóng cùng một lúc. Tiếng trong và ngắn, xuất hiện ở ngay đầu thời kỳ tâm trương nên gọi là tiếng tâm trương (ký âm “tặc”). Nó là dấu hiệu kết thúc giai đoạn tâm thất thu. + Mỏm tim đập Khi tâm thất thu quả tim thay đổi vị trí của nó trong lồng ngực. Có hiện tượng này là do lúc co lại, tim hơi xoay một chút, đẩy mỏm tim ra trước và đạp vào thành ngực. Sờ tay lên ngực ở khoảng liên sườn V bên trái, trên đường giữa xương đòn sễ phát hiện thấy mỏm tim đập vì độ rắn của cơ tâm thất tỷ lệ thuận với áp suất máu trong tâm thất. Dựa vào biểu hiện này ta dùng ống nghe để nghe tim qua thành ngực + Điện tim - Khi tim hoạt động, trên mỗi sợi cơ tim xuất hiện dòng điện hoạt động. Tổng hợp các dòng điện hoạt động của các sợi cơ tim thành dòng điện hoạt động của tim. Đường ghi lại dòng điện hoạt động của tim gọi là điện tâm đồ. - Điện tâm đồ gồm 5 sóng P, Q, R, S, T + Sóng P: Là sóng khử cực của tâm nhĩ, biên độ 0,15-0,2 mV, thời gian 0,1 giây. pg. 8
  9. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 + Phức hợp QRS: Là sóng khử cực của tâm thất, thời gian 0,07 giây. + Sóng T: Là sóng tái cực của tâm thất, biên độ dưới 0,5 mV, thời gian 0,2 giây. Câu 5: Trình bày các vòng tuần hoàn mạch máu (đường đi, chức năng) + Vòng đại tuần hoàn (vòng tuần hoàn dinh dưỡng) - Đường đi: Máu bắt đầu từ tâm thất trái vào động mạch chủ tới tận các lưới mao mạch (làm nhiệm vụ trao đổi chất và khí) rồi theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải. - Chức năng, nhiệm vụ: Vòng đại tuần hoàn mang máu có nhiều O2 và chất dinh dưỡng đến khắp các tế bào trong cơ thể để cung cấp O2 và chất dinh dưỡng nuôi tế bào, đồng thời nhận các chất cặn bã do tế bào bài tiết ra đưa vào tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới để đưa tới các bộ phận bài tiết để bài tiết ra ngoài. + Vòng tiểu tuần hoàn (vòng tuần hoàn chức phận) pg. 9
  10. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 - Đường đi: Máu bắt đầu từ tâm thất phải vào động mạch phổi, rồi lên 2 phổi (làm nhiệm vụ trao đổi, lấy O2) rồi qua 4 tĩnh mạch phổi đổ vào tâm nhĩ trái. - Chức năng, nhiệm vụ: Mang máu chứa nhiều CO2 ít O2 (máu đỏ sẫm) lên phổi để trao đổi khí ở phế nang thành máu có nhiều O2 ít CO2 (máu đỏ tươi). Câu 6: Trình bày hệ thống nút tự động của tim, các đặc tính sinh lý của cơ tim? 1. Hệ thống nút tự động của tim - Hệ thống nút là cấu trúc đặc biệt của tim, có khả năng phát ra các xung động và dẫn truyền xung động. Vì vậy hệ thống nút còn được gọi là hệ thống hưng phấn - dẫn truyền. - Hệ thống nút của xoang bao gồm: + Nút xoang (nút Keith- Flack) là trung tâm tự động chính của tim. Nằm ở tâm nhĩ phải chỗ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhận sự chi phối của các sợi thần kinh thuộc hệ giao cảm và phó giao cảm (dây thần kinh X), từ đây phát ra luồng xung động làm tim co bóp, điều khiển nhịp tim. + Nút nhĩ thất (nút Tawara) là trung tâm tự động phụ của tim. Nó nằm ở cơ tâm nhĩ phải cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành đổ vào tâm nhĩ phải. Chịu sự chi phối của thần kinh giao cảm và dây X. Nút này sẽ điều khiển tim đập khi nút xoang (Keith – Flack) bị tổn thương và khi đó tim sẽ đập chậm hơn, cả hai tâm nhĩ và hai tâm thất cùng co bóp một lúc. pg. 10
  11. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 + Bó His (bó A - V) có chức năng chủ yếu là dẫn truyền xung động từ nhĩ đến thất đi từ nút nhĩ thất (Tawara) tới vách liên thất thì chia thành hai nhánh phải và trái, chạy dưới nội tâm mạc tới hai tâm thất. Đến tâm thất chúng lại chia thành các nhánh nhỏ chạy giữa các sợi cơ tim tạo thành mạng lưới Purkinzer. Bó His chỉ nhận các sợi của hệ thần kinh giao cảm. + Từ nút xoang (Keith- Flack) xung động theo các thớ cơ lan dần đến tâm nhĩ phải, sang tâm nhĩ trái và đến nút nhĩ thất (Tawara) từ đây xung động theo bó His truyền đến hai tâm thất. Vì vậy nếu bó này bị tổn thương tâm thất sẽ đập chậm lại không ăn khớp với nhịp của tâm nhĩ +Mạng lưới Purkinje, nằm ở dưới lớp nội tâm mạc của 2 buồng tâm thất 2. Các đặc tính sinh lý của cơ tim: - Tính hưng phấn Tính hưng phấn là khả năng đáp ứng với kích thích của cơ tim thể hiện bằng cơ tim phát sinh điện thể hoạt động, điện thế này làm cơ tim co. + Bình thường điện thế màng lúc nghỉ của cơ tim khoảng - 90mV. Khi xuất hiện điện thế hoạt động, ở giai đoạn khử cực điện tim khoảng lên đến + 20mV và được duy trì trong khoảng 0,2 - 0,3s chứ không giảm xuống ngay lập tức, hiện tượng kéo dài điện thế đỉnh ở cơ tim được gọi là cao nguyên. - Tính dẫn truyền +Tính dẫn truyền là khả năng dẫn truyền xung động của sợi cơ tim và hệ thống nút. pg. 11
  12. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 + Trong sợi cơ tim, điện thế hoạt động được dẫn truyền với tốc độ 0,3 - 0,5m/s, chỉ bằng 1/10 ở sợi cơ xương và 1/250 ở sợi thần kinh to. Tốc độ dẫn truyền trong hệ thống nút nhĩ thất là 0,2m/s và ở mạng Purkinje là từ 1,5 - 4m/s. - Tính trơ có chu kỳ + Tính trơ là tính không đáp ứng với kích thích có chu kì của tim. Nếu kích thích vào giai đoạn tim đang co (tâm thu) dù cường độ kích thích có cao hơn ngưỡng thì cơ tim cũng không co hơn nữa. + Thời gian trơ ở tâm thất là 0,25 - 0,3s được gọi là trơ tuyệt đối, sau đó là thời gian trơ tương đôi nghĩa là có thể gây hưng phần mới được tuỳ theo từng trạng thái cụ thể. Nhờ tính trơ của tim giúp giải thích được hiện tượng ngoại tâm thu. - Tính nhịp điệu +Tính nhịp điệu là khả năng phát xung động một cách nhịp nhàng làm cho tim hoạt động, được thực hiện bởi hệ thống nút tự động. Bình thường nút xoang phát xung động với tần số 70 - 80 lần/phút. + Khi nút xoang bị tổn thương hoặc tắc nghẽn dẫn truyền xung động do mọi nguyên nhân thì khi đó tim hoạt động theo nhịp của nút A-V hay bó His gọi là dẫn nhịp lạc chỗ, không phải là nút xoang. * Ý nghĩa của các tính chất sinh lý của cơ tim: - Nhờ tính hưng phấn, tính dẫn truyền, tính nhịp điệu của cơ tim mà tim có khả năng tự động co bóp đều đặn, nhịp nhàng ngay cả khi tim bị tách rời khỏi cơ thể và được nuôi dưỡng trong một dung dịch thích hợp. - Nhờ tính trơ có chu kỳ của cơ tim mà khi bị kích thích vào tim với tần số lớn, tim vẫn không bị co cơ liên tiếp và không bị co cứng do đó giúp cho tim thực hiện được chức năng bơm máu của mình trong cơ thể. Câu 7. Trình bày các động tác hô hấp? nhịp thở và tần số thở ? - Các động tác hô hấp + Động tác hít vào (có tính chủ động): Khí hít vào, các cơ hô hấp kéo lồng ngực giãn căng theo 3 chiều: chiều ngang, chiều trước - sau, chiều dọc, đồng thời pg. 12
  13. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 phối nở theo làm cho thể tích phối tăng, áp suất không khí trong phối giảm hơn so với áp suất không khí bên ngoài nên khí trời bị hút vào trong phổi. + Động tác thở ra (có tính thụ động): Sau khi hít vào hết cỡ, các dây thần kinh vận động bị ức chế, làm các cơ ngực giãn ra, lồng ngực thu trở về vị trí ban đầu, thể tích phối giảm, ấp suất khí trong phối tăng cao hơn áp suất khí trời nên đẩy không khí trong phối ra ngoài. Một số trường hợp đặc biệt của thở ra như ho, rặn, nói, hắt hơi. - Nhịp thở và tần số thờ + Nhịp thở: Bao gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra. + Tần số thở: Là số nhịp thở trong 1 phút. Ở trẻ em và người lớn khác nhau. * Bình thường: . Từ 16 tuổi trở lên thì tần số thở là 16 - 20 lần trong 1 phút. . Từ 5 - 15 tuổi là 26 lần trong 1 phút. . Trẻ mới đẻ > 30 lần trong một phút. * Có thể thay đổi theo sinh lý: . Khi ngủ thì nhịp thở giảm. . Khi lao động thì nhịp thở tăng. * Thay đổi do bệnh lý: . Viêm phổi thì thở nhanh. . Nhiễm độc thì thở chậm. . Bệnh tâm phế mạn, bệnh tắc nghẽn phổi thì gây rối loạn nhịp thở. Câu 8. Trình bày chức năng vận chuyển khí của máu? -Máu có chức năng vận chuyển O2 và CO2 + Chức năng vận chuyển O2. • Ở điều kiện phân áp Oxy (O2) cao như ở phổi (110 mmHg) thì hemoglobin (Hb) dễ dàng kết hợp với Oxy (O2) tạo thành HbO2 (Oxyhemoglobin) pg. 13
  14. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 • Máu vận chuyển oxy (O2) đến mao mạch ở các mô bào. Phân áp oxy (O2) ở mô bào thấp (20 mmHg) thì oxyhemoglobin (HbO2) phân ly thành hemoglobin (Hb) và oxy (O2). Oxy (O2) này cung cấp cho mô bào. . HbO2 có màu đỏ đặc trưng cho máu động mạch. + Vận chuyển khí CO2 . Ở mô bào phân áp CO2 cao, Hb kết hợp với khí CO2 tạo thành carbohemoglobin HbCO2. Khi đến phổi phân áp CO2 thấp thì carbohemoglobin lại phân ly thành Hb và CO2 , sau đó khí CO2 được thải qua phổi. . Khi ta hít thở không khí có nhiều CO thì huyết sắc tố sẽ kết hợp với CO để thạo thành cacboxy hemoglobin theo phản ứng sau: Hb ái lực với CO cao hơn ái lực của nó với oxy hơn 200 lần. mặt khác đây là phản ứng mà chiều thuận mạnh hơn chiều nghịch nhiều lần nên một khi Hb kết hợp với CO thì không vận chuyển oxy nữa (nguyên tử FE++ sẽ biến thành FE+++). Khi đó hemoglobin biến thành methemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy. Vì vậy khi bị nhiễm độc CO thì phải đưa người bệnh ra khỏi vùng nhiễm độc và cho thở oxy trong buồng cao áp. Câu 9: Trình bày số lượng, thành phần, tác dụng của dịch dạ dày ? Thành phần và tính chất của dịch vị: Dịch vị là sản phẩm bài tiết của các tuyến dạ dày và những tế bào tiết nhầy nằm ở niêm mạc dạ dày. Dịch vị tinh khiết là một chất lỏng không màu, trong suốt, pH = 1. pg. 14
  15. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 Thành phần dịch vị gồm: Các enzym tiêu hoá (pepsin, lipase dịch vị, gelatinase), các chất vô cơ (HCl, các Na+, K+, Mg2+, H+...), chất nhầy và yếu tố nội. + Bài tiết HCL + Bài tiết enzyme tiêu hóa trong dịch dạ dày (Pepsin, Lipase, Chymosin) + Yếu tố nội + Chất nhầy Có ba loại tuyến đó là: Tuyến nằm ở vùng thân và đáy dạ dày bài tiết HCl, pepsinogen, chất nhầy và yếu tố nội. Tuyến môn vị có ở vùng hang bài tiết chất nhầy, một ít pepsinogen và gastrin. Dịch vị được bài tiết suốt ngày đêm (3 lít/ngày), nhưng bài tiết ít khi đói (dịch vị cơ sở), nhiều trong bữa ăn (1,5 lít). Trong bữa ăn, dịch vị được bài tiết nhiều hay ít phụ thuộc lượng protein trong thức ăn, thức ăn thô hay được nghiền nhỏ..., và sự bài tiết này kéo dài 3 - 5 giờ sau bữa ăn. pg. 15
  16. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 Điều hoà bài tiết dịch vị * Điều hoà bằng đường thần kinh pg. 16
  17. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 - Đám rối Meissner là đám rối thần kinh của nội tạng nhận các nhánh của dây X có tác dụng kích thích trực tiếp các tuyến dạ dày. - Dây thần kinh X là dây có tác dụng quan trọng lên bài tiết dịch vị. Dây X vừa là dây vận động vừa là dây cảm giác. * Điều hoà bằng đường thể dịch - Gastrin: Là một polypeptid do tế bào G của hang vị và tá tràng bài tiết vào máu, đến kích thích tuyến ở thân vị và đáy vị gây bài tiết HCl và pepsinogen. Lượng HCl được bài tiết gấp 3 - 4 lần lượng pepsinogen. - Histamin: Do tế bào H bài tiết, histamin làm tăng tác dụng của gastrin và acetylcholin lên bài tiết HCl. Trong điều trị loét dạ dày - tá tràng người ta dùng thuốc ức chế receptor H2 (cimetidin, ranitidin) ức chế bài tiết histamin do đó ức chế bài tiết HCl. - Hormon của tủy thượng thận: Adrenalin và noradrenalin làm giảm bài tiết dịch vị, nếu bị stress kéo dài thường gây cảm giác chán ăn, khó tiêu. - Các corticoid của vỏ thượng thận làm tăng bài tiết HCl và pepsinogen nhưng làm giảm bài tiết chất nhầy. Vì vậy, không dùng corticoid cho người viêm loét dạ dày - tá tràng. Trong quá trình tiêu hoá thức ăn luôn có sự phối hợp giữa con đường thần kinh và thể dịch để điều hoà bài tiết dịch vị. Sự phối hợp này được thể hiện qua các giai đoạn bài tiết dịch vị. Kết quả tiêu hoá ở dạ dày - Tiêu hoá lipid: Lipase của dịch vị chỉ tiêu hoá được một số nhỏ triglycerid đã nhũ tương hoá thành monoglycerid, diglycerid, acid béo và glycerol. - Tiêu hoá protein: 10 - 20% protein của thức ăn đƣợc tiêu hoá bởi enzym pepsin. Sản phẩm tiêu hoá protein ở dạ dày là proteose và pepton. - Tiêu hoá carbohydrat: Enzym α – amylase của nước bọt thủy phân tinh bột thành đường maltose. Thời gian thức ăn giữ lại ở miệng rất ngắn nên chỉ có 3 - 5% tinh bột chín được thủy phân ở miệng. Tinh bột tiếp tục được tiêu hoá ở dạ dày nhờ α – amylase cho đến khi thức ăn được trộn với dịch vị. Như vậy, ở dạ dày khoảng 30 - 40% tinh bột được thủy phân thành maltose. pg. 17
  18. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 Câu 10. Trình bày số lượng, thành phần, tác dụng của dịch tụy, dịch mật? Trả lời. Bài tiết dịch tụy * Thành phần và tác dụng của dịch tụy: Dịch tụy là một chất lỏng trong suốt, không màu, có pH khoảng 7,8 - 8,4. Thành phần của dịch tụy gồm: - Nhóm enzym tiêu hoá protein: Trypsin, Chymotrypsin, Carboxypolypeptidase - Nhóm enzym tiêu hoá lipid: Nhờ tác dụng của muối mật, lipid của thức ăn được nhũ tương hoá, tạo điều kiện thuận lợi cho enzym tiêu hoá lipid hoạt động: Lipase của dịch tụy, Phospholipase A2, Cholesterol - esterase - Nhóm enzym tiêu hoá carbohydrat: Enzym α – amylase, Maltase - NaHCO3: Đóng vai trò quan trọng tạo pH cần thiết cho sự hoạt động của các enzym của dịch tụy và đóng mở môn vị. * Điều hoà bài tiết dịch tụy - Cơ chế thần kinh: Dây X có vai trò quan trọng trong điều hoà bài tiết dịch tụy. - Cơ chế thể dịch: + Secretin: Do niêm mạc tá tràng bài tiết dưới tác dụng kích thích của HCl của vị trấp. Secretin theo máu tới kích thích nang tụy bài tiết nước, NaHCO3. + Pancreozymin: Dưới tác dụng kích thích của các sản phẩm tiêu hoá của protein, lipid, niêm mạc đoạn đầu ruột non bài tiết pancreozymin. Hormon này pg. 18
  19. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 theo máu đến kích thích nang tụy bài tiết enzym tiêu hoá. Pancreozymin gây co túi mật, nên còn được gọi là cholecystokinin. Bài tiết mật * Thành phần và tác dụng của mật: Mật là do gan bài tiết, là dịch lỏng trong suốt, có màu thay đổi từ xanh tới vàng, tuỳ mức độ cô đặc, pH khoảng 7 - 7,7. Thành phần chủ yếu của mật là muối mật và sắc tố mật. pg. 19
  20. Môn: GẢI PHẪU SINH LÝ Dược 10A CĐYTHP 2024-2027 VŨ HỒNG SƠN 0948 315 926 - Muối mật có vai trò tiêu hoá và hấp thu lipid do làm nhũ tương hoá lipid của thức ăn, làm tăng diện tích tiếp xúc. Muối mật giúp tiêu hoá và hấp thu các acid béo, monoglycerid, cholesterol và các lipid khác nhờ tạo thành các hạt mixen muối mật. - Sắc tố mật (Billirubin) là sản phẩm thoái hoá của Hb, có tác dụng nhuộm vàng phân. Khi bị tắc mật, sắc tố mật ứ lại trong máu làm phân nhạt màu, nhƣng da lại có màu vàng. * Bài tiết và bài xuất mật Mật được tạo từ gan. Ngoài bữa ăn, mật được cô đặc và tích lại trong túi mật. Đến bữa ăn, mật được bơm vào tá tràng qua ống mật chủ, do co bóp của túi mật và sự giãn cơ vòng Oddi. * Điều hoà bài tiết và bài xuất mật: Gan sản xuất mật liên tục, nhưng tăng lên trong bữa ăn. Tham gia điều hoà sản xuất mật có vai trò của dây X thông qua phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Secretin, hàm lượng lipid trong bữa ăn cũng làm tăng sản xuất mật. Trong bữa ăn, túi mật co lại, bơm mật đã cô đặc xuống tá tràng. Túi mật co bóp do yếu tố thần kinh và thể dịch: + Yếu tố thần kinh: Dây X làm co túi mật. + Yếu tố thể dịch: Acetylcholin, cholecystokinin làm co, MgSO4 làm giãn cơ vòng đi qua mật xuống tá tràng giúp điều trị cho người bị ứ mật. Câu 11. Trình bày hiện tượng hấp thu các chất ở ruột non, ruột già? 1. Hoạt động hấp thu ở ruột non pg. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2