UBND HUYỆN QUỲNH NHAI<br />
TRƯỜNG THCS MƯỜNG GIÔN<br />
<br />
CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8<br />
NĂM HỌC : 2017 - 2018<br />
Môn: Lịch sử<br />
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
Câu 1 (4 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại ? Nền kinh<br />
tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ?<br />
Câu 2 (5 điểm) Trình bày nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868 ?<br />
Câu 3 (2,5 điểm) Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa kinh tế Nhật và Mĩ<br />
vào những năm 20 của thế kỉ XX ?<br />
Câu 4: (3,5 điểm)<br />
Tại sao nói cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc<br />
liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại ? Liên hệ trách nhiệm của học<br />
sinh trong việc chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới?<br />
Câu 5 (5 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?<br />
Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó ?<br />
<br />
Câu<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8<br />
NĂM HỌC : 2017 - 2018<br />
Môn: Lịch sử<br />
Đáp án<br />
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành thành thị trung đại:<br />
Thế kỷ XI, do hàng thủ công sản xuất nhiều -> một số<br />
thợ thủ công đã lập xưởng sản xuất, cửa hàng ở những nơi<br />
đông người -> lập ra các thị trấn sau trở thành thành thị<br />
trung đại.<br />
Điểm khác giữa nền kinh tế thành thị với nền kinh tế lãnh<br />
địa.<br />
- Kinh tế lãnh địa đặc trưng là nền kinh tế tự cung tự cấp,<br />
đóng kín của một lãnh chúa.<br />
- Nền kinh tế thành thị là sản xuất và trao đổi, buôn bán<br />
Tháng 1-1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách<br />
trên các lĩnh vực:<br />
- Về chính trị : xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc<br />
tư sản; ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ<br />
lập hiến<br />
- Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế<br />
tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng,<br />
đường sá, cầu cống..<br />
- Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu<br />
phương tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển<br />
kinh tế quốc phòng.<br />
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú<br />
trọng nội dung khoa học- kỹ thuật, cử học sinh ưu tú du học<br />
phương Tây.<br />
* Điểm giống:<br />
- Đều là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận, không<br />
bị mất mát gì nhiều.<br />
* Điểm khác:<br />
- Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật,<br />
thực hiện phương thức sản xuất theo dây chuyền, tăng<br />
cường bóc lột công nhân.<br />
- Kinh tế Nhật chỉ phát triển một vài năm đầu sau chiến<br />
<br />
Điểm<br />
2 điểm<br />
<br />
2 điểm<br />
<br />
1 điểm<br />
1 điểm<br />
<br />
1 điểm<br />
<br />
1 điểm<br />
<br />
1 điểm<br />
<br />
0,5 điểm<br />
<br />
1 điểm<br />
1 điểm<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
tranh rồi lâm vào khủng hoảng, công nghiệp không có sự<br />
cải tiến kĩ thuật, nông nghiệp lạc hậu.<br />
* Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất,<br />
khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người<br />
vì nó gây ra thiệt hại khổng lồ cho nhân loại cả về người và<br />
của:<br />
- 72 nước ở trong tình trạng chiến tranh, 60 triệu người<br />
chết, 90 triệu người bị thương, tàn tật,<br />
- Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới<br />
thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến trong 1000 năm trước<br />
đó cộng lại.<br />
* Liên hệ trách nhiệm:<br />
- Học tập tu dưỡng đạo đức để trở thành những người công<br />
dân tốt, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, cũng như<br />
bảo vệ nền độc lập, hòa bình của đất nước...<br />
- Tích cực tham gia phong trào chung nhằm tuyên truyền ý<br />
thức bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh trong phạm vi nhà<br />
trường, địa phương cũng như cả nước và quốc tế...<br />
- Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19.5.1890 trong một gia đình<br />
trí thức yêu nước ở xã Kim Liên - Nam Đàn- Nghệ An.<br />
- Nguyễn Ái Quốc sinh ra vào thời buổi nước mất nhà tan,<br />
chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước, được<br />
tiếp xúc với những nhà lãnh đạo cách mạng đương thời,<br />
được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến<br />
đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình, sẵn có lòng<br />
yêu nước thương dân, căm thù Đ.quốc xâm lược. Các<br />
phong trào đấu tranh lần lượt thất bại…<br />
- Tất cả những điều đó đã hun đúc ý chí quyết tâm và<br />
Người quyết chí ra đi tìm đường cứu nước mới, khác với<br />
con đường của các bậc tiền bối (Phan Đình Phùng, Hoàng<br />
Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh), Người quyết<br />
định sang phương tây tìm đường cứu nước mới giúp đỡ<br />
đồng bào, cứu dân tộc.<br />
<br />
2 điểm<br />
<br />
1,5 điểm<br />
<br />
1 điểm<br />
2 điểm<br />
<br />
2 điểm<br />
<br />