intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Gãy thân hai xương cẳng tay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:14

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Gãy thân hai xương cẳng tay" trình bày các nội dung chính sau đây: đặc điểm giải phẫu sinh lý; phân loại theo kiểu gãy; chẩn đoán gãy thân hai xương cẳng tay; điều trị bảo tồn gãy thân hai xương cẳng tay; kỹ thuật nắn bó bột;... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Gãy thân hai xương cẳng tay

  1. GÃY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY
  2. I. Đặc điểm giải phẫu sinh lý - Cẳng tay có 2 xương dài: xương quay và xương trụ. Giữa 2 xương là màng liên cốt. - Xương quay, xương trụ và màng liên cốt tạo nên một khung sấp ngửa, quay quanh trục là chỏm quay, mỏm trâm trụ. - 1/3 trên xương quay có độ cong ra, gọi là độ cong ngửa mà đỉnh là lồi củ nhị đầu, ở mặt trước có cơ ngửa ngắn
  3. - 1/3 dưới xương quay có độ cong sấp, ở giữa là chỗ bám tận cơ sấp tròn, ở dưới có cơ sấp vuông.Hai cơ này làm sấp cẳng tay. - Khi tay để ngửa, xương quay và xương trụ song song với nhau. Khi sấp cẳng tay lại, xương quay bắt chéo qua xương trụ. - Gãy thân hai xương cẳng tay là gãy ở vùng màng liên cốt dưới lồi củ nhị đầu 2cm và trên khớp quay cổ tay 4cm. Hai
  4. II. Phân loại 1. Phân loại theo vị trí gãy: - Gãy 1/3 trên: nếu ở người lớn, gãy có di lệch nên mổ kết hợp xương. - Gãy 1/3giữa. - Gãy 1/3dưới.
  5. 2. Phân loại theo kiểu gãy: - Gãy vững: Gãy đôi ngang, không có mảnh rời, ít di lệch. - Gãy không vững: Gãy chéo vát, gãy có mảnh rời, gãy nhiều đoạn. Với các loại gãy vững có thể điều trị bảo tồn.Với các gãy không vững nên mổ kết hợp xương.
  6. III. Chẩn đoán 1. Lâm sàng: - Sau khi tai nạn bệnh nhân đau nhiều, mất vận động cẳng tay, biến dạng cẳng tay. - Nếu đến muộn sau 2-3 ngày có sưng nề nhiều cẳng bàn ngón tay, rối loạn dinh dưỡng cẳng tay, giảm vận động rõ rệt các ngón tay, mạch quay yếu.
  7. 2. X Quang: Chụp phim xquang tư thế thẳng, nghiêng cho phép ta xác định được chính xác vị trí gãy, gãy vững hay gãy không vững.
  8. IV. Điều trị bảo tồn 1. Vô cảm: - Gây tê tại chỗ, tê đám rối thần kinh cánh tay đối với người lớn. - Gây mê đối với trẻ em, với người tâm thần không ổn định
  9. 2. Kỹ thuật nắn bó bột: a. Nắn - Bệnh nhân nằm ngửa, gây mê, gây tê. Cánh tay dạng được cố định bởi một đai kéo ngược. Người phụ cầm ngón tay cái kéo theo trục xương quay, tay kia cầm các ngón còn lại kéo theo thẳng trục. - Người nắn chính bóp vào giữa cẳng tay để nắn di lệch trước sau dựa theo phim XQ.
  10. b. Bất động - Kiểu bột: bột cánh-cẳng-bàn tay. - Cách bó bột: theo trình tự: + Cuốn giấy, bông, đặt dây rạch dọc. + Cuốn bột nhẹ nhàng, rạch dọc bột.(Lưu ý ngày nay người ta không ép đũa nữa vì thực tế không mấy tác dụng và có thể gây biến chứng chèn ép). + Rạch dọc bột + Chụp XQ kiểm tra. Nếu cần có thể nắn chỉnh thêm.
  11. - Thời gian bất động: 8-10 tuần. + Sau một tuần cho chụp kiểm tra lại, nếu di lệch thứ phát cho nắn chỉnh thêm và thay bột cánh cẳng bàn tay tròn, nếu vẫn tốt giữ bột thêm một tuần nữa rồi thay bột cánh cẳng bàn tay tròn. + Sau 4-6 tuần (tùy theo tuổi) cho thay bột cẳng bàn tay tròn và tập gấp duỗi khớp khuỷu. + Sau 8-10 tuần tháo bột và tập phục hồi chức năng. - Sau khi tháo bột hoàn toàn cho chụp kiểm tra XQ để đánh giá xem mức độ liền xương. Nếu trên lâm sàng và XQ không liền thì chuyển mổ kết hợp xương.
  12. V.Tập phục hồi chức năng - Cần hướng dẫn bệnh nhân tập vận động các ngón tay ngay sau khi bó bột cánh cẳng bàn tay - Tập vận động khớp khuỷu, khớp vai, sau khi bó bột cẳng bàn tay, sau tháo bột.
  13. VI. Hình ảnh minh họa Gãy 1/3 dưới cẳng tay trước nắn Sau nắn bó bột cánh cẳng bàn tay
  14. Gãy 1/3 dưới cẳng tay trước nắn Sau nắn bó bột cánh cẳng bàn tay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1