PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS XÃ THANH NƯA ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Môn: Lch s và địa 8 (Phn lch s)
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Họ và tên...................................................................Lớp..............Điểm….......………
Giáo viên nhận xét:……………………………………………………………………..
ĐỀ BÀI
I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Lựa chọn chữ cái trước câu rả lời đúng điền vào bảng sau
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án
Câu 1.Kết quả của Cách mạng tư sản Anh là?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa tư sản.
B. Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến
C. Lật đổ ách thống trị của nước ngoài, thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
D. Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
Câu 2.DSự kiện mở đầu trong cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
Bắc Mĩ là
A. Sự kiện “chè Bô-xtơn”.
B. Trận đánh tại Xa-ra-tô-ga.
C. Hội nghị lục địa tại Phi-la-đen-phi-a.
D. “Tuyên ngôn Độc lập” được tuyển bố.
Câu 3. Đâu không phải là kết quả củaChiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ?
A. Lật đổ chế độ phong kiến
B. Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ
C. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh
D. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Câu 4. Lực lượng nào đông đảo nhất trong cách mạng tư sản Pháp?
A. Quý tộc. B. Nô lệ C. Công nhân D. Quần chúng nhân dân
Câu 5. Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp là?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.
B. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ phong kiến
C. Lật đổ ách thống trị của thực dân, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền
D. Lật đổ ách thống trị của phong kiến, thành lập chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 6. Dưới ách thống trị của thực dân phương Tây, kinh tế các nước Đông Nam Á có
gì nổi bật?
A. Nông nghiệp phát triển
B. Nhân dân được miễn thuế, kinh tế phát triển.
C. Không có công nghiệp nặng, chỉ có công nghiệp nhẹ
D. Giao thông được mở mang để phục vụ nhu cầu đi lại cho nhân dân.
Câu 7. Xung đột Nam - Bắc triều là xung đột giữa?
A. Họ Mạc - Nguyễn. C. Họ Mạc - Trịnh
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề: 02
(Đề có 02 trang)
B. Họ Lê - Trịnh D. Họ Nguyễn - Trịnh
Câu 8. Cách mạng tư sản Pháp do giai cấp nào lãnh đạo?
A. Tầng lớp quý tộc B. Giai cấp tư sản
C. Giai cấp vô sản D. Cả giai cấp tư sản và quý tộc
II. TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm).
Phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghiệp đối với sản xuất? Bản thân
em cần làm để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện
nay?
Câu 3. (1,5 điểm). Vì sao cuộc xung đột Nam - Bắc triều lại bùng nổ?
BÀI LÀM
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG THCS XÃTHANH NƯA
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Môn: Lch s và địa 8 (Phn lch s)
I. TRẮC NGHIỆM. (2,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng 0,25 điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án B A A D A C C A
II. TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu ớng dẫn chấm Điể
m
Câu 1
(1,5
điểm)
* Tác động CMCN đến Kinh tế
- Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao
động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn
của cải dồi dào cho xã hội…
0,5
- Bộ mặt của các nước bản thay đổi với nhiều khu công nghiệp
lớn thành phố đông dân mọc lên,... Chuyển hội loài người từ
văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp….
0,5
* Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước như sau:
+ Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức,
tưởng chính trị
+ Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực
+ Tham gia các hoạt động sản xuất
+ Xác định lý tưởng sống đúng đắn
+ kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành
chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kỳ mới.
(HS thể trình bày ý kiến khác, nếu hợp lý, GV vẫn cho điểm tối
đa)
0,5
Câu 3
(1,5
điểm)
- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:
+ Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại
trung thành với nhà lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại
vương triều Lê.
0,5
+DNăm 1533, vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà (đứng
đầu Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù diệt Mạc" đưa Lê Duy
Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử gọi Nam triều
để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).
0,5
- Ngay từ đầu, Nam triều đã mâu thuẫn với Bắc triều. Từ năm 1533,
xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, kéo dài 60 năm, đến năm 1592
mới chấm dứt.
0,5
BGH DUYỆT ĐỀ GIÁO VIÊN SOÁT ĐỀ GIÁO VIÊN RA ĐỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
Mã đề: 02
(HDC có 01 trang)
Vũ Thị Hòe