intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - PTDTNT THCS vàTHPT Krông Nô - Mã đề 641

Chia sẻ: Lạc Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

17
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - PTDTNT THCS vàTHPT Krông Nô - Mã đề 641. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra HK 2 môn GDCD lớp 12 năm 2017-2018 - PTDTNT THCS vàTHPT Krông Nô - Mã đề 641

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK NÔNG ĐỀ KIỂM TRA HK II, NĂM HỌC 2017 – 2018 TRƯỜNG PTDTNT THCS VÀ THPT  Môn thi: GDCD 12 KRÔNG NÔ  Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể giao đề). ___________________ Họ, tên thí sinh: ....................................................................... Mã đề thi  641 Số báo danh: ………………………………………… ........... Câu 1: Vì mâu thuẫn cá nhân, 3 học sinh của trường X đã cùng đánh hội đồng bạn M sau giờ tan học.   Hành vi của 3 bạn này đã xâm phạm đến quyền nào? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền được đảm bảo an toàn cá nhân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 2: K đã lập Facebook giả mạo tên của N và đăng một số tin để người khác hiểu xấu về N. Hành  vi này của K xâm phạm đến quyền nào của công dân? A. Quyền bí mật đời tư. B. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được bảo đảm an toàn về thư tín, điện tín. Câu 3: Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách nào? A. Đưa tin tức không hay về trường mình lên Facebook. B. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình. C. Phá biểu ý kiến xây dựng trường, lớp mình trong các cuộc họp. D. Chê bai trường mình ở nơi khác. Câu 4: Sau sự cố  gây ô nhiễm môi trường, công ty F đã đền bù cho những người bị thiệt hại và lắp   đặt hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ tiên tiến. Công ty F đã làm được điều gì? A. Ứng phó sự cố môi trường. B. Đánh giá thiệt hại môi trường. C. Phòng chống sự cố môi trường. D. Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Câu 5: Vào một buổi sáng, 5 nữ sinh Trường Trung học phổ thông C đã đến gần nhà bạn Ng (học sinh   lớp 12A5 cùng trường) và gọi bạn Ng ra đường để  nói chuyện, chửi bới rồi ra tay đánh dã man, gây   thương tích nặng cho bạn Ng. Hành vi đánh người của 5 nữ sinh trên đã xâm phạm tới quyền nào dưới  đây của Ng? A. Quyền được bảo đảm an toàn cá nhân. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. Câu 6: Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ  thông, H tiếp tục vào học đại học chuyên ngành Quản trị  kinh doanh. H đã thực hiện quyền nào của công dân? A. Học thường xuyên, học suốt đời. B. Học ở nhiều hình thức khác nhau. C. Học khi có điều kiện. D. Học không hạn chế. Câu 7: Cho rằng quyết định của Giám đốc Công ty kỷ luật mình với hình thức “chuyển công tác khác”  là trái pháp luật. chị D cần làm gì trong trường hợp này? A. Gửi đến Giám đốc Công ty. B. Gửi đến cơ quan cấp trên của Công ty.                                                Trang 1/5 ­ Mã đề thi 641
  2. C. Gửi đến cơ quan công an. D. Gửi đến tổ chức Đảng của Công ty. Câu 8: Sau hai năm tìm tòi, nghiên cứu, anh A là kỹ  sư  nhà máy đã tạo ra sáng kiến hợp lý hóa quy   trình sản xuất, khiến năng suất lao động cao hơn trước. Anh A đã thực hiện quyền nào của dưới đây   của mình? A. Quyền học tập. B. Quyền sáng tạo. C. Quyền lao động. D. Quyền được phát triển. Câu 9: Cơ sở sản xuất nước mắm T, trên chai có dán nhãn “Nước mắm cá cơm”, nhưng thành phần   không có một chút nào từ  cá mà được sản xuất hoàn toàn bằng nước, muối và hóa chất mua ở  chợ.   Hành vi này đã xâm phạm tới quyền gì? A. Quyền được sản xuất kinh doanh. B. Quyền lợi người tiêu dùng. C. Quyền cạnh tranh trong kinh doanh. D. Quyền sở hữu trí tuệ. Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền   học tập của công dân? A. Giúp đỡ học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. B. Ưu tiên chọn trường đại học cho tất cả mọi người. C. Cấp học bổng cho học sinh giỏi. D. Miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện chính sách. Câu 11: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. B. Học sinh lớp 12 không phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. C. Học sinh, sinh viên không phải đăng ký nghĩa vụ quân sự . D. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. Câu 12: Quyền bầu cử của công dân được quy định như thế nào? A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. B. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử. C. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử. D. Ai cũng có quyền bầu cử. Câu 13: Đ bị công an bắt vì hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Hành vi của Đ đã vi phạm pháp luật   nào? A. Phòng, chống tội phạm. B. Kinh doanh trái phép. C. Phòng, chống ma túy. D. Tàng trữ ma túy. Câu 14: Vì gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên chị P không có điều kiện học tiếp ở đại học. Do đó chị  P vừa làm việc ở nhà máy, vừa theo học tại chức. Chị P đã thực hiện quyền nào của công dân? A. Quyền lao động thường xuyên, liên tục. B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. C. Quyền được phát triển toàn diện. D. Quyền được học. Câu 15: Thấy trong khu dân cư  của mình có lò giết mổ  gia cầm gây ô nhiễm môi trường, nhân dân   trong khu dân cư  cần lựa chọn cách xử  sự  nào dưới đây để  thực hiện quyền tham gia quản lý nhà   nước và xã hội trên địa bàn khu dân cư mình sinh sống? A. Đe dọa những người làm việc trong lò giết mổ gia cầm. B. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân phường để ngừng hoạt động của cơ sở này. C. Yêu cầu lò mổ gia cầm ngừng hoạt động. D. Đòi lò giết mổ gia cầm bồi thường vì để ô nhiễm. Câu 16: Anh Q và anh P bắt được kẻ đang bị truy nã vì tội trộm cắp tài sản của nhà dân. Hai anh đang   lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh lựa chọn cách  xử sự nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật? A. Chửi tên ăn trộm một hồi cho hả giận. B. Đánh tên ăn trộm một trận cho sợ. C. Giải về cơ quan công an nơi gần nhất. D. Lập biên bản rồi thả ra.                                                Trang 2/5 ­ Mã đề thi 641
  3. Câu 17: Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong   nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào Dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào   dưới đây của công dân? A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do dân chủ. C. Quyền tham gia xây dựng đất nước. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 18: Trong quá trình sản xuất, nhà máy sản xuất phân bón K đã xả chất thải chưa qua xử lý nên đã  gây ô nhiễm nặng cho môi trường. Trong trường hợp này, nhà máy sản xuất phân bón K đã vi phạm  pháp luật gì trong sản xuất kinh doanh? A. Bảo vệ không khí. B. Bảo vệ người tiêu dùng. C. Bảo vệ môi trường. D. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Câu 19: Bạn L học giỏi nên đã được vào học lớp chuyên Anh của Trường Trung học phổ  thông X.   Vậy L đã được hưởng quyền nào của công dân? A. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. B. Quyền được phát triển. C. Quyền học tập không hạn chế. D. Quyền học tập theo sở thích. Câu 20: Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây   của công dân? A. Quyền học tập. B. Quyền lao động. C. Quyền được phát triển. D. Quyền sáng tạo. Câu 21: Công ty A và công ty B sản xuất hai mặt hàng khác nhau nên phải đóng thuế  với mức thuế  khác nhau. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây mà hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau ? A. Sản lượng hàng hóa. B. Ngành nghề kinh doanh. C. Khả năng kinh doanh. D. Lợi nhuận kinh doanh. Câu 22: Công dân được đào tạo trình độ  cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ  tuổi gọi nhập ngũ đến hết bao nhiêu tuổi? A. 28 tuổi. B. 30 tuổi. C. 25 tuổi. D. 27 tuổi. Câu 23: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm? A. Trêu chọc làm bạn bực mình. B. Phê bình bạn trong cuộc họp lớp. C. Bịa đặt, tung tin xấu về người khác trên Facebook. D. Chê bai bạn trước mặt người khác. Câu 24: Khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào là đúng pháp luật? A. Khi được pháp luật cho phép và có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. B. Công an vào khám nhà để kiểm tra hộ khẩu. C. Công an vào khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan đến vụ án. D. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó. Câu 25: Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng những cách nào A. Vận động người khác giới thiệu mình. B. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. C. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử. D. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. Câu 26: Chị  V bị  Giám đốc Công ty kỷ  luật với hình thức “chuyển công tác khác”. Cho rằng quyết  định của Giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi và lợi ích của mình, chị  V cần sử  dụng quyền nào dưới đây của công dân theo quy định của pháp luật? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo.                                                Trang 3/5 ­ Mã đề thi 641
  4. Câu 27: Anh Kh có ý định mở cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật. Anh Kh cần có hoặc không cần có   điều kiện nào để có thể đăng ký mở cửa hàng? A. Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Y. B. Cần có bằng tốt nghiệp trung cấp nông nghiệp. C. Cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức bất kỳ. D. Không cần bằng cấp nào nữa. Câu 28: Biết M hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp, H không biết xử sự như thế  nào. Nếu là H, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình? A. Nói xấu lại M như M đã nói xấu mình. B. Tố cáo M với cô giáo chủ nhiệm. C. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. D. Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu M phải cải chính những điều đã nói xấu về mình. Câu 29: Sau mấy năm làm công nhân, anh Đ vào học hệ đại học tại chức. Anh Đ đã thực hiện quyền  nào dưới đây của công dân? A. Quyền học không hạn chế. B. Quyền tự do học tập. C. Quyền học thường xuyên. D. Quyền học tập và lao động. Câu 30: Trong quá trình sản xuất mì chính, Công ty B đã trộn nhiều hàn the quá mức cho phép. Hành   vi này của Công ty B đã xâm phạm tới đối tượng nào? A. Người tiêu dùng. B. Công ty B. C. Người kinh doanh. D. Các công ty cùng sản xuất mì chính. Câu 31: Trường Trung học phổ thông X tổ chức cho học sinh góp ý vào Dự thảo Luật Giáo dục. Có  nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến quyền và nghĩa vụ  của học sinh, vậy các bạn học sinh đã thực   hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bày tỏ ý kiến. B. Quyền được tham gia. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. Câu 32: Sau khi tốt nghiệp Trung học cơ  sở, X được vào học Trường Trung học phổ  thông chuyên   của tỉnh. X đã được hưởng quyền nào của công dân? A. Quyền tự do học tập. B. Quyền được phát triển. C. Quyền học không hạn chế. D. Quyền học suốt đời. Câu 33: Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào là đúng pháp luật? A. Nhờ người khác viết phiếu hộ, rồi tự mình đi bỏ phiếu. B. Nhờ người thân bỏ phiếu hộ. C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ. D. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu. Câu 34: Trong trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở, cán bộ  cơ quan có   thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Khiếu nại quyết định của Giám đốc Sở. B. Nói chuyện đó với nhiều người. C. Đăng thông tin trên Facebook. D. Tố cáo với người có thẩm quyền. Câu 35: Nếu không có điều kiện theo học hệ chính quy, công dân có thể thực hiện quyền học tập của  mình bằng cách nào? A. Học ở hệ tại chức. B. Học ở bất cứ ngành nào. C. Học theo sở thích. D. Học ở nơi nào mình muốn. Câu 36: Chị L là nhân viên Công ty X có hai lần đi làm muộn nên bị Giám đốc Công ty ra quyết định   kỷ luật với hình thức hạ bậc lương. Không đồng ý với quyết định của Giám đốc, chị L có thể  làm gì   trong các cách dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Gửi đơn tố cáo đến cơ quan cấp trên. B. Gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty. C. Gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cấp trên. D. Viết đơn đề nghị giám đốc xem lại. Câu 37:  Quyền học không hạn chế của công dân được quy định như thế nào?                                                Trang 4/5 ­ Mã đề thi 641
  5. A. Học ở mọi lúc, mọi nơi. B. Học ở mọi bậc học thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển. C. Học ở bất cứ trường nào mà không cần thi tuyển hoặc xét tuyển. D. Học ở bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích mà không cần điều kiện gì. Câu 38: Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L tìm cách đến gần để nghe. Hành vi này của  L xâm phạm đến quyền nào của công dân? A. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại. B. Quyền được đảm bảo bí mật thư tín, điện tín. C. Quyền được pháp luật bảo đảm về bí mật đời tư. D. Quyền bí mật điện tín. Câu 39: M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, L ­ sinh viên ở cùng với M đã  tự ý đọc email của M. Hành vi này của L đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của M? A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền được đảm bảo bí mật về đời tư. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín. Câu 40: Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự? A. Đủ 18 tuổi. B. Đủ 19 tuổi. C. Đủ 20 tuổi. D. Đủ 17 tuổi. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 5/5 ­ Mã đề thi 641
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2