intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Lợi, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Lợi, Núi Thành” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Lợi, Núi Thành

  1. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG THCS LÊ LỢI Môn: KHTN – Lớp 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 03 trang) MÃ ĐỀ A Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây và ghi vào phần bài làm. Câu 1. Tốc độ chuyển động của vật có thể cung cấp cho ta thông tin gì về chuyển động của vật? A. Hướng chuyển động của vật. B. Vật chuyển động theo quỹ đạo nào. C. Nguyên nhân vì sao vật lại chuyển động được. D. Vật chuyển động nhanh hay chậm. Câu 2. Đơn vị đo của tốc độ là A. m.h B. m.s C. km/h D. s/km Câu 3. Một vật chuyển động càng nhanh khi: A. Quãng đường đi được càng lớn. B. Tốc độ chuyển động càng lớn. C. Thời gian chuyển động càng ngắn. D. Quãng đường đi trong 1s càng ngắn Câu 4. Khái niệm nào về sóng là đúng? A. Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường. B. Sóng là sự lan truyền âm thanh. C. Sóng là sự lặp lại của một dao động. D. Sóng là sự lan truyền chuyển động cơ trong môi trường. Câu 5. Sóng âm là A. chuyển động của các vật phát ra âm thanh. B. các vật dao động phát ra âm thanh. C. các dao động từ nguồn âm lan truyền trong môi trường. D. sự chuyển động của âm thanh. Câu 6. Đơn vị đo của tần số là: A. Kilômet(km) B. Lít (l) C. Héc (Hz) D. Niuton (N) Câu 7. Vật dao động càng mạnh thì A. biên độ dao động càng lớn. B. tần số dao động càng lớn. C. số dao động thực hiện được càng nhiều. D. tần số dao động càng nhỏ. Câu 8. Chọn phát biểu đúng. A. Vật dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to. B. Vật dao động càng mạnh thì âm phát ra càng cao. C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng to. D. Vật dao động càng chậm thì âm phát ra càng nhỏ. Câu 9. “Trên cơ sở các số liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 10. Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo. (1). Kết luận. (2). Mục đích thí nghiệm. (3). Kết quả. Trang 1 / 3 - MÃ ĐỀ A
  2. (4). Các bước tiến hành (5). Chuẩn bị (6). Thảo luận A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6). B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1). C. (1) - (2) – (6) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6)- (4). Câu 11. Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là A. electron. B. proton. C. neutron. D. proton và electron. Câu 12. Cho nguyên tử Lithium (3p, 4n), chọn đáp án sai A. Tổng điện tích của nguyên tử Lithium là 6+. B. Trong nguyên tử Lithium có 3 electron. C. Khối lượng xấp xỉ của nguyên tử Lithium là 7 amu. D. Số đơn vị điện tích hat nhân của nguyên tử Litium là 3. Câu 13. Quá trình trao đổi chất là A. quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. B. quá trình cơ thể trực tiếp lấy các chất từ môi trường sử dụng các chất này cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. C. quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể. D. quá trình biến đổi các chất trong cơ thể cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra môi trường. Câu 14. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể sinh vật A. phát triển kích thước theo thời gian B. tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động C. tích lũy năng lượng D. vận động tự do trong không gian Câu 15. Sản phẩm của quang hợp là A. nước, khí carbon dioxide. B. glucose, khí carbon dioxide. C. khí oxygen, glucose. D. glucose, nước. Câu 16. Cho các yếu tố sau: 1. Ánh sáng 2. Nhiệt độ 3. Hàm lượng khí carbon dioxide 4. Nước Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4. Trang 2 / 3 - MÃ ĐỀ A
  3. Phần II: TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17. (1,0 điểm) Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20min đầu xe đi với tốc độ 18km/h. Đoạn đường còn lại dài 8km đi với tốc độ 12km/h. Tính tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường. Câu 18. (0,5 điểm) Hình vẽ dưới đây biểu diễn đồ thị quãng đường thời gian của một vật chuyển động. Tính tốc độ của vật trong khoảng thời gian 8s. Câu 19. (1,5 điểm): Khi gảy đàn ghi–ta, tai ta nghe thấy tiếng đàn. Vật nào đã phát ra âm đó? Vì sao ta nghe được âm thanh đó? Câu 20. (0.5 điểm): Trình bày một số kĩ năng tiến trình học tập môn Khoa học tự nhiên ? Câu 21. (1,0 điểm): Nguyên tử chlorin có tổng số hạt là 52, trong đó số proton là 17. a. Xác định số hạt electron và số hạt neutron của chlorin ? b. Vẽ mô hình cấu tạo nguyên tử chlorin ? Câu 22. (1,5 điểm): Trong nông nghiệp, trồng xen canh, luân canh có nghĩa là gì? Các biện pháp này có tác dụng gì? -----------------------HẾT-------------------- Trang 3 / 3 - MÃ ĐỀ A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
41=>2